Vết sẹo thủy đậu trên mặt người phụ nữ phát triển thành ung thư

Sau khi vô tình làm xước vết sẹo thủy đậu và vết thương có xu hướng lan rộng ra xung quanh, cô Louise đến gặp bác sĩ và được chẩn đoán bị ung thư da.

Louise Thorell, 32 t.uổi, đến từ Ashington ở Northumberland, Anh từng bị thủy đậu lúc 5 t.uổi, căn bệnh đã để lại trên mặt cô 1 vết sẹo trắng dưới mắt phải. Suốt thời gian dài, cô Louise “chung sống hòa bình” với vết sẹo cho tới năm 2018 vô tình phát hiện ra điều bất thường.

Sau một lần làm trầy xước vết sẹo, cô Louise sơ cứu tại nhà và cho rằng vết thương sẽ lành rất nhanh, nhưng vài tuần trôi qua, vết sẹo không khép miệng lại mà vẫn liên tục chảy huyết tương. Mỗi lần thay băng, Louise lại thấy miệng vết thương ngày càng lớn.

vet seo thuy dau tren mat nguoi phu nu phat trien thanh ung thu 54c8ae

Vết sẹo thủy đậu bị Louise vô tình làm xước và ngày càng lan rộng.

Sau khi đến bệnh viện và trải qua các xét nghiệm, Louise được chẩn đoán đã bị ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC), chiếm 75-80% các trường hợp ung thư da ở Anh và Mỹ.

Thông thường, những người ở độ t.uổi của Louise rất hiếm khi bị mắc ung thư da dạng BCC, nhưng vết sẹo thủy đậu đã khiến căn bệnh âm thầm phát triển mà không ai hay biết. Về nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ dự đoán vết sẹo đã phát triển thành ung thư do tác động của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời.

Các nhà khoa học cho rằng mô sẹo có thể có ‘tiềm năng ác tính’ vì các chất gọi là yếu tố tăng trưởng được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch. Các yếu tố tăng trưởng có tác dụng làm lành da và mô bị tổn thương nhưng cũng liên quan đến sự phát triển của khối u.

vet seo thuy dau tren mat nguoi phu nu phat trien thanh ung thu 3493a9

Mãi cho đến khi bắt đầu bị n.hiễm t.rùng ở mặt, sưng to dưới mắt, cô mới tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ.

Vào tháng 11/2019, Louise đã trải qua phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư ra khỏi vết sẹo năm xưa. Nếu để lâu, khối u ăn sâu có thể gây nguy hiểm tới tính mạng

“Họ lấy đi một số tế bào ung thư để xét nghiệm để xác định tình trạng lan rộng trên da”, người phụ nữ 32 t.uổi chia sẻ, ‘Thật không may, ung thư đã ăn sâu, khiến tôi phải trải qua 3 cuộc phẫu thuật để có thể loại bỏ hoàn toàn khối ung thư đáng sợ đó”.

Cuộc phẫu thuật đã để lại một vết sẹo lớn trên mặt Louis nhưng cô vẫn cảm ơn các bác sĩ và sự may mắn của mình vì đã vô tình phát hiện ung thư khi nó ở giai đoạn sớm.

Hiện tại, Louise rất ý thức chăm sóc làn da của mình, cô bôi kem chống nắng hằng ngày để tránh tác hại của tia cực tím lên da.

vet seo thuy dau tren mat nguoi phu nu phat trien thanh ung thu d3a487

Cuộc phẫu thuật đã để lại vết sẹo rất lớn trên mặt Louise

Ung thư da biểu mô tế bào đáy là gì?

Ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC) là một dạng phổ biến của ung thư da. Ung thư biểu mô tế bào đáy phát triển rất chậm và thường phát triển ở phần đầu và cổ (nơi tiếp xúc ánh sáng mặt trời nhiều nhất).

Các kiểu của ung thư biểu mô tế bào đáy được phân biệt dựa vào hình dạng và màu sắc. Thông thường, loại phổ biến nhất có hình dạng như vết sưng tròn màu trắng hoặc hồng, ở giữa vết sưng thường lõm vào bên trong.

Đối tượng thường gặp của căn bệnh này là những người trên 40 t.uổi, đặc biệt là những người tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên.

Nguyên nhân gây ra ung thư da biểu mô tế bào đáy

Tác động của tia cực tím (UVA và UVB) từ ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào đáy.

Những người có làn da mỏng có nguy cơ bị ung thư biểu mô tế bào đáy cao hơn người bình thường. Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như: phơi nắng nhiều, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, t.iền sử gia đình mắc ung thư biểu mô tế bào đáy, điều trị bằng tia bức xạ cũng có thể làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào đáy.

Cách bảo vệ làn da của bản thân và mọi người xung quanh khỏi ung thư da tốt nhất là tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng, luôn bôi kem chống nắng và trang bị trang phục vải dày để ngăn tia cực tím xuyên vào da.

An An (Dịch theo Dailymail)

Theo vietnamnet

Người lớn t.uổi lây trái rạ từ trẻ nhỏ có dễ đột tử?

Bạn đọc Nguyễn Thị Ngọc (nữ, 62 t.uổi; ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) hỏi: Tôi năm nay 62 t.uổi, thời gian qua cháu nội tôi có bị trái rạ (thủy đậu), mọi người bàn tán mới biết ra là tôi và con trai tôi đều chưa tiêm ngừa…

nguoi lon tuoi lay trai ra tu tre nho co de dot tu 259315

Ảnh minh họa

Tôi băn khoăn không biết mình có nên đi chích ngừa không, phần tôi lo vì nghe nói dạo này người lớn bị cũng nhiều, đọc báo nước ngoài cũng từng thấy có trường hợp cụ bà lớn hơn tôi vài t.uổi bị trái rạ, hôm sau đã lăn ra đột tử. Và càng lớn thì bệnh càng nặng chứ không chỉ sốt nhẹ như các cháu nhỏ, dù bị lây từ một cháu bệnh rất nhẹ. Tôi nên làm sao, mong bác sĩ tư vấn. Sức khỏe tôi cũng không phải là tốt, nên cũng lo.

-Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất, trả lời: Chào cô, bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Herpes Zoster gây ra, lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần.

Bệnh thường lành tính, biểu hiện sốt và xuất hiện các bóng nước ngoài da. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể diễn tiến nặng như n.hiễm t.rùng các bóng nước, n.hiễm t.rùng huyết, viêm phổi, viêm não, viêm màng não, viêm thận, viêm cầu thận….

Người cao t.uổi có nguy cơ cao bị diễn tiến nặng, gặp biến chứng do cơ thể đã lão hóa, nhiều bệnh lý mạn tính kèm theo, đáp ứng miễn dịch kém. Vì vậy, nguy cơ gặp nguy hiểm vì những cơn sốt, nguy cơ n.hiễm t.rùng cũng tăng lên, nếu lỡ biến chứng thì dễ nặng và khó điều trị.

Đây là một bệnh dễ lây nhiễm, đặc biệt là các đối tượng sức khỏe kém nhưng chưa có miễn dịch, tức chưa từng bị bệnh hay chưa tiêm ngừa. Tuy nhiên bệnh cũng có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc-xin.

Vì vậy, với sức và t.uổi tác hiện tại, cô rất nên đi tiêm ngừa vắc-xin thủy đậu.

Anh Thư ghi

Theo nld.com.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *