Tết là dịp bạn sum họp bên gia đình, bạn bè, tuy nhiên, do mải vui mà không ít người đã uống quá nhiều dẫn tới say, mệt mỏi đờ đẫn, thậm chí dẫn đến viêm loét dạ dày và gây ra tai nạn giao thông…
Chính vì vậy mà rất nhiều người quan tâm đến việc làm sao để để ăn uống “hết mình” mà vẫn không bị say. Nắm được các bí quyết chống say rượu trong dịp Tết không chỉ giúp bạn bảo vệ sức khỏe mà còn bảo vệ an toàn cho chính bản thân mình và những người xung quanh.
Lót dạ trước khi uống
Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Thu Cúc, trước khi nhập tiệc khoảng 15 phút, bạn có thể chọn bất kỳ loại thực phẩm nào như trái cây, bánh mì, hay một ít cơm để lót bụng. Việc này giúp hạn chế lượng rượu bị hấp thu trực tiếp vào dạ dày, tránh gây tổn hại cho dạ dày và giúp hạn chế việc say rượu, bia.
Ăn lót dạ trước khi uống sẽ tránh gây tổn hại cho dạ dày và giúp hạn chế việc say rượu, bia (ảnh: internet)
Không nên chỉ uống mà không ăn
Trong lúc uống cũng đừng quên ăn thêm các thức ăn chứa tinh bột như cơm, xôi, bún… mang lại nhiều năng lượng, giúp bạn đỡ “cồn cào ruột” và hạn chế khả năng hạ đường huyết.
Không nên sử dụng nhiều loại rượu bia cùng lúc
Không ít người có thói quen pha bia, rượu với các loại nước ngọt có gas để giúp gia tăng hương vị, hoặc chọn thêm trà đá, nước lọc để uống kèm. Tuy nhiên các loại nước ngọt có gas sẽ chỉ càng đẩy nhanh quá trình lan toả cồn khắp cơ thể, còn nước lọc hay trà đá lại không đủ để cản lại tác động của rượu bia bên trong cơ thể. Trong khi đó, nước uống bổ sung ion có thành phần tương tự nước trong cơ thể hoặc nước ép trái cây như cam, táo có thể giúp làm chậm quá trình bị say.
Uống cùng lúc nhiều loại rượu bia khiến bạn nhanh chóng say hơn và còn gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe và tính mạng.
Cách xử trí những người say rượu bia
Khi uống rượu bia, mạch m.áu ngoại vi dãn ra, cơ thể có xu hướng thoát nhiệt, dù nhiệt độ bề mặt da nóng nhưng nếu ở ngoài gió lạnh rất dễ bị nhiễm lạnh, tai biến mạch m.áu não. Vậy nên cần cho bệnh nhân ở nơi thoáng nhưng ấm áp, uống các món nước ấm, vừa bù nước, điện giải, năng lượng cho cơ thể.
Bạn có thể dùng một ly trà gừng nóng (có thể pha cùng 1 muỗng mật ong) để điều hòa lại khí huyết, giúp các mạch m.áu lưu thông bình thường trở lại và giải phóng lượng cồn nhanh hơn. Nước ép hay sinh tố cà chua cũng có thể làm tan cơn say hiệu quả, đồng thời tăng lượng vitamin E cho cơ thể để hồi sức nhanh hơn.
Người say rượu, bia có thể uống nước ấm, trà gừng nóng để hỗ trợ giải độc rượu bia, giúp người say nhanh tỉnh (ảnh: internet)
Uống rượu quá nhiều có thể sẽ gây ra ngộ độc rượu. Người bị ngộ độc nhẹ có thể lập tức ăn 3 – 5 quả chuối, như thế vừa giúp thanh lọc m.áu vừa nhuận phổi giải rượu. Một bát súp hoặc cháo nóng sẽ là lựa chọn thích hợp để ngăn lại quá trình cơ thể hấp thụ cồn. Bên cạnh đó, việc bù đắp nước đúng và đủ cho cơ thể cũng được chú trọng, từ đó giúp pha loãng lượng rượu bia trong cơ thể người uống. Đồng thời, rượu bia cũng được đào thải nhanh qua đường tiết niệu giúp người say nhanh tỉnh. Bạn có thể bù nước cho cơ thể bằng nước cơm, nước muối pha loãng.
Đề phòng ngộ độc khi uống rượu bia trong dịp Tết
Uống rượu, bia sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe người uống thậm chí gây ngộ độc rượu bia. Để phòng ngừa ngộ độc rượu, bia trong dịp Tết, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo, người dân cần thực hiện các nguyên tắc: không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng Methanol> 0,1% vì có thể gây mù mắt và t.ử v.ong. Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày.
T.rẻ e.m dưới 16 t.uổi không được uống rượu bia (ảnh: internet)
Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân. Không uống rượu khi không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị. Đặc biệt, t.rẻ e.m dưới 16 t.uổi không được uống rượu bia.
Vân Anh
Theo phapluatplus
Nguyên nhân “kinh điển” khiến dân văn phòng dễ mắc sỏi thận
Sỏi thận xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, sỏi thận xảy ra ở mọi lứa t.uổi, giới tính. Thế nhưng, theo các bác sĩ Bệnh viện Thu Cúc, đối tượng mắc sỏi thận nhiều nhất tập trung chủ yếu ở dân văn phòng.
Lười vận động
Do đặc thù công việc phải ngồi phải ngồi bàn giấy làm việc liên tục nhiều giờ khiến dân văn phòng thường ít vận động, không chịu thay đổi tư thế làm việc… khiến sỏi thận có điều kiện thuận lợi để phát triển.
Lười vận động khiến thận làm việc kém năng động hơn, ảnh hưởng đến việc đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài. Ngoài ra, thói quen xấu này cũng khiến cơ thể kém hấp thu canxi và tạo điều kiện thuận lợi để lượng canxi bài tiết vào nước tiểu nhiều hơn và lắng đọng thành sỏi.
Lười vận động là nguyên nhân gây nên sỏi thận ở dân văn phòng (ảnh: internet)
Lười uống nước
Do tính chất công việc bận rộn, hay ngại uống nước vì không muốn đi vệ sinh nhiều, người làm bàn giấy ít khi uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Việc uống quá ít nước dẫn đến nước tiểu trở nên cô đặc, chất cặn bã không được hòa tan, lắng đọng và dần dần hình thành nên sỏi thận.
Nhịn ăn sáng
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Ăn sáng giúp nạp năng lượng cho một ngày làm việc và giúp phòng tránh nhiều bệnh. Có nhiều người vội đi làm không kịp ăn sáng, có người vì giảm béo, không muốn ăn. Thiếu bữa sáng khiến lượng vitamin và khoáng chất bị thiếu trầm trọng, thói quen tưởng vô hại này lại là nguyên nhân của nhiều bệnh lý trong đó có sỏi thận.
Thói quen nhịn tiểu
Những người làm việc văn phòng mắc phải thói quen rất xấu đó là nhịn tiểu. Vì quá bận mà mọi người thường cố nhịn để làm cho xong, hoặc ngại việc thường xuyên phải đứng dậy đi vệ sinh giữa chốn văn phòngNhịn tiểu khiến cho các khoáng chất trong nước tiểu có thời gian để lắng đọng và kết tinh tạo sỏi. Đồng thời, nhịn tiểu cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, dễ hình thành sỏi.
Nhịn tiểu cũng là một thói quen xấu của dân văn phòng (ảnh: internet)
Cách phòng ngừa sỏi thận
Đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát các bệnh lý trong đó có bệnh sỏi thận. Đồng thời việc đi khám và tham vấn ý kiến của các chuyên gia sức khỏe giúp có thêm nhiều thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Ngoài việc khám sức khỏe định kì, thì việc sắp xếp chế độ ăn uống khoa học là rất cần thiết. Nên uống mỗi ngày 2 lít nước để làm loãng nước tiểu, hòa tan và đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, giúp phòng ngừa việc hình thành sỏi. Uống nhiều nước là cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả và rẻ t.iền nhất.
Hơn nữa, cần hạn chế ăn các thực phẩm làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận như: dầu mỡ, đồ ăn mặn, ăn nhiều muối, các thực phẩm giàu oxalate, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, t.huốc l.á, trà…
Đặc biệt nên duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục rèn luyện sức khỏe điều độ, duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, đặc biệt không nên nhịn tiểu.
Vân Anh
Theo phapluatplus