Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp

Y học hiện đại đang mang đến nhiều phương pháp chữa trị hiệu quả cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp gối, trong đó có phương pháp tiêm tế bào gốc từ mỡ tự thân của người bệnh.

Nguyên nhân

Thoái hóa khớp là hậu quả của cả vấn đề sinh học và cơ học, gây ra tình trạng mất ổn định quá trình tổng hợp và thoái hóa bình thường của tế bào sụn khớp, chất gian bào và xương dưới sụn. Bệnh không chỉ ảnh hưởng sụn khớp, mà liên quan đến toàn bộ khớp bao gồm: xương dưới sụn, dây chằng, bao khớp, màng hoạt dịch và những cơ quanh khớp. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thoái hóa khớp là nguyên nhân gây tàn tật ít nhất 10% dân số trên 60 t.uổi.

Trong các bệnh lý thoái hóa khớp, thoái hóa khớp gối chiếm 1/3 dân số lớn t.uổi, t.uổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng tăng. Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, mỗi tháng Khoa Chấn thương chỉnh hình tiếp nhận điều trị cho hàng trăm người bệnh thoái hóa khớp gối. Đây là bệnh lý rất thường gặp, biểu hiện bằng các cơn đau gối mạn tính và ngày càng diễn tiến nặng hơn. Nếu không được điều trị kịp thời, các cơn đau có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các thống kê cho thấy, thoái hóa khớp gối có tỷ lệ tàn tật ngang với bệnh phổi và bệnh tim mãn tính.

ung dung te bao goc trong dieu tri thoai hoa khop 34164e

PGS.TS.BS Bùi Hồng Thiên Khanh, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, BVĐH Y Dược TPHCM

Với sự phát triển của y học hiện đại, nhiều phương pháp đã chứng minh tính hiệu quả trong điều trị thoái hóa khớp gối, như điều trị nội khoa bằng thuốc (Paracetamol, NSAID, Ức chế COX-2, Diacerein…), phẫu thuật nội soi (cắt lọc, tạo vi gãy xương kích thích tủy, cấy tế bào sụn tự thân), ghép sụn, cắt xương sửa trục, thay khớp và liệu pháp tế bào gốc. Hiện nay, phương pháp tiêm tế bào gốc từ mỡ tự thân của người bệnh được xem là phương pháp điều trị mới, ít xâm hại, giúp giảm nguy cơ thay khớp gối nhân tạo, mang lại hiệu quả điều trị.

Tế bào gốc mô mỡ tự thân là một phương pháp mới có hiệu quả trong điều trị thoái hóa khớp. Tế bào gốc không những có thể cải thiện triệu chứng và chức năng của khớp gối thoái hóa, mà còn giảm tình trạng viêm cũng như phục hồi vùng sụn tổn thương. Trên thực tế, sự cải thiện về mặt chức năng vận động của người bệnh trong thời gian theo dõi ít nhất 12 tháng đã cho thấy tính an toàn và hiệu quả của phương pháp này.
Giải pháp ứng dụng tế bào gốc

Gần đây, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân N.T.N, 48 t.uổi, ngụ tại T.iền Giang. Hơn 2 năm nay, bà N. bị đau âm ỉ gối trái, đau nhiều vào buổi sáng khi ngủ dậy, khiến việc đi lại, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Bà N. đã đi khám và được điều trị tại địa phương bằng thuốc giảm đau nhưng không đỡ.

Dựa vào thăm khám lâm sàng và chụp X-quang, các bác sĩ Khoa Chấn thương chỉnh hình chẩn đoán bà N. bị thoái hóa khớp gối trái. Các bác sĩ điều trị bằng thuốc kết hợp với phẫu thuật nội soi khớp gối cắt lọc và tiêm tế bào gốc vào khớp gối. Sau phẫu thuật, người bệnh được hướng dẫn tập vật lý trị liệu. Kết quả sau 2 tháng phẫu thuật, người bệnh giảm đau gối nhiều, có thể làm việc và sinh hoạt bình thường.

ung dung te bao goc trong dieu tri thoai hoa khop 1c2698

Trường hợp khác, ông T.V.B, 57 t.uổi, ngụ tại Bạc Liêu. Cách đây 6 năm, ông B. bị đau 2 đầu gối và đã được điều trị nội khoa và tiêm khớp không rõ loại ở địa phương nhiều năm nhưng không giảm. Càng ngày cơn đau càng dữ dội, ông B. đến khám được các bác sĩ khám lâm sàng, chụp phim X-quang và xét nghiệm sinh hóa m.áu.

Ông B. được chẩn đoán bị thoái hóa khớp gối 2 bên và được điều trị nội khoa với giảm đau, kháng viêm kết hợp phẫu thuật nội soi cắt lọc sụn khớp, tiêm tế bào gốc và huyết tương giàu tiểu cầu trực tiếp vào khớp gối trái. Sau phẫu thuật và tập vật lý trị liệu 4 tháng, người bệnh không còn bị đau gối 2 bên. Sau hơn 1 năm theo dõi, các bác sĩ cho biết không ghi nhận các biến chứng, người bệnh gần như đã khỏi hoàn toàn.

Thoái hóa khớp là bệnh khó tránh khỏi ở người lớn t.uổi, thường biểu hiện bằng các cơn đau nhức khi vận động, đôi khi kèm theo cảm giác cứng khớp vào buổi sáng, có tiếng lạo xạo khi khớp cử động, các động tác của khớp bị hạn chế, mặt khớp xương bị biến dạng, khiến hoạt động của cơ thể gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nếu tiến hành phòng ngừa từ sớm sẽ giúp làm chậm lại quá trình hư hỏng sụn khớp.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh bao gồm: duy trì cân nặng hợp lý khi còn trẻ; tránh các tư thế không phù hợp trong sinh hoạt, làm việc; hạn chế ngồi xổm, mang vác nặng, thay đổi tư thế đột ngột; tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và đúng cách khi còn trẻ giúp xương khớp khỏe mạnh; có chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung các chất cần thiết cho hệ cơ xương khớp; thăm khám sức khỏe định kỳ, tìm gặp ngay bác sĩ nếu thấy có bất thường ở khớp.

Bên cạnh đó, việc nhận biết triệu chứng thoái hóa khớp gối và cách điều trị sớm là cách tốt nhất để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi phát hiện bệnh hãy chủ động tìm đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

PGS.TS.BS Bùi Hồng Thiên Khanh, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, BVĐH Y Dược TPHCM

Theo SGGP

Điều trị thoái hóa khớp hiệu quả nhờ tiêm PRP

Tại Việt Nam hiện nay, thoái hóa khớp là căn bệnh xương khớp phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Theo thống kê khoảng 30% người trên 35 t.uổi, 60% người trên 65 t.uổi mắc bệnh thoái hóa khớp gối, trong đó 2/3 bệnh nhân mắc bệnh là phụ nữ nhất là phụ nữ t.iền mãn kinh và mãn kinh.

dieu tri thoai hoa khop hieu qua nho tiem prp b2d066

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang điều trị thoái hóa khớp cho bệnh nhân.

Là nhân viên kế toán, chị Đỗ Thị Đ. (sinh năm 1974) trú tại Đức Giang, Long Biên cho biết, chị thường phải ngồi làm việc lâu, ít vận động nên bị mỏi chân, đau vai gáy. Đặc biệt, 2 năm trở lại đây, chân chị bắt đầu có dấu hiệu mỏi, khi di chuyển nhiều thì thấy chùn chân, nhức mỏi chân, bước đi nặng nhọc. Đặc biệt là 2 khớp gối đã có lúc phải mua nạng để di chuyển, khi cử động thấy tiếng kêu rắc rắc ở khớp gối hai bên. Mặc dù, chị đã đi khám và uống thuốc nhưng tình trạng không khá hơn, trong khi cơn đau nhức vẫn còn.

Chị Đ. cũng cho hay, mẹ của chị đã từng tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang 2 năm nay. Qua đó, tình trạng bệnh được cải thiện, ổn định nên chị quyết định đến bệnh viện để khám và điều trị.

Tại đơn nguyên Cơ xương khớp, Ths.BS Nguyễn Đình Hiện – Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã khám và chẩn đoán chị bị thoái hóa khớp gối hai bên gian đoạn 2 và sử dụng phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP) 2 khớp gối, sau 2 ngày điều trị hiện tại tình trạng bệnh nhân đã ổn định và được ra viện.

Ths.BS Nguyễn Đình Hiện cho biết, PRP là huyết tương sau khi tách chiết từ một lượng m.áu của chính bệnh nhân có nồng độ tiểu cầu cao gấp 10 lần so với trong m.áu bình thường. Sở dĩ cần một nồng độ lớn tiểu cầu trong liệu pháp PRP vì khi tiểu cầu được hoạt hóa sẽ dẫn đến quá trình ly giải các hạt chứa bên trong tiểu cầu.

Từ đó, giải phóng ra nhiều loại protein là các cytokine chống viêm và hàng chục các yếu tố tăng trưởng có vai trò quan trọng đối với quá trình làm lành vết thương. Các protein trên sẽ gắn vào các thụ thể của các tế bào đích tương ứng như tế bào nguồn gốc trung mô, nguyên bào xương, nguyên bào sợi, tế bào biểu mô, tế bào nội mô… Sự gắn kết này sẽ hoạt hóa một loại protein dẫn truyền tín hiệu nội bào để truyền thông tin tới gen đặc hiệu tương ứng.

Kết quả là tạo nên sự tăng sinh tế bào, hình thành chất căn bản, các sản phẩm dạng xương, sụn, tổng hợp collagen… tham gia vào quá trình sửa chữa, tái tạo tổ chức tổn thương sụn, xương, phần mềm.

Đơn nguyên Cơ xương khớp – Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã triển khai tiêm PRP từ năm 2017. Kết quả điều trị cho thấy có hiệu quả cao trong điều trị thoái hóa khớp gối đặc biệt là thoái hóa khớp gối giai đoạn I, giai đoạn II. Tiêm PRP trong điều trị thoái hóa khớp gối có liệu trình điều trị tối đa là tiêm 3 lần, tối thiểu là tiêm 2 lần mỗi lần cách nhau 1 tháng.

Theo kinhtedothi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *