Nhiều gia đình đang có xu hướng chuyển từ bếp gas sang dùng bếp từ vì tiết kiệm, không sợ rò rỉ khí gas hay nổ bình gas dẫn tới những hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, nhiều người vẫn e ngại về việc sóng của bếp từ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Các nhà khoa học từng đưa ra nhiều khuyến cáo về tác hại của bức xạ từ nói chung lên những người thường xuyên tiếp xúc với nó, theo đó, các bức xạ ion là một trong những tác nhân dẫn đến ung thư. Hầu hết các bộ phận trong cơ thể con người cũng có thể bị ảnh hưởng từ bức xạ từ này.
Khi tiếp xúc quá nhiều với bức xạ từ sẽ dẫn đến rụng tóc, ung thư da, đục thủy tinh thể. Tuyến giáp cũng có thể bị ảnh hưởng dẫn đến cường giáp, ung thư tuyến giáp. Các bệnh khác cũng nằm trong danh sách tác hại từ bức xạ từ như ung thư phổi, n.hiễm t.rùng m.áu, buồn nôn, ói mưa, tiêu chảy, t.iêu d.iệt tế bào thần kinh, suy tim.
Đối với vấn đề s.inh d.ục, bức xạ từ có thể gây suy thoái t.iền liệt tuyến, t.inh h.oàn, buồng trứng, ung thư vú, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Đối với xương tủy, bức xạ từ ảnh hưởng trực tiếp tới tủy xương nơi sản xuất ra các tế bào m.áu dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh như m.áu trắng, ung thư m.áu.
Bếp từ hoạt động theo nguyên lý làm nóng bằng cảm ứng của sóng điện từ. Khi bật bếp, một dòng điện chạy qua cuộn dây, tạo ra một từ trường biến thiên, nhưng không tạo ra nhiệt. Chỉ khi bạn đặt chảo hoặc nồi thép không rỉ lên bếp, từ trường sẽ làm cho dụng cụ này nóng dần lên, làm chín thực phẩm. Nhiều người lo ngại không biết việc sử dụng bếp điện từ có ảnh hưởng tới sức khỏe, nguy cơ nhiễm sóng từ từ loại bếp này như thế nào?
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Đình Chiến, Khoa Điện – Điện tử, Đại học Bách Khoa TP. HCM: Có nhiều loại sóng điện từ, trong đó, sóng điện từ của bếp từ là sóng trung tần, có cường độ rất thấp, chỉ từ 20kHz đến 30kHz (chênh lệch hoàn toàn với sóng viba của lò vi sóng – 2,4 GHz), và chỉ tác động trực tiếp đến phần nồi đun. Khi phát ra, sóng có hình elip, hoạt động trong 1cm trên bề mặt bếp nấu, không lan rộng nên sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng.
Trong khi đó, lúc nấu nướng, người dùng thường đứng cách bếp khoảng 30 -50 cm, chứ không áp sát như điện thoại di động, nên dòng từ trường hoàn toàn không ảnh hưởng.
Các bếp từ loại tốt sẽ có sóng điện cường độ cực thấp, đảm bảo không ảnh hưởng đến người tiêu dùng thông thường, kể cả người có tiểu sử bệnh tim mạch, thần kinh. Các nhà khoa học cũng cho rằng, tần số hoạt động của bếp từ nếu đạt tiêu chuẩn an toàn là từ 20 kHz đến 23 kHz. Hiện nay, nhằm kiểm soát mức độ an toàn của bức xạ từ này, chính phủ các nước châu Âu đã đưa ra chỉ thị EMC – là chỉ thị tiêu chuẩn về khả năng tương thích điện từ của thiết bị. Chỉ thị EMC được áp dụng tại 27 nước thành viên EU. Để được cấp chứng nhận này, các sản phẩm phải trải qua rất nhiều lượt kiểm tra nghiêm ngặt của các tổ chức cấp phép.
Riêng với sản phẩm bếp từ phải có tần số bức xạ thấp hơn nhiều chục lần so với ngưỡng tiêu chuẩn an toàn chung cho các thiết bị. Do đó, các sản phẩm bếp từ có chứng nhận này tuyệt đối an toàn, không hề gây nguy cơ nhiễm xạ. Vì thế, khi mua bếp từ, người tiêu dùng nên kiểm tra các loại bếp từ nhập khẩu liệu đã được cấp chỉ thị này hay chưa.
Bếp từ an toàn hay không cũng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của từng hãng bếp. Vì vậy, người tiêu dùng cần lựa chọn bếp chính hãng, có chứng nhận chất lượng để có thể an tâm trong suốt quá trình sử dụng, không nên chọn những loại bếp không rõ nguồn gốc vì rất dễ hỏng hóc và kém an toàn.
Việc sử dụng, bảo quản bếp từ cũng là một trong những yếu tố quyết định độ bền của bếp. Người tiêu dùng phải chú ý đến nguồn điện, bao gồm dây nguồn và ổ cắm. Vì bếp từ có công suất cao nên nguồn điện cần ổn định. Sau khi đun nấu, nên tắt nguồn bếp bằng nút OFF chứ không nên rút thẳng dây cắm điện ra, vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến phần quạt giải nhiệt cho các linh kiện, không tốt cho bếp.
Theo infonet
Cẩn trọng với những bệnh do thực phẩm dịp tết
Vào dịp cận tết, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao dẫn đến việc sản xuất kinh doanh thực phẩm cũng tăng theo. Việc lựa chọn, bảo quản không tốt, chất lượng thực phẩm kém… gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.
Cách nhận biết bệnh do thực phẩm
Khi dùng thực phẩm không an toàn sẽ gây ra một số triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng, đe dọa tính mạng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, sốt, yếu cơ, suy hô hấp, n.hiễm t.rùng m.áu… có thể dẫn đến t.ử v.ong.
Các triệu chứng của bệnh do thực phẩm (ngộ độc thực phẩm) thường xuất hiện từ 12 đến 72 giờ sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm, nhưng nó cũng có thể xảy ra từ 30 phút đến 4 tuần sau đó. Nếu bạn nghi ngờ rằng mình có thể bị bệnh do thực phẩm, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc tới bệnh viện để được chăm sóc kịp thời, thích hợp…
Các loại thực phẩn cần được làm sạch.
Đối tượng nào dễ bị tổn thương?
Trẻ nhỏ, người cao t.uổi, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch… là những đối tượng nguy cơ cao dễ bị ngộ độc thực phẩm. Những người dễ bị tổn thương này không chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm gây ra, mà còn có nhiều khả năng mắc bệnh lâu hơn, phải nhập viện, thậm chí t.ử v.ong. Cụ thể:
Phụ nữ mang thai: Những thay đổi trong khi mang thai làm thay đổi hệ miễn dịch của người mẹ, khiến phụ nữ mang thai dễ bị bệnh do thực phẩm hơn. Vi khuẩn có hại cũng có thể qua nhau thai và lây nhiễm sang thai nhi có hệ miễn dịch kém phát triển. Bệnh do thực phẩm trong khi mang thai là nghiêm trọng và có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non, c.hết lưu hoặc t.ử v.ong của em bé sơ sinh.
Trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ có nhiều rủi ro bị bệnh do thực phẩm hơn vì hệ miễn dịch của chúng vẫn đang phát triển.
Người cao t.uổi: Khi t.uổi cao, hệ thống miễn dịch suy giảm và các cơ quan trở nên chậm chạp trong việc nhận biết và loại bỏ vi khuẩn có hại cho cơ thể và các tác nhân gây bệnh khác. Người cao t.uổi thường mắc bệnh mạn tính, dùng nhiều thuốc… cũng làm suy yếu hệ miễn dịch… nên dễ mắc bệnh.
Người suy giảm miễn dịch (do bệnh, do miễn dịch giảm…): Hệ thống miễn dịch là phản ứng tự nhiên của cơ thể để phản ứng chống lại tác nhân gây hại. Ở những người khỏe mạnh, một hệ thống miễn dịch hoạt động đúng cách dễ dàng chống lại các tác nhân này. Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch của những người bệnh ghép tạng, người nhiễm HIV/AIDS, ung thư… thường bị suy yếu do quá trình bệnh hoặc/ và các tác dụng phụ của một số phương pháp điều trị, khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh, trong đó có bệnh do thực phẩm gây ra.
Người bệnh đái tháo đường: Đối với người đái tháo đường, vấn đề an toàn thực phẩm càng đặc biệt quan trọng. Ngoài hệ miễn dịch suy giảm thì ở người bệnh này các tế bào tạo ra axit dạ dày và các dây thần kinh giúp dạ dày và đường ruột di chuyển thức ăn bị tổn thương, nên làm chậm nhu động ruột, khiến thức ăn bị lưu cữu trong đường tiêu hóa lâu hơn. Điều này khiến cho vi khuẩn có hại và các tác nhân gây bệnh khác có cơ hội phát triển, sinh sôi trong đường ruột, khiến ngộ độc nặng hơn.
Thận (cơ quan bài tiết) cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng ở người đái tháo đường, có thể hoạt động kém hiệu quả, không đào thải được các độc tố, vi khuẩn gây hại. Hơn nữa, những người mắc bệnh đái tháo đường khi bị nôn mửa và tiêu chảy có thể làm cho đường huyết không ổn định… Đó là những lý do khiến người đái tháo đường nếu bị ngộ độc thực phẩm sẽ nặng nề hơn, phải nhập viện, thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu không được cứu chữa kịp thời, thích hợp…
Làm cách nào để phòng tránh?
Để phòng tránh các bệnh do thực phẩm, nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm trên, không nên ăn: thịt hoặc gia cầm sống hoặc nấu chưa chín; cá sống, hải sản nấu chín một phần (như tôm và cua) và hải sản xông khói đông lạnh; sò ốc sống (bao gồm hàu, trai và sò điệp); sữa và sữa tươi chưa được tiệt trùng; trứng sống hoặc trứng chưa nấu chín hoặc thức ăn có trứng sống hoặc chưa nấu chín…; rau quả tươi chưa rửa, bao gồm rau diếp/xà lách; nước ép trái cây hoặc rau quả không tiệt trùng; xúc xích, thịt nguội, sản phẩm gia cầm và cá hun khói…
Trong chế biến thực phẩm cần thực hiện tốt 4 nguyên tắc sau:
Làm sạch: Vi khuẩn có thể lây lan từ tay, thớt và các dụng cụ chế biến… vào thức ăn, gây bệnh. Vì vậy cần:
Rửa tay bằng xà phòng: Trước và sau khi xử lý thực phẩm, chế biến thức ăn cần rửa tay bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây.
Làm sạch mặt bếp: Nên dùng khăn giấy để làm sạch bề mặt bếp. Nếu sử dụng khăn vải cần phải giặt khăn này thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.
Làm sạch các dụng cụ chế biến (thớt, đĩa…): Các dụng cụ chế biến cần được rửa sạch bằng dung dịch vệ sinh thích hợp.
Rửa sạch trái cây và rau quả dưới vòi nước.
Với sản phẩm đóng hộp, hãy nhớ lau sạch nắp trước khi mở.
Riêng biệt: Nhiễm chéo xảy ra khi vi khuẩn lây lan từ sản phẩm thực phẩm này sang sản phẩm thực phẩm khác. Điều này xảy ra phổ biến khi để thịt sống, gia cầm, hải sản và trứng trong tủ lạnh cùng với thức uống và đồ ăn chín.
Để ngăn ngừa nhiễm chéo, cần để thực phẩm sống vào ngăn (hoặc túi) đựng riêng biệt với thức ăn chín trong tủ lạnh. Không dùng chung các dụng cụ chế biến thức ăn chín với thức ăn sống.
Nấu chín: Thức ăn cần được nấu chín đến nhiệt độ an toàn.
Làm lạnh: Nhiệt độ lạnh làm chậm sự phát triển của vi khuẩn có hại. Giữ nhiệt độ tủ lạnh không đổi từ dưới 5 o C trở xuống là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm gây ra. Sử dụng nhiệt kế của thiết bị để đảm bảo nhiệt độ của thiết bị điều nhiệt thường xuyên là dưới 5 o C và nhiệt độ tủ đông 0 o C hoặc thấp hơn.
Để làm lạnh thực phẩm đúng cách, cần làm lạnh hoặc đóng băng thịt, gia cầm, trứng, hải sản và các loại dễ hỏng khác trong vòng 2 giờ sau khi nấu hoặc mua. Làm lạnh trong vòng 1 giờ nếu nhiệt độ bên ngoài cao hơn 32oC.
Theo SK&ĐS