Có những thói quen ăn uống gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe, khiến sức đề kháng bị suy giảm và nguy cơ mắc bệnh cao. Vì vậy, cần thay đổi thói quen ăn uống khi giao mùa hè – thu để không gây ra tổn hại tới sức khỏe vào thời điểm này.
Những loại thực phẩm theo mùa đòi hỏi sự sáng tạo và khả năng nấu nướng của mọi người. Mỗi mùa sẽ có những thực phẩm khác nhau và thời điểm giao mùa cũng có các loại thực phẩm riêng. Mỗi thời điểm đều cần thay đổi thói quen ăn uống để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Việc ăn theo mùa là cách tốt nhất giúp con người thưởng thức các món ăn.
1. Thay đổi thói quen ăn uống khi giao mùa vì cơ thể thay đổi theo mùa
Thực tế, khi mùa thay đổi thì cơ thể và dinh dưỡng con người cần cũng có những chuyển biến nhất định. Thời điểm mùa hè lượng vitamin D cơ thể nhận được từ cung cấp tự nhiên cao hơn. Trong khi đó mùa đông thì ít hơn và mọi người cần nhận cung cấp vitamin D theo hướng hỗ trợ từ các chất bổ sung.
Vì vậy, khi tìm hiểu về nhu cầu ăn uống thì có thể hiểu được rằng nhu cầu thay đổi giữa các mùa. Theo đó, thời điểm giao mùa hè thu càng cần thay đổi để đảm bảo cung cấp đúng năng lượng cho hệ thống sức khỏe, miễn dịch của mình để bảo vệ sức khỏe khỏe khi giao mùa dễ mắc các bệnh hô hấp, dị ứng.
Chưa kể trong nghiên cứu đã chứng minh rằng các loại thực phẩm tự nhiên giàu chất dinh dưỡng nhất là khi chúng được hái và ăn đúng mùa.
Thay đổi thói quen ăn uống khi giao mùa vì cơ thể thay đổi theo mùa – Ảnh Internet
2. Xây dựng lối sống cân bằng để duy trì sức khỏe
Thời điểm mùa hè, bạn có thể lựa chọn nhiều món ăn tái, món ăn sống để cung cấp và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể nhưng giao mùa là thời điểm các virus, vi khuẩn sinh sôi rất nhiều. Thời điểm này cũng là thời gian khiến mọi người dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Vì vậy cần thay đổi thói quen ăn uống khi giao mùa hè thu để bảo vệ sức khỏe.
Hình thành thói quen “ăn chín, uống sôi” sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ hệ tiêu hóa của mình tránh được các bệnh về tiêu hóa.
Sức đề kháng của cơ thể phụ thuộc vào mỗi người về cách lựa chọn nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể hàng ngày. Vậy nên việc cân bằng dinh dưỡng là một điều cần thiết để có thể bảo vệ sức khỏe khi giao mùa hè thu với những thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm không khí mà con người chưa kịp thích ứng.
3. Uống quá ít nước
Hầu hết mọi người đều uống ít nước hơn khi giao mùa do cảm thấy không có nhu cầu uống nước nhiều hoặc cảm thấy không khát nước. Mùa hè nắng nóng, ra nhiều mồ hôi nên nhu cầu về nước cũng tăng cao hơn.
Dù không cảm thấy khát cũng cần uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo cho cơ thể không bị thiếu nước – Ảnh Internet
Tuy nhiên, khi giao mùa hè thu thì cơ thể không tiết nhiều mồ hôi và không cần uống quá nhiều nước. Thực tế, thời điểm nào cơ thể con người cũng cần được cung cấp đủ nước. Nếu cơ thể thiếu nước sẽ gây ra các hiện tượng như mệt mỏi, hiệu suất lao động giảm sút. Thói quen uống quá nhiều nước cũng khiến thận phải làm việc nhiều hơn và không tốt cho sức khỏe vì có thể làm mất một số khoáng chất.
Giao mùa mùa hè thu người trưởng thành vẫn cần cung cấp đủ cho cơ thể từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày gồm cả dạng nước lọc uống, nước canh hay sữa, nước ép,… Dù bằng hình thức nào cơ thể vẫn cần nhận đủ nước cần thiết nên bạn cần uống nước ngay cả khi không khát.
4. Không ăn những đồ lạnh là thói quen ăn uống cần thay đổi khi giao mùa
Mùa hè nóng bức khiến bạn nhanh chóng tìm đến những loại đồ ăn mát lạnh như kem, nước đá, nước uống có gas trong tủ lạnh nhằm giải nhiệt.
Tuy nhiên, khi giao mùa hè thu, thời tiết hanh khô và độ ẩm cao thì thói quen ăn uống khi giao mùa này cần được thay đổi. Nếu liên tục giữ thói quen ăn những đồ ăn lạnh có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Thói quen này còn gây ra một số triệu chứng như viêm họng, ê buốt răng,… Khi giao mùa hè thu chỉ nên lựa chọn các loại đồ uống mát thay cho đồ uống lạnh.
Tại sao bệnh hô hấp lại trở nên phổ biến hơn vào thời điểm giao mùa hè – thu?
Không chỉ dị ứng, bệnh hô hấp cũng là một bệnh phổ biến hơn khi giao mùa hè – thu, thời tiết chuyển từ nóng bức sang se lạnh kèm theo độ ẩm cao với gió hanh khô.
Để khoẻ mạnh, ngoài việc phòng tránh khỏi nguy cơ bị dị ứng thì bệnh hô hấp khi giao mùa hè – thu cũng phổ biến không kém. Dưới đây là những nguyên nhân khiến bệnh hô hấp phổ biến hơn vào thời điểm giao mùa mà bạn nên nắm rõ để có biện pháp phòng tránh hiệu quả.
1. Những lý do khiến bệnh hô hấp phổ biến trong thời điểm giao màu hè – thu
– Sự thay đổi nhiệt độ
Thay đổi khí hậu là nguyên nhân đầu tiên khiến bệnh hô hấp phổ biến hơn khi giao mùa. Khi nhiệt độ xuống thấp hơn, từ nóng bức sang se lạnh, mưa gió thất thường có thể khiến hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu.
– Virus, vi khuẩn có điều kiện phát triển thuận lợi
Độ ẩm cao, gió khô hanh là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Gió khô hanh giúp mang virus, vi khuẩn hay nấm mốc đi xa hơn và lan truyền dễ hơn, nhất là với các cơn gió mang theo hơi lạnh.
Độ ẩm cao, gió khô hanh là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển (Ảnh: Internet)
– Đường hô hấp rất dễ bị xâm nhập
Hoạt động hít thở hàng ngày của chúng ta không thể dừng lại, chính vì thế mà các mầm bệnh cũng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của bạn hơn thông qua đường hô hấp như mũi, miệng. Bạn có thể gặp phải các triệu chứng như ho, bị ngứa cổ họng khi thời tiết giao mùa xảy ra.
– Siêu vi gây bệnh hô hấp
Theo một số nghiên cứu thì các siêu vi gây ra bệnh đường hô hấp chẳng hạn như virus gây bệnh cảm cúm phát triển thuận lợi hơn khi thời tiết lạnh so với thời tiết nóng của mùa hè.
Virus gây bệnh cảm cúm phát triển thuận lợi hơn khi thời tiết lạnh so với thời tiết nóng của mùa hè (Ảnh: Internet)
– Sự lưu thông gió kém khi trở lạnh
Khi vào đầu mùa thu, buổi sáng và chiều tối, tối là khoảng thời gian không khí dễ bị tù túng hơn, kém lưu thông hơn do bạn có xu hướng ở trong nhà nhiều hơn. Lúc này, những vi khuẩn cũng có điều kiện phát triển thuận lợi hơn.
– Ánh sáng mặt trời yếu hơn
Bước vào mùa thu, ngay từ thời điểm giao mùa, ban ngày đã ngắn đi và ban đêm dài hơn. Chính vì thế mà số giờ có ánh sáng mặt trời cũng sẽ giảm đi. Thậm chí có những ngày âm u không nhìn thấy mặt trời phổ biến ở miền Bắc.
Mặt khác, ánh sáng mặt trời có chứa tia cực tím chính là yếu tố t.iêu d.iệt được các vi sinh vật.
2. Nguyên nhân cụ thể đối với một số đối tượng đặc biệt
Đối với t.rẻ e.m
T.rẻ e.m, nhất là trẻ dưới 6 t.uổi có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị nhiễm các bệnh hô hấp vào thời điểm giao mùa hè – thu. Hơn nữa, trẻ mắc bệnh hô hấp thường có diễn biến tiến triển nặng nhanh chóng và rất khó lường.
T.rẻ e.m có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện dễ mắc các bệnh hô hấp hơn khi giao mùa hè – thu (Ảnh: Internet)
Nếu như không được can thiệp y tế kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ như viêm phổi, suy hô hấp cấp, bị tràn dịch màng phổi và nặng hơn có thể là tử vong!
Đối với người cao t.uổi
Theo thống kê, người cao t.uổi thậm chí có tỷ lệ khám bệnh hô hấp khi giao mùa chiếm tới 70%. Nguyên nhân phổ biến gây bệnh hô hấp ở người già thời điểm giao mùa là do các bệnh mạn tính đường hô hấp tái phát kết hợp với các yếu tố khách quan như ô nhiễm môi trường hoặc do t.uổi tác gây suy giảm chức năng trong cơ thể.
Ngoài ra thì vệ sinh răng miệng kém cũng có thể là nguyên nhân khiến bệnh hô hấp ở người cao t.uổi phổ biến hơn.
Người cao t.uổi có t.iền sử mắc bệnh mạn tính cần chú trọng tới theo dõi và kiểm soát sức khoẻ (Ảnh: Internet)
Các bệnh lý t.uổi tác như: tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch, suy gan, suy thận có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu dẫn tới khó đề kháng với các tác nhân gây bệnh hô hấp.
Đối với phụ nữ mang thai
Giai đoạn mang thai là giai đoạn người phụ nữ có sức đề kháng yếu hơn bình thường. Đặc biệt là cảm cúm, bà bầu thường không dám, e ngại dùng thuốc sẽ ảnh hưởng tới thai nhi dẫn tới cơ thể nhanh chóng bị mệt mỏi, bệnh kéo dài hơn so với người bình thường.
Đối với phụ nữ mang thai có t.iền sử đang mắc các bệnh hô hấp mãn tính thì cẩn kiểm soát tốt dưới chỉ dẫn của bác sĩ.