Thanh Hằng chia sẻ rằng: “Lúc đầu cảm giác khó thở, nhưng cũng quen mấy năm nay rồi. Nịt bụng khi ngủ… nên sáng nào cũng vài vết lằn cứ như ai đ.ánh”.
Nói về những người đẹp sở hữu vòng eo thu hút nhất trong showbiz Việt thì Thanh Hằng đích thị là cái tên sáng giá. “Chị đẹp” Thanh Hằng gần đây còn update số đo vòng eo kỷ lục của mình đã chạm mốc 51cm (trước đó là 53cm). Có thể thấy, nhờ tuân theo chế độ ăn uống đa dạng, kết hợp với những giờ phút tập tành hết công suất nên body hiện tại của Thanh Hằng đang nằm trong top mỹ nhân hàng đầu Việt Nam.
Ngoài ăn uống và tập tành nghiêm chỉnh, Thanh Hằng mới đây còn hé lộ một bí quyết giữ bụng nhỏ của mình nữa, và đó chính là đeo đai nịt bụng khi ngủ suốt nhiều năm liền.
Thanh Hằng chia sẻ đầy hào hứng về cách giữ vòng eo thon nhỏ của mình rằng: “Lúc đầu cảm giác khó thở, nhưng cũng quen mấy năm nay rồi. Nịt bụng khi ngủ… Sáng nào cũng vài vết lằn cứ như ai đ.ánh”. Có thể thấy rõ những vết lằn mờ mờ xuất hiện trên bụng của Thanh Hằng trong hình ảnh cô chụp qua gương vào buổi sáng. Tuy nhiên, ở ngay phía dưới bài đăng này, Thanh Hằng đang nhận phải 2 luồng ý kiến trái chiều từ người hâm mộ.
Dư luận chia 2 phe phản ứng trước thói quen đeo đai nịt bụng khi ngủ của Thanh Hằng
Người thì thả những dòng bình luận khá tích cực và cho rằng vòng eo hiện tại của Thanh Hằng quá chuẩn đẹp.
Nhưng cũng có khá nhiều ý kiến lại cho rằng, việc đeo đai nịt bụng khi ngủ như vậy có thể gây co thắt buồng trứng, chèn hơi thở, ép tim, ảnh hưởng tới cột sống… Thậm chí có người còn khuyên “chị đẹp” nên cân nhắc lại về thói quen này. Bởi thường thì hay thấy mọi người đeo đai nịt bụng vào ban ngày chứ ít ai lại đeo trong khi ngủ vào ban đêm giống Thanh Hằng.
Thực tế, thói quen đeo đai nịt bụng khi ngủ của Thanh Hằng cũng là phương pháp mang đến những mặt lợi và hại rất lớn đối với sức khỏe. Theo trang Hour Waist cho biết, việc chìm vào giấc ngủ trong tình trạng đeo đai nịt bụng có thể giúp bạn đạt được hiệu quả định hình vòng eo thon nhỏ sớm hơn. Bạn có thể cảm nhận thấy như mình đang được tập luyện cả khi đang ngủ.
Đặc biệt, với những người cảm thấy gò bó khi làm việc vào ban ngày mà không thể đeo đai nịt bụng định hình được thì chuyện đeo vào ban đêm sẽ thoải mái hơn rất nhiều.
Thế nhưng, bạn cũng cần hiểu rằng, khi đeo đai nịt bụng, dạ dày của bạn sẽ bị o ép lại nên có thể gây ảnh hưởng tới giấc ngủ vào ban đêm. Đó cũng là lý do vì sao lại có một luồng ý kiến nữa không tán thành cho thói quen đeo đai nịt bụng khi ngủ.
Theo Hội đồng Phẫu thuật Thẩm mỹ Hoa Kỳ (American Board of Cosmetic Surgery), thói quen này không hề tốt cho cơ thể như chúng ta vẫn lầm tưởng, và thực tế việc đeo cả trong khi ngủ có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.
Hình ảnh chụp X-quang của người trước và sau khi dùng đai nịt bụng corset. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, ở bức hình chụp X-quang này, sau khi dùng corset một thời gian, có thể thấy rõ sự tương phản giữa phần eo của người sử dụng. Trải qua thời gian dài dùng corset, các xương sườn bị ép vào trong hoặc ngả xuống dưới làm cột sống bị cong vẹo.
Một số tác hại tiềm ẩn từ thói quen này có thể kể đến như trào ngược axit dạ dày, cản trở quá trình tiêu hóa vào ban đêm, giảm dung tích phổi, thiếu oxy, suy giảm các chức năng của cơ quan nội tạng, gây gián đoạn giấc ngủ… nghiêm trọng hơn còn có thể bị gãy xương sườn.
Nhận định của bác sĩ
Theo bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Trần Tuấn Anh, Người sáng lập Thẩm mỹ viện Tuấn Anh: “ Chúng ta cần hiểu là tác dụng và cơ chế tác động của gen nịt bụng lên cơ thể người như thế nào? Gen bụng khi đeo vào sẽ làm cho thành bụng nhỏ hơn bởi áp lực mà nó tạo nên, ép 2 phần cuối của xương sườn làm cho khoang bụng nhỏ lại. Chính vì thế, việc đeo gen nịt bụng khi đi ngủ có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Khi đi ngủ, tất cả các cơ quan từ hệ xương khớp, hệ cơ, hệ bài tiêu hóa, hệ bài tiếp, hệ hô hấp… cần được thư giãn để cơ thể chìm vào giấc ngủ một cách sâu nhất và tốt nhất.
Đeo gen nịt bụng khi đi ngủ sẽ làm cho các cơ quan nội tạng có thể bị đẩy lên phía trên hoặc đẩy xuống phía dưới; làm cho áp lực của thành bụng tặng lên, tăng áp lực lên khoang lồng ngực khiến việc hô hấp trở nên khó khăn, không hít thở được sâu, có thể dẫn đến viêm phổi. Bên cạnh đó, khi ngủ, chúng ta nằm theo chiều ngang, đeo nịt bụng rất dễ khiến đường tiêu hóa bị trào ngược, bất cứ lúc nào trong quá trình ngủ cũng có thể xảy ra tình trạng trào ngược dạ dày, có nhiều nguy cơ dẫn đến đau dạ dày. Ngoài ra, gen nịt cũng có thể làm cho các cơ thành bụng bị căng cứng khiến tư thế khi chúng ta đi ngủ không được thoải mái, ảnh hưởng đến giấc ngủ sâu.
Do đó, tốt nhất chúng ta không nên đeo gen nịt bụng khi đi ngủ, đặc biệt với những người có sẵn những bệnh lý về dạ dày, tiêu hóa, hô hấp hoặc bị dị ứng với gen, bị viêm nhiễm vùng đeo nịt, phụ nữ đang mang bầu và người mới trải qua phẫu thuật vùng bụng càng không nên thực hiện.
Bác sĩ Trần Tuấn Anh.
Thực ra, gen nịt bụng nên đeo một cách từ từ. Khi mới bắt đầu chỉ nên đeo từ 1-2 tiếng, sau đó quen dần thì có thể đeo trong thời gian lâu hơn để form người đẹp, vòng eo nhỏ lại. Thời gian đeo tối đa, hợp lý nhất là khoảng 8 tiếng/ngày. Thời gian đeo tốt nhất là vào buổi sáng, kết hợp với việc chạy bộ, tập gym, tập thể dục. Những ai không có điều kiện đeo gen buổi sáng thì có thể sử dụng vào buổi chiều, hạn chế đeo gen buổi tối, tránh đeo trong các bữa ăn.
Việc lạm dụng đeo gen quá chặt trong thời gian quá dài có thể làm nội tạng bị chảy xệ và khiến dây chằng bị giãn ra, ảnh hưởng đến nhiều chức năng của các nội tạng“.
Một số điều cần quan tâm nếu có ý định mua đai nịt bụng
Tạm kết luận lại thì đai nịt bụng không phải thiết kế phù hợp để mặc khi đi ngủ. Do đó, nếu có ý định mua thì bạn cần quan tâm tới kiểu dáng và số vừa vặn với cơ thể, nhằm hạn chế những rủi ro không tốt cho sức khỏe. Một số điều sau đây cũng cần lưu ý nhé:
– Tìm hiểu trước về loại đai nịt bụng muốn mua, hiện trên thị trường đang có 2 dòng được ưa chuộng là đai nịt bụng corset và gen nịt bụng latex. Cả 2 loại này đều có thể giúp giảm mỡ bụng và mang đến cho bạn một vòng eo thon gọn.
– Lựa chọn sản phẩm có kích thước phù hợp: Nếu mua đai nịt bụng quá bé thì vòng eo sẽ bị siết chặt, dẫn đến cảm giác khó chịu, tức ngực. Còn nếu mua đai quá rộng thì hiệu quả thu về lại không được cao. Do đó, hãy chọn mua đai nịt bụng có kích thước vừa vặn với vòng eo để tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng.
– Tham khảo kỹ từ người bán về cách sử dụng đai nịt bụng.
– Chọn mua đai nịt bụng ở những cửa hàng uy tín vì hiện nay trên thị trường có khá nhiều hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc và chất lượng không được đảm bảo.
Nắn thẳng cột sống cong hơn 45 độ của b.é g.ái
B.é g.ái 13 t.uổi, đi lệch một bên vai, góc cột sống lệch trên 45 độ, bác sĩ chẩn đoán bị cong vẹo cột sống vô căn.
Trước đó, em không hề bị chấn thương hay té ngã gì. Các bác sĩ Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, ngày 11/8 cho biết các yếu tố làm cong vẹo cột sống ở độ t.uổi này có thể do tư thế ngồi học sai, mang vác vật nặng sai tư thế trong một thời gian dài mà không chú ý…
Vẹo cột sống vô căn thanh thiếu niên – AIS (Adolescent Idiopathic Scoliosis) là tình trạng cột sống bị biến dạng làm thay đổi đường cong sinh lý. Bệnh thường gặp ở t.uổi thanh thiếu niên 10-18 t.uổi. Góc vẹo thường phát triển nhanh trong giai đoạn trưởng thành của trẻ. Bệnh hay gặp ở trẻ nữ hơn trẻ nam, nguyên nhân của bệnh chưa được rõ nên gọi là vô căn.
Sau khi khám và chụp hình tư thế cột sống bị vẹo, các bác sĩ chỉ định phẫu thuật chỉnh lại cho bé.
Ảnh chụp X-quang cột sống vẹo 45 độ trước phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Sơn, Phó giám đốc Bệnh viện, cho biết người bệnh bị vẹo cột sống nặng với đường cong lớn hơn 45 độ, thường cần phẫu thuật, phổ biến nhất là hợp nhất cột sống. Bác sĩ phẫu thuật sử dụng thanh kim loại, móc, ốc vít và dây để điều chỉnh đường cong cột sống, bảo vệ cột sống ở vị trí thẳng trong khi chờ chúng lành lại và trở nên rắn chắc.
Gù cột sống có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng. Đường cong càng lớn, tình trạng bệnh càng nghiêm trọng. Những đường cong nhẹ hơn có thể gây đau lưng nhẹ hoặc không có triệu chứng gì. Những đường cong nghiêm trọng hơn có thể gây ra biến dạng cột sống đáng kể, dẫn đến một cái bướu trên lưng người bệnh.
Cũng theo bác sĩ, đây là trường hợp góc cột sống lệch trên 45 độ, tức độ cong khá nhiều, cần phải phẫu thuật mới trả lại được nếp bình thường.
Trong trường hợp cong vẹo cột sống, 15-16 t.uổi là tốt nhất cho việc phẫu thuật chỉnh hình. Nếu để trễ hơn, sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao, tư thế đi làm, các em thiếu tự tin. Mổ trễ còn có nguy cơ ảnh hưởng khó hồi phục sau mổ.