Lựa chọn dụng cụ nấu nướng luôn phản ánh đẳng cấp và văn hóa. Nhưng ngày nay, đã có sự thay đổi trong việc lựa chọn dụng cụ nấu nướng, từ chỗ là sở thích xa hoa sang sự tiện lợi đơn thuần.
Dụng cụ nấu ăn bằng silicone thường an toàn cho việc nấu ăn hoặc nướng hằng ngày. – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Một trong những dụng cụ nấu nướng giúp cho việc nấu ăn và nướng bánh trở nên siêu tiện lợi là dụng cụ nấu ăn bằng silicone.
Ngay từ màu sắc quyến rũ cho đến khuôn dẻo, chảo bánh, cốc bánh nướng xốp cho đến khuôn đá và những thứ không có, dụng cụ nấu ăn này đã đến với rất nhiều nhà bếp trên thế giới, theo Times of India.
Dụng cụ nấu nướng này giúp việc nấu ăn và nướng dễ dàng hơn rất nhiều nhờ kết cấu và khuôn linh hoạt, độc đáo của chúng. Nhưng câu hỏi đặt ra là những dụng cụ nấu nướng bằng silicone này có an toàn không?
Silicone là gì?
Silicone về cơ bản là một loại cao su tổng hợp, được điều chế bằng cách kết hợp silicon, ô xy và cacbon, được kết dính theo một tỷ lệ xác định. Tuy nhiên, những nguyên tố này như ô xy, silicon và cacbon là tự nhiên và thường an toàn để sử dụng.
Dụng cụ nấu ăn bằng silicone có khả năng chịu nhiệt, an toàn với ngăn đá và an toàn với lò nướng, nhưng chỉ lên đến 220 độ C.
Theo chuyên gia Shweta Bhathwal, Dietician (Ấn Độ), dụng cụ nấu ăn bằng silicone về cơ bản là một loại cao su được tạo thành từ silicon và ô xy, an toàn trong nấu nướng. Tuy nhiên, chuyên gia này khuyên nên sử dụng dụng cụ nấu ăn bằng silicone chất lượng cao để đảm bảo rằng hóa chất không ngấm vào thực phẩm, theo Times of India.
Có an toàn?
Silicon dioxide là nguyên tố cơ bản được sử dụng để sản xuất dụng cụ nấu ăn bằng silicone và nó là một trong những dụng cụ nấu nướng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Năm 1979, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã công nhận silicon dioxit là chất an toàn để sử dụng làm vật liệu cấp thực phẩm. Một trong những dụng cụ nấu ăn bằng silicone là spatula (còn gọi là bàn xẻng, dao bay, thìa to…), lần đầu tiên được bán vào những năm 1980, theo Times of India.
Hơn nữa, dụng cụ nấu ăn bằng silicone cấp thực phẩm thường được phủ các hợp chất cấp thực phẩm để đảm bảo rằng không có hóa chất nào ngấm vào thực phẩm.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy silicone cấp thực phẩm không dẫn đến biến đổi các hợp chất silicone nếu không đun nấu ở nhiệt độ quá mức cho phép.
Trong một số trường hợp, các dụng cụ nấu bằng silicone chất lượng thấp đã được thử nghiệm vượt quá lượng gia nhiệt cho phép và có sự biến đổi của các hợp chất nhưng ở mức độ rất thấp. Do đó, nói chung, dụng cụ nấu ăn bằng silicone cấp thực phẩm được coi là an toàn cho việc nấu ăn hoặc nướng hằng ngày, theo Times of India.
Mẹo đảm bảo sử dụng dụng cụ nấu ăn bằng silicone an toàn
Tóm lại, dụng cụ nấu ăn bằng silicone thường an toàn cho việc nấu ăn hoặc nướng hằng ngày. Nhưng hãy lưu ý những lời khuyên này để đảm bảo an toàn cho thực phẩm cũng như sức khỏe của bạn, theo Times of India.
Hãy chắc chắn rằng bạn luôn chọn loại thực phẩm và dụng cụ nấu bằng silicone chất lượng cao.
Kiểm tra chi tiết về lớp phủ thực phẩm được sử dụng để làm dụng cụ nấu ăn.
Đảm bảo dụng cụ nấu nướng của bạn không có vết cắt hoặc trầy xước, vì điều này có thể dẫn đến việc “trôi ra” các chất hóa học, đặc biệt là trong khi đun hoặc nấu.
Hãy chắc chắn rằng bạn không rửa dụng cụ nấu nướng bằng máy rửa bát hoặc bằng máy chà rửa kim loại, vì điều này có thể dẫn đến sự biến đổi của các hợp chất khi đun nóng quá mức, theo Times of India.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng các nguyên liệu thô trong nấu nướng
Khi sử dụng các loại bột và nguyên liệu thô, mọi người cần chú ý trong bảo quản và chế biến thực phẩm để tránh tình trạng nhiễm vi khuẩn có hại không tốt cho sức khỏe.
Trong quá trình nấu nướng, những món tráng miệng hấp dẫn như bánh quy, bánh ngọt và bánh mì, mọi người có thể sẽ muốn nếm thử một miếng trước khi nó được chín hoàn toàn. Tuy nhiên, dù có thấy ngon mắt hay tò mò về hương vị thì cũng không nên làm hành động này, mọi người có thể gặp phải một số tình trạng nguy hiểm khi ăn các sản phẩm chưa nướng, chẳng hạn như các loại bột nhào, bột làm bánh. T.rẻ e.m cũng có thể bị ốm khi cầm hoặc ăn bột thô dùng làm đồ thủ công hoặc đất sét.
Nhiều người thường nếm thử phần bột mì vì không nghĩ rằng nó là một loại thực phẩm sống, nhưng thực tế là vậy. Điều này có nghĩa là bột mì chưa được xử lý để t.iêu d.iệt vi khuẩn như E. coli, có thể gây ngộ độc thực phẩm. Các loại hạt ngũ cốc có thể bị nhiễm nhiều loại khuẩn gây hại ngay từ khi nó còn ở trên đồng ruộng hoặc ở những bước khác trong quá trình sản xuất bột mì. Các bước chế biến như xay hạt và tẩy bột không thể diệt được vi khuẩn, vi trùng như E. coli.
Vi khuẩn chỉ bị t.iêu d.iệt khi thức ăn làm bằng bột được nấu chín. Đây là lý do tại sao mọi người không bao giờ được nếm hoặc ăn cho dù loại bột đó được làm từ bột mì bị thu hồi hay bất kỳ loại bột nào khác.
Trong năm 2016 và 2019, những đợt bùng phát nhiễm khuẩn E.coli liên quan đến bột mì thô khiến hơn 80 người bị bệnh. Bột và hỗn hợp làm bánh có chứa bột mì có thời hạn sử dụng lâu dài, vì vậy, mọi người nên kiểm tra lại các sản phẩm bột trong gia đình, xem liệu mọi người đang có bất kỳ hỗn hợp bột hoặc hỗn hợp làm bánh nào bị thu hồi trong những năm gần đây hay không, nếu có hãy loại bỏ chúng ngay.
Các loại bột thô là thực phẩm sống vì vậy không nên sử dụng khi chưa chế biến chín để tránh tình trạng nhiễm những vi khuẩn có hại như E.coli, Salmonella. (Ảnh minh họa)
Trứng sống là một thành phần khác trong bột bánh và bột nhào chưa nấu chín có thể khiến mọi người bị bệnh. Trứng sống hoặc nấu chín quá kỹ có thể chứa Salmonella, một loại vi trùng gây ngộ độc thực phẩm. Hãy chỉ sử dụng khi đã được nấu chín và xử lý đúng cách để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Một số công ty và cửa hàng cung cấp bột có thể ăn được, những sản phẩm này sử dụng bột mì đã qua xử lý nhiệt, trứng tiệt trùng hoặc không có trứng. Mọi người cần đọc kỹ nhãn để theo dõi thành phần có trong sản phẩm, đảm bảo bột được dùng để ăn mà không phải chế biến.
Mọi người cũng cần chú ý thực hiện theo các quy trình xử lý thực phẩm an toàn khi chế biến bột mì và các nguyên liệu thô khác như không nếm hoặc ăn bất kỳ bột hoặc bột thô nào, cho dù là bánh quy, bánh ngô, bánh pizza, bánh quy, bánh kếp hoặc đồ thủ công làm bằng bột thô, chẳng hạn như đồ trang trí hoặc giả đất sét. Khi sử dụng bột trong chế biến, người dùng nên tùy theo công thức hoặc hướng dẫn đóng gói để nấu hoặc nướng ở nhiệt độ thích hợp và trong thời gian quy định. Ngoài ra, không sử dụng các loại bột này để làm những món ăn khác như sữa lắc, kem và làm theo hướng dẫn trên nhãn để bảo quản lạnh các sản phẩm có bột hoặc trứng sống cho đến khi chế biến chín.
Sau khi tiếp xúc với bột thô, trứng sống, mọi người cũng cần chú ý làm sạch tay bằng nước và xà phòng, đồ dùng, mặt bàn và các bề mặt khác thật sạch để tránh vi khuẩn có hại còn sót lại. Nếu không may tiêu thụ sản phẩm bột thô, trứng sống, hãy lưu ý đến bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bởi chúng có thể là biểu hiện của nhiễm bệnh.
Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể từ nhẹ đến nặng và khác nhau tùy thuộc cơ địa và số vi khuẩn mà mọi người tiêu thụ phải. Đối với người nhiễm khuẩn E.coli, triệu chứng thường bao gồm đau bụng dữ dội, tiêu chảy (có thể ra m.áu) và nôn mửa. Mọi người thường bị bệnh từ 3 đến 4 ngày sau khi nuốt phải mầm bệnh. Hầu hết bệnh nhân đều tự phục hồi trong vòng một tuần. Tuy nhiên, một số người phát triển một loại bệnh nghiêm trọng được gọi là hội chứng huyết tán tăng urê m.áu (HUS), có thể dẫn đến suy thận, đột quỵ và thậm chí t.ử v.ong.
Các triệu chứng của nhiễm khuẩn Salmonella thường xuất hiện từ 6 giờ đến 6 ngày sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Các triệu chứng thường bao gồm tiêu chảy, sốt và co thắt dạ dày. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh kéo dài từ 4 đến 7 ngày và bênh nhân có thể tự khỏi mà không cần dùng kháng sinh. Bệnh do vi khuẩn Salmonella có thể nghiêm trọng và nguy hiểm hơn đối với người lớn từ 65 t.uổi trở lên, trẻ sơ sinh và những người có vấn đề về sức khỏe hoặc dùng thuốc làm giảm khả năng chống lại vi trùng và bệnh tật của cơ thể.