Vào dịp cận tết, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao dẫn đến việc sản xuất kinh doanh thực phẩm cũng tăng theo. Việc lựa chọn, bảo quản không tốt, chất lượng thực phẩm kém… gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.
Cách nhận biết bệnh do thực phẩm
Khi dùng thực phẩm không an toàn sẽ gây ra một số triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng, đe dọa tính mạng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, sốt, yếu cơ, suy hô hấp, n.hiễm t.rùng m.áu… có thể dẫn đến t.ử v.ong.
Các triệu chứng của bệnh do thực phẩm (ngộ độc thực phẩm) thường xuất hiện từ 12 đến 72 giờ sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm, nhưng nó cũng có thể xảy ra từ 30 phút đến 4 tuần sau đó. Nếu bạn nghi ngờ rằng mình có thể bị bệnh do thực phẩm, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc tới bệnh viện để được chăm sóc kịp thời, thích hợp…
Các loại thực phẩn cần được làm sạch.
Đối tượng nào dễ bị tổn thương?
Trẻ nhỏ, người cao t.uổi, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch… là những đối tượng nguy cơ cao dễ bị ngộ độc thực phẩm. Những người dễ bị tổn thương này không chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm gây ra, mà còn có nhiều khả năng mắc bệnh lâu hơn, phải nhập viện, thậm chí t.ử v.ong. Cụ thể:
Phụ nữ mang thai: Những thay đổi trong khi mang thai làm thay đổi hệ miễn dịch của người mẹ, khiến phụ nữ mang thai dễ bị bệnh do thực phẩm hơn. Vi khuẩn có hại cũng có thể qua nhau thai và lây nhiễm sang thai nhi có hệ miễn dịch kém phát triển. Bệnh do thực phẩm trong khi mang thai là nghiêm trọng và có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non, c.hết lưu hoặc t.ử v.ong của em bé sơ sinh.
Trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ có nhiều rủi ro bị bệnh do thực phẩm hơn vì hệ miễn dịch của chúng vẫn đang phát triển.
Người cao t.uổi: Khi t.uổi cao, hệ thống miễn dịch suy giảm và các cơ quan trở nên chậm chạp trong việc nhận biết và loại bỏ vi khuẩn có hại cho cơ thể và các tác nhân gây bệnh khác. Người cao t.uổi thường mắc bệnh mạn tính, dùng nhiều thuốc… cũng làm suy yếu hệ miễn dịch… nên dễ mắc bệnh.
Người suy giảm miễn dịch (do bệnh, do miễn dịch giảm…): Hệ thống miễn dịch là phản ứng tự nhiên của cơ thể để phản ứng chống lại tác nhân gây hại. Ở những người khỏe mạnh, một hệ thống miễn dịch hoạt động đúng cách dễ dàng chống lại các tác nhân này. Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch của những người bệnh ghép tạng, người nhiễm HIV/AIDS, ung thư… thường bị suy yếu do quá trình bệnh hoặc/ và các tác dụng phụ của một số phương pháp điều trị, khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh, trong đó có bệnh do thực phẩm gây ra.
Người bệnh đái tháo đường: Đối với người đái tháo đường, vấn đề an toàn thực phẩm càng đặc biệt quan trọng. Ngoài hệ miễn dịch suy giảm thì ở người bệnh này các tế bào tạo ra axit dạ dày và các dây thần kinh giúp dạ dày và đường ruột di chuyển thức ăn bị tổn thương, nên làm chậm nhu động ruột, khiến thức ăn bị lưu cữu trong đường tiêu hóa lâu hơn. Điều này khiến cho vi khuẩn có hại và các tác nhân gây bệnh khác có cơ hội phát triển, sinh sôi trong đường ruột, khiến ngộ độc nặng hơn.
Thận (cơ quan bài tiết) cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng ở người đái tháo đường, có thể hoạt động kém hiệu quả, không đào thải được các độc tố, vi khuẩn gây hại. Hơn nữa, những người mắc bệnh đái tháo đường khi bị nôn mửa và tiêu chảy có thể làm cho đường huyết không ổn định… Đó là những lý do khiến người đái tháo đường nếu bị ngộ độc thực phẩm sẽ nặng nề hơn, phải nhập viện, thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu không được cứu chữa kịp thời, thích hợp…
Làm cách nào để phòng tránh?
Để phòng tránh các bệnh do thực phẩm, nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm trên, không nên ăn: thịt hoặc gia cầm sống hoặc nấu chưa chín; cá sống, hải sản nấu chín một phần (như tôm và cua) và hải sản xông khói đông lạnh; sò ốc sống (bao gồm hàu, trai và sò điệp); sữa và sữa tươi chưa được tiệt trùng; trứng sống hoặc trứng chưa nấu chín hoặc thức ăn có trứng sống hoặc chưa nấu chín…; rau quả tươi chưa rửa, bao gồm rau diếp/xà lách; nước ép trái cây hoặc rau quả không tiệt trùng; xúc xích, thịt nguội, sản phẩm gia cầm và cá hun khói…
Trong chế biến thực phẩm cần thực hiện tốt 4 nguyên tắc sau:
Làm sạch: Vi khuẩn có thể lây lan từ tay, thớt và các dụng cụ chế biến… vào thức ăn, gây bệnh. Vì vậy cần:
Rửa tay bằng xà phòng: Trước và sau khi xử lý thực phẩm, chế biến thức ăn cần rửa tay bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây.
Làm sạch mặt bếp: Nên dùng khăn giấy để làm sạch bề mặt bếp. Nếu sử dụng khăn vải cần phải giặt khăn này thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.
Làm sạch các dụng cụ chế biến (thớt, đĩa…): Các dụng cụ chế biến cần được rửa sạch bằng dung dịch vệ sinh thích hợp.
Rửa sạch trái cây và rau quả dưới vòi nước.
Với sản phẩm đóng hộp, hãy nhớ lau sạch nắp trước khi mở.
Riêng biệt: Nhiễm chéo xảy ra khi vi khuẩn lây lan từ sản ph ẩm thực phẩm này sang sản phẩm thực phẩm khác. Điều này xảy ra phổ biến khi để thịt sống, gia cầm, hải sản và trứng trong tủ lạnh cùng với thức uống và đồ ăn chín.
Để ngăn ngừa nhiễm chéo, cần để thực phẩm sống vào ngăn (hoặc túi) đựng riêng biệt với thức ăn chín trong tủ lạnh. Không dùng chung các dụng cụ chế biến thức ăn chín với thức ăn sống.
Nấu chín: Thức ăn cần được nấu chín đến nhiệt độ an toàn.
Làm lạnh: Nhiệt độ lạnh làm chậm sự phát triển của vi khuẩn có hại. Giữ nhiệt độ tủ lạnh không đổi từ dưới 5 o C trở xuống là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm gây ra. Sử dụng nhiệt kế của thiết bị để đảm bảo nhiệt độ của thiết bị điều nhiệt thường xuyên là dưới 5 o C và nhiệt độ tủ đông 0 o C hoặc thấp hơn.
Để làm lạnh thực phẩm đúng cách, cần làm lạnh hoặc đóng băng thịt, gia cầm, trứng, hải sản và các loại dễ hỏng khác trong vòng 2 giờ sau khi nấu hoặc mua. Làm lạnh trong vòng 1 giờ nếu nhiệt độ bên ngoài cao hơn 32oC.
Theo SK&ĐS
Cách lựa chọn và bảo quản thực phẩm ngày xuân
Mỗi dịp tết đến xuân về, nhu cầu sử dụng thực phẩm trong những ngày này tăng đột biến. Vậy làm sao để lựa chọn được thực phẩm sạch, tươi ngon và bảo quản thực phẩm sao cho an toàn là điều mà mọi người cần biết.
Thực phẩm tươi sống
Chọn thịt
Nếu thịt tươi thì bề mặt khô mịn, không bị nhớt, khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao, ấn ngón tay vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra. Nếu thấy mặt thịt thô ráp, ngửi không có mùi thơm của thịt là thịt đã ôi. Riêng với thịt gia cầm như: thịt gà, vịt, ngan, ngỗng… nên lựa chọn mua loại còn sống sau đó tự mổ thịt hay thuê mổ thịt sẽ an toàn hơn. Nếu mua thịt đã làm sẵn thì chọn thịt không có vết bầm ở cơ hoặc các nốt hoặc đám xuất huyết trên da, vết cắt ở cổ gia cầm co nhỏ, lấy giấy ăn thấm không có nước rỉ ra, không chọn loại có màu sắc quá bất thường như màu vàng đậm có thể do nhuộm màu. Không nên mua thịt có màu nhợt nhạt hoặc có các bọc trắng trong thớ thịt, đối với thịt lợn không nên mua thịt khi mỡ có màu vàng và mùi khét. Đối với thịt đông lạnh cần xem kỹ nhãn mác xuất xứ và hạn sử dụng ghi trên bao bì và thiết bị bảo quản. Tốt nhất nên mua thịt tại các siêu thị lớn hoặc các chuỗi cửa hàng bán thực phẩm sạch, an toàn
Chọn cá, tôm, hải sản
Cách chọn cá:
Tốt nhất nên mua loại còn sống hoặc lựa kỹ theo các yếu tố sau: Mắt cá còn trong và sáng (không mua những con cá có đôi mắt trắng đục, xỉn màu, thậm chí quá lồi ra bên ngoài là cá đã ươn); mang cá phải có màu đỏ hoặc hồng tự nhiên, nắp mang khép chặt không lộ ra bên ngoài (nếu mang cá màu đỏ thẫm là cá không ngon hoặc đỏ tươi là bị ướp chất bảo quản); vảy và da cá có vảy chặt chẽ và sáng bóng, óng ánh (cá ươn phần vảy sẽ mờ đục, mất đi độ óng hay bị bong tróc lấm tấm bên ngoài dù chưa cạo vảy); thịt cá, khi ấn vào có độ đàn hồi, cầm chắc tay, thịt bám vào săn chắc, không có cảm giác bị bở; mùi hương, có mùi tanh tự nhiên của cá (nếu cá có mùi khai hoặc có mùi lạ là cá ươn tốt nhất không nên mua).
Cách chọn tôm:
Nên mua tôm còn sống và còn bơi được, nếu không vẫn có thể mua tôm đã c.hết nhưng vẫn còn rất tươi như các bộ phận của tôm: Đầu, râu, đuôi còn đầy đủ, không bị sứt mẻ bộ phận nào và toàn thân có màu trắng xanh trong đặc trưng chứ không bị trắng đục, không có mùi hôi lạ. Thân tôm: Cầm vào chắc tay nhưng vẫn mềm dẻo tự nhiên, lớp vỏ bên ngoài óng ánh. Không mua những con tôm mềm oặt, lớp vỏ đục không còn bóng là tôm đã ươn nhiều. Không nên tin vào những con tôm quá căng cứng, đẹp mắt quá vì có thể đã bị bơm thạch làm tăng trọng lượng.
Cách bảo quản: Cần rửa sạch thịt, cá trước, để ráo nước và m.áu, sau đó cho vào túi hay hộp kín rồi mới cho vào tủ lạnh. Để tiện sử dụng bạn nên cắt từng phần nhỏ không nên để cả tảng thịt hoặc cả con cá vào tủ lạnh và nên bảo quản trong ngăn đá. Những thực phẩm đông lạnh sau khi được rã đông thì vi khuẩn sẽ xâm nhập rất nhanh. Do đó, thực phẩm đã rã đông không nên cho lại vào tủ lạnh mà cần được chế biến ngay. Tốt nhất hãy chia thành từng phần nhỏ thích hợp với mỗi lần chế biến.
Cần chọn các loại bánh mứt kẹo đảm bảo chất lượng và an toàn.
Chọn rau quả
Dựa vào hình dáng bên ngoài: Rau quả tươi thường còn lành lặn, nguyên vẹn, không bị trầy xước hay nát, phần cuống không bị thâm nhũn. Các loại rau, củ, quả phải gọt vỏ như bí, bầu, mướp… thường an toàn hơn các loại rau ăn lá.
Rau bị phun thuốc kích thích thường có lá xanh tốt bất thường, cọng rất non, to mập. Nên tránh những quả có vẻ ngoài phổng phao, mập mạp. Vì đó có thể là đã bị tiêm thuốc. Đồng thời, không nên chọn những trái hoặc củ quá lớn, da căng và có vết nứt dọc theo thân. Chỉ nên chọn những trái có kích thước vừa phải hoặc hơi nhỏ.
Dựa vào màu sắc: Rau củ và quả tươi có màu sắc tự nhiên, không bị héo úa. Không có bất kì màu sắc bất thường nào. Với rau ăn lá: Không nên chọn những loại rau có màu xanh quá đậm, quá mướt, lá bóng mà nên chọn rau có màu xanh nhạt. Với trái và củ: Không nên chọn củ quá xanh bóng hoặc màu sắc nhìn quá mướt.
Dùng tay sờ nắm để cảm nhận: Lấy tay cầm và sờ vào rau củ quả, nếu có cảm giác nặng tay, giòn chắc thì đó chính là thực phẩm tươi sạch. Còn nếu cầm lên mà thấy nhẹ tay thì những thực phẩm đó đã có phun thuốc trừ sâu hoặc hóa chất ở trong đó.
Chọn rau củ quả tươi bằng mùi hương: Thông thường, rau củ quả tươi sẽ có mùi đặc trưng của từng loại. Còn khi ngửi mà nhận thấy chúng có mùi lạ, mùi hắc hắc, mùi thuốc sâu hay hóa chất thì đó là rau củ quả không tươi ngon, cũng có thể là đã cũ và được người bán nhúng qua hóa chất để nhìn được tươi ngon hơn.
Cách bảo quản: Với rau, củ, quả nên bỏ ra khỏi nilon ngay sau khi mua về để không khí lưu thông; nhặt bỏ phần không ăn được; rửa rau quả rồi để ráo hẳn nước rồi cho vào túi nilong có đục lỗ trước khi cất vào tủ lạnh vì sự ẩm ướt có thể làm chúng dễ mốc và thối nhanh hơn.
Thực phẩm đã chế biến
Giò, chả
Giò lụa ngon khi cắt ra sẽ có màu trắng ngà phớt hồng. Bề mặt lát cắt của miếng giò sẽ có nhiều lỗ rỗ do giò làm từ thịt nạc ngon, khi được nghiền thịt sẽ quánh dẻo lại và bọc lớp không khí bên trong nên lúc luộc hoặc hấp giò không khí ấy sẽ nở ra và tìm cách chui ra ngoài tạo ra những lỗ rỗ bên trong khoanh giò. D.ùng d.ao c.ắt mà dao bị xít, dính mặt giò, khó thái chứ không trơn tuột. Giò vừa dai lại giòn, thơm ngon lại bùi, có mùi lá chuối… Nhìn miếng giò mịn và hơi ẩm. Chả ngon sẽ có lớp vỏ có màu vàng tự nhiên của thịt rán nhưng sẽ có phần vỏ hơi sần sùi, không mịn còn lớp bên trong mềm, mịn, có nhiều lỗ rỗ nhỏ. Sờ tay vào miếng chả thấy mềm, hơi ươn ướt nhưng không dính nhớt mà chỉ dính một chút mỡ ở tay. Nên tìm đến những địa chỉ bán giò, chả uy tín để có được những sản phẩm đảm bảo chất lượng.
Bánh mứt kẹo
Mứt Tết: Khi chọn mua mứt Tết bạn nên chọn loại có bao bì, nhãn hiệu cũng như có địa chỉ thật rõ ràng. Đối với các loại mứt có màu sắc lòe loẹt, tươi sáng do sử dụng màu công nghiệp và chứa nhiều kim loại nặng có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người sử dụng, có thể gây ung thư, rối loạn tiêu hóa hay thần kinh.
Các loại mứt khô bạn có thể chọn các loại có màu sắc thật tự nhiên, hạn chế các loại mứt có nhiều màu tổng hợp. Bạn nên mua những loại mứt bao bì còn nguyên vẹn và được bày bán ở nơi thoáng mát, mới sản xuất và còn hạn sử dụng.
Bánh, kẹo: Hiện nay, nhiều sản phẩm bánh ngoại nhập khẩu có xuất xứ không rõ ràng thường tiềm ẩn hiện tượng trộn bánh đã hết hạn sử dụng, hoặc trộn bánh kém chất lượng (giá trị dinh dưỡng thấp) không tương xứng với bao bì mẫu mã. Người tiêu dùng không nên vì giá rẻ hay chuộng “mác” ngoại mà mua bánh kẹo không rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng như không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cách bảo quản: Đối với các loại bánh được làm từ nếp như: bánh chưng, bánh tét thì bảo quản vào ngăn mát tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần còn lại dùng màng che thực phẩm bao kín… Cần luộc, hấp lại hoặc rán trước khi ăn; không sử dụng các loại bánh bị mốc trắng, lên men, mùi chua…
Đối với giò chả thì bảo quản ở nhiệt độ thường, dưới 250C. Khi bảo quản ngăn mát sẽ giữ được 4-6 ngày, nếu để ở ngăn đá giữ được khoảng 10 ngày. Với những món thịt chế biến sẵn như thịt kho, thịt đông… nên chia thành từng hộp nhỏ vừa đủ ăn từng bữa để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Bánh mứt: Sau khi mở bao bì ra phải buộc lại cho cẩn thận một phần để không khí bên ngoài không lọt vào làm bánh kẹo bị chảy nước và cũng là để cho những con vật khác không thể xâm nhập vào. Nhưng cách tốt nhất là cho mứt vào trong một hũ thủy tinh rồi đổ một lớp đường trắng lên trên, sẽ giữ được mùi thơm ban đầu và không bị chảy nước, vì đã có lớp đường ở trên hút ẩm. Không nên cho mứt vào ngăn đá của tủ lạnh, dễ làm hỏng mứt, mứt sẽ bị chảy nước khi đưa ra ngoài môi trường.
Tuy bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh được lâu và an toàn hơn, nhưng cũng không nên để thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất trung gian gây hại cho sức khỏe người dùng.
ThS.BS. Lê Thị Hải
Theo SK&ĐS