Vượt cạn ngày tết nhiều nỗi lo

Sự cố y khoa khiến thai nhi 40 tuần t.ử v.ong tại một bệnh viện lớn khiến dư luận, đặc biệt là người làm mẹ không khỏi xót xa: “mang nặng, chăm chút cho con bao nhiêu tuần trong bụng, gần đến ngày vui đón con chào đời lại như vậy thật đau xót”…

vuot can ngay tet nhieu noi lo 2ab241

“ Mẹ tròn con vuông” là niềm vui của gia đình và các bác sĩ – Ảnh: H.L.

Mang nặng suốt một thời gian dài nhưng đến lúc sinh có thể nói là thời khắc lo lắng nhất đối với những người làm mẹ. Bên cạnh niềm vui “vượt cạn” thành công, nhiều bà mẹ đành ngậm ngùi bởi thời khắc ấy đã cướp mất đi của họ một phần m.áu thịt.

Ám ảnh

Chị M.T.Q. (30 t.uổi, ngụ Q.9, TP.HCM) chia sẻ rằng bản thân mình từng trải qua câu chuyện như thế. Nhưng điều may mắn của chị là sau đó được can thiệp kịp thời nên “mẹ tròn, con vuông”.

Năm 2016, vợ chồng chị đón nhận niềm vui đầu tiên khi chị mang bầu b.é g.ái. Gần đến ngày dự sinh, nửa đêm chị bất ngờ vỡ ối, gia đình tức tốc gọi xe đưa đến bệnh viện. Vỡ ối từ 2h sáng nhưng mãi đến gần 20h, chị vẫn được sắp xếp nằm theo dõi trong phòng chờ sinh.

“Tôi được cho uống thuốc kích đẻ thường. Trong suốt thời gian này, tôi nằm một mình trên giường cắn răng, ôm bụng quằn quại đến nỗi rơi xuống đất mấy lần không còn cảm giác đau. Nhiều sản phụ cũng như tôi, cứ mỗi lần rơi xuống sàn nhà lại được các điều dưỡng đỡ lên giường rồi họ bỏ đi đâu đó”- chị Q. kể.

Đến lúc kiệt sức không thể chịu nổi, chị Q. buộc phải gọi gia đình nhờ người quen làm trong ngành y tế “can thiệp”, cuối cùng con của chị may mắn chào đời bằng sinh mổ.

Theo chị Q., rút kinh nghiệm từ lần đó, lần sau có thai chị chọn thăm ở phòng khám của một bác sĩ “mát tay” làm trong Bệnh viện Từ Dũ. Việc này khiến chị yên tâm phần nào bởi toàn bộ quá trình thăm khám đều được bác sĩ tư vấn, cho đến ngày sinh bác sĩ phụ trách đứng mổ.

Đồng cảm với chị Q., chia sẻ câu chuyện của mình một sản phụ tên T. (ngụ TP.HCM) nói rằng: “Đã 5 năm trôi qua, mỗi khi nhớ lại tôi vẫn bật khóc. Sao mà quên được những ngày kinh khủng ấy”. “Ngày kinh khủng” mà chị T. nhắc tới chính là lúc chị mang song thai 28 tuần, bị đa ối nên phải nhập viện sớm.

“Trong suốt quá trình nằm chờ, tim thai của hai bé được đo liên tục. Nhưng chỉ đến khi phát hiện mất một tim thai các bác sĩ mới hội chẩn, đưa tôi vào phòng chích thuốc dục sinh. Do đã quá kiệt sức nên tôi chẳng còn biết gì, sau khi sinh xong, ba tôi kể lại cả hai con tôi nặng 800g và 1,2kg đều mất” – chị T. kể.

vuot can ngay tet nhieu noi lo d341da

Một ca sinh “mẹ tròn con vuông” đầu năm 2020 Ảnh: THIÊN CHƯƠNG

Làm “căng” mới được xử lý!?

“Lúc chuẩn bị sinh con, chỉ cần bác sĩ cười, nói một câu ấm áp để động viên, đó là món quà tinh thần vô cùng quý giá mà sản phụ mãi không quên trong cuộc đời. Nhưng nếu lúc đó sản phụ chỉ cảm nhận được một sự lạnh lùng, xa cách, họ sẽ càng cảm thấy lo lắng hơn, hoảng sợ, cô đơn hơn. Cảm giác ấy cũng là một nỗi buồn không thể quên được mỗi khi có điều gì gợi nhớ” – chị P.T.T. (38 t.uổi, ngụ Q.Phú Nhuận) tâm sự.

Chị T. chia sẻ “kỷ niệm khó quên” của đời mình là lần đến một bệnh viện lớn tại TP.HCM để sinh con đầu lòng. Trước đó, chị đã nhờ một bác sĩ có tiếng “mát tay” nhưng đúng vào ngày chị sinh, nhân viên bệnh viện báo bác sĩ không đến được do đi công tác. Lúc vào phòng sinh, chị T. càng lo lắng hơn khi bị tách biệt với những người thân bên ngoài. Thấy chị nằm đó, một vài bác sĩ trong phòng cũng đi qua nói với nhau đây là “ca đã gửi bác sĩ” nhưng bác sĩ không đến.

Đợi nhiều tiếng đồng hồ, cơn đau mỗi lúc đến nhiều hơn. Đến khi tử cung chị mở 9 phân nhưng bác sĩ vẫn nói “chưa thể sinh con được”. Lúc này, theo chị T., có hai bác sĩ đến thăm khám qua rồi chỉ nhận định “thai to, sinh thường khó” và tiếp tục bỏ đi đâu đó. Hết phen này đến phen khác chị T. cứ tiếp tục nằm chờ, cơn đau ngày càng tăng lên.

“Sợ ảnh hưởng đến con, kéo dài tình trạng này không tốt nên tôi cố la lên đề nghị bác sĩ mổ bắt con. Cuối cùng may mắn, con gái tôi nặng 3,5kg đã chào đời an toàn” – chị T. kể.

Một bác sĩ chuyên về sản phụ khoa tại TP.HCM cho rằng những sự cố đáng tiếc về sản khoa ở bệnh viện lớn có thể xuất phát từ áp lực quá tải và đ.ánh giá về tình trạng sản phụ của các bác sĩ còn non kinh nghiệm.

“Bệnh viện đông phải chịu nhiều áp lực, việc theo dõi sát xử trí rất khó. Ngoài ra, bệnh viện còn phải đảm bảo các chính sách chuyên môn về ngành sản như phải khống chế, giảm tỉ lệ mổ thai. Chính việc chỉ định mổ chặt hơn nên xác suất xảy ra thai lưu là điều có thể xảy ra” – bác sĩ này phân tích.

Theo bác sĩ này, sự cố y khoa là điều không thể tránh khỏi. Nhưng hiện nay một vấn đề mà các bệnh viện công thường hay gặp phải là “lỗi giao tiếp” và lỗi này nếu chú tâm vẫn có thể sửa chữa được.

Sinh con dịp tết, các sản phụ cần chuẩn bị gì?

Để giải tỏa lo lắng của các sản phụ có ngày dự sinh vào dịp Tết Nguyên đán này, BS Lương Thị Thanh Dung – khoa phụ sản Bệnh viện Đại học Y dược – chia sẻ trấn an dù là đêm giao thừa hay mùng 1 tết, các bệnh viện đều có êkip bác sĩ trực, các hộ sinh sẵn sàng giúp sản phụ “vượt cạn”.

Do vậy, thay vì quá lo lắng khiến tinh thần căng thẳng, các sản phụ hãy suy nghĩ tích cực, tạo tâm lý thoải mái và chuẩn bị chu đáo mọi thứ.

Khi có những dấu hiệu sắp sinh, xuất hiện cơn gò tử cung, vỡ nước ối, các thai phụ nên lưu ý đến ngay các cơ sở y tế.

Theo tuoitre

Tỷ lệ tai biến y khoa vẫn luôn rình rập

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sự cố y khoa do chăm sóc không an toàn là 1 trong 10 nguyên nhân gây t.ử v.ong và tổn thương hàng đầu trên thế giới; có tới 14,3% chi phí tại bệnh viện là để điều trị hậu quả của các sự cố y khoa gây ra.

Mỗi ngày trên thế giới đang có hàng nghìn người bệnh chịu tổn thương do các sự cố y khoa có thể phòng ngừa được, hoặc họ đang bị đặt vào tình huống có nguy cơ bị tổn thương trong quá trình chăm sóc sức khỏe.

ty le tai bien y khoa van luon rinh rap 8c734c

Đảm bảo an toàn người bệnh và đảm bảo an toàn phẫu thuật là mục tiêu sống còn của hệ thống y tế Việt Nam. Ảnh: Phương Anh

Đáng chú ý, tại các nước thu nhập cao, ước tính có tới 10% số lượng người bệnh bị tổn thương khi khám chữa bệnh tại bệnh viện. Bên cạnh đó, ở các nước thu nhập trung bình và thấp, mỗi năm có tới 134 triệu sự cố y khoa xảy ra tại bệnh viện và là nguyên nhân của 2,6 triệu ca t.ử v.ong mỗi năm.

Chưa kể, hiện nay, tỷ lệ tai biến y khoa vẫn luôn rình rập, thậm chí là ở mức cao, kể cả các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Báo cáo của một số bệnh viện trên thế giới cho thấy, bệnh nhân đang phải đối mặt với tình trạng n.hiễm t.rùng do chính bệnh viện gây nên. Đơn cử như tại TP Hồ Chí Minh, chỉ trong một tháng mà có đến bốn sự cố về phẫu thuật thẩm mỹ và gây mê; tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh xảy ra trường hợp bốn cháu bé t.ử v.ong; sự cố về chạy thận ở Bệnh viện đa khoa Hòa Bình.. dẫn đến nhiều người vướng vào vòng lao lý…

Đại diện Bộ Y tế cũng chỉ rõ 5 yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến sự cố y khoa, đó là: Thông tin bệnh nhân không đầy đủ; không có thông tin về thuốc được cập nhật; hiểu sai toa thuốc; ghi chú và dán nhãn sai khi chia thuốc ra gói nhỏ cho bệnh nhân; các yếu tố môi trường, ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn và những yếu tố gây phân tán độ tập trung của thầy thuốc trong khi khám chữa bệnh.

“Đảm bảo an toàn người bệnh và đảm bảo an toàn phẫu thuật là mục tiêu sống còn của hệ thống y tế Việt Nam khi lấy người bệnh làm trung tâm. Việc triển khai các thông tư và hướng dẫn sẽ góp phần đảm bảo sự an toàn cho người bệnh khi đến các cơ sở y tế và đảm bảo an toàn khi tham gia phẫu thuật. Đây là những nội dung quan trọng đòi hỏi các cán bộ y tế phải quan tâm hàng đầu để đảm bảo an toàn, đáp ứng sự hài lòng cho người bệnh”, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Phương Anh

Theo thanhtra.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *