Thời tiết thay đổi, chuyển từ nóng sang lạnh có thể gây ra một số vấn đề sức khoẻ không mong muốn với trẻ nhỏ – khi hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện. Làm cách nào để chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi giao mùa? Làm cách nào để ngăn chặn cảm cúm, dị ứng?
Việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết thay đổi từ mùa hè sang thu là điều vô cùng cần thiết. Đó là nguy cơ mắc các bệnh n.hiễm t.rùng, dị ứng cao hơn. Mặc dù việc ngăn ngừa con bị ốm là vô cùng khó, nhưng có một số cách bạn có thể cố gắng để giúp con bạn khoẻ mạnh và an toàn hơn.
1. Cho con bú sữa mẹ
Với trẻ chưa cai sữa mẹ thì mẹ đừng quên cho trẻ bú sữa đầy đủ. Lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ còn vượt qua các các chế độ dinh dưỡng cơ bản. Ngoài việc chứa tất cả những vitamin hay chất dinh dưỡng thiết yếu thì sữa mẹ cũng có tác dụng giúp trẻ chống lại các tác nhân gây n.hiễm t.rùng.
Sữa mẹ có chứa các kháng thể giúp con khoẻ mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh cảm lạnh, n.hiễm t.rùng,… Nếu như bé bị ốm thì kháng thể trong sữa mẹ cũng giúp cho con bớt mệt hơn, nhanh khỏi hơn. Theo một số nghiên cứu thì sữa mẹ có tác dụng giúp 1 năm đầu tiên của trẻ nếu ốm phục hồi nhanh hơn nếu như bạn cho trẻ bú trong suốt 6 tháng đầu đời.
2. Luôn cập nhật lịch tiêm chủng và tiêm đúng lịch
Việc cập nhật lịch tiêm chủng, các loại vaccine có tác dụng chủng ngừa đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho bé khỏi nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm phổ biến khi giao mùa hè – thu như cảm cúm, viêm phổi, phế cầu,…
3. Hạn chế để trẻ tiếp xúc với sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh không có khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt tốt và nhanh như người lớn nhưng lại cảm nhận được cảm giác nóng hoặc lạnh rất nhanh.
Khi thời tiết có sự chênh lệch lớn về nhiệt độ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc (Ảnh: Internet)
Do vậy, hãy nhớ rằng, dù là mùa nào đi chăng nữa thì điều quan trọng khi chăm sóc sức khoẻ cho trẻ là cần điều chỉnh nhiệt độ cơ thể phù hợp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn cần để bé ngủ trong phòng có nhiệt độ vừa phải, không được để gió lạnh lùa vào giường nhất là thời điểm sáng sớm hay phòng tắm cũng cần kín gió.
Nếu như bạn ở trong khu vực hay mất điện thì cần đảm bảo con bạn có thể thích nghi khi không có thiết bị làm ấm hay làm mát.
4. Ăn mặc phù hợp với thời tiết
Một lưu ý khi chăm sóc sức khoẻ cho trẻ thời điểm giao mùa hè – thu chính là lựa chọn quần áo phù hợp với thời tiết. Buổi sáng và tối là thời điểm lạnh nhanh, còn buổi trưa lại có nắng hanh.
Tốt nhất là hãy mặc cho trẻ nhiều lớp áo hơn để có thể cởi bớt dần vào các thời điểm trời nắng, nóng.
5. Khuyến khích có chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đầy đủ dưỡng chất thiết yếu là cách tốt nhất để chống lại các nguy cơ gây n.hiễm t.rùng cho cơ thể. Điều quan trọng là cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất nếu như trẻ biếng ăn hay đang ở trong chế độ ăn kiêng.
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp trẻ có hệ miễn dịch khoẻ mạnh (Ảnh: Internet)
Hãy cố gắng cho trẻ ăn đa dạng thức ăn – điều mà chúng tôi gọi là thực đơn cầu vồng. Điều này giúp khơi gợi cảm giác thèm ăn cho trẻ. Bạn không cần phải tập hợp tất cả các màu cho mỗi bữa ăn nhưng nên thay đổi tuần tự hàng ngày, hàng tuần.
6. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ là cách chăm sóc sức khoẻ cho trẻ quan trọng
Điều quan trọng nhất để bạn ngăn ngừa vi trùng, vi khuẩn là vệ sinh đúng cách. Bạn nên tập thói quen rửa tay cho trẻ thường xuyên bằng xà phòng. Các chuyên gia thống nhất rằng, ngay từ khi trẻ bằng đầu biết bò là bạn đã nên tập thói quen rửa tay cho trẻ. Lúc này vi khuẩn, bụi bẩn dễ bám vào tay trẻ và gây bệnh hơn.
Ngoài ra, đừng quên rửa tay sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi trẻ trở về từ nhà trẻ. Nước rửa tay khô rất hữu ích nếu như bạn không ở trong điều kiện có thể rửa tay bằng xà phòng. Có rất nhiều các loại nước rửa tay khô cho trẻ, bạn nên lựa chọn phù hợp và có xuất xứ rõ ràng.
Hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân, rửa tay đúng cách (Ảnh: Internet)
Nếu như rửa tay bằng xà phòng thường xuyên có thể làm khô da, bạn có thể tham khảo cách khắc phục TẠI ĐÂY.
Bên cạnh đó, hãy lau sạch các bề mặt mà trẻ có thể chạm phải thường xuyên, chẳng hạn như tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, sàn nhà, ghế, công tắc điện, bồn rửa mặt, bồn cầu,…
Hãy luôn che miệng bằng khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi, hạn chế cho trẻ chạm tay vào mắt, mũi, miệng.
7. Quản lý dị ứng theo mùa
Thời điểm giao mùa hè – thu là khoảng thời gian rất hanh khô, nhiều trẻ có nguy cơ dị ứng cao hơn khi tới trường, tham gia các hoạt động dã ngoại,…
Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra khi trẻ tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, cỏ khô, nấm mốc,… phát tán trong không khí và trẻ hít phải.
Quản lí tốt các tác nhân gây dị ứng khi chăm sóc sức khoẻ cho trẻ giao mùa hè – thu (Ảnh: Internet)
Nếu con của bạn có t.iền sử mắc các bệnh hô hấp, viêm xoang hay dị ứng thì bé cũng có thể đối mặt với nguy cơ tái phát cao hơn khi giao mùa hè – thu. Do vậy, bạn cũng cần nắm vững các kĩ năng cần thiết đối phó với bệnh của trẻ.
Một khi biết được con bạn bị dị ứng với chất gì, hãy cố gắng để bé tránh càng xa càng tốt. Mặc dù điều này không dễ dàng nên bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp thêm của các thầy cô giáo hay chuyên gia.
8. Các biện pháp phòng ngừa bổ sung
Để chăm sóc sức khoẻ cho trẻ đúng cách khi giao mùa, bạn nên có các biện pháp dự phòng giúp chống lại vi sinh vật gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm mốc,…
– Hạn chế tới những nơi đông người, luôn mang khẩu trang khi ra ngoài
– Tránh xa những người bị bệnh do nhiễm virus
Mặc dù bị ốm là một phần của quá trình lớn lên và là cách hệ thống miễn dịch của bé học cách chống lại các bệnh n.hiễm t.rùng trong tương lai nhưng bạn cũng cần lưu ý để trẻ có một sức khoẻ tốt, không bị ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt, cuộc sống khi lớn lên.
Tại sao bệnh hô hấp lại trở nên phổ biến hơn vào thời điểm giao mùa hè – thu?
Không chỉ dị ứng, bệnh hô hấp cũng là một bệnh phổ biến hơn khi giao mùa hè – thu, thời tiết chuyển từ nóng bức sang se lạnh kèm theo độ ẩm cao với gió hanh khô.
Để khoẻ mạnh, ngoài việc phòng tránh khỏi nguy cơ bị dị ứng thì bệnh hô hấp khi giao mùa hè – thu cũng phổ biến không kém. Dưới đây là những nguyên nhân khiến bệnh hô hấp phổ biến hơn vào thời điểm giao mùa mà bạn nên nắm rõ để có biện pháp phòng tránh hiệu quả.
1. Những lý do khiến bệnh hô hấp phổ biến trong thời điểm giao màu hè – thu
– Sự thay đổi nhiệt độ
Thay đổi khí hậu là nguyên nhân đầu tiên khiến bệnh hô hấp phổ biến hơn khi giao mùa. Khi nhiệt độ xuống thấp hơn, từ nóng bức sang se lạnh, mưa gió thất thường có thể khiến hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu.
– Virus, vi khuẩn có điều kiện phát triển thuận lợi
Độ ẩm cao, gió khô hanh là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Gió khô hanh giúp mang virus, vi khuẩn hay nấm mốc đi xa hơn và lan truyền dễ hơn, nhất là với các cơn gió mang theo hơi lạnh.
Độ ẩm cao, gió khô hanh là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển (Ảnh: Internet)
– Đường hô hấp rất dễ bị xâm nhập
Hoạt động hít thở hàng ngày của chúng ta không thể dừng lại, chính vì thế mà các mầm bệnh cũng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của bạn hơn thông qua đường hô hấp như mũi, miệng. Bạn có thể gặp phải các triệu chứng như ho, bị ngứa cổ họng khi thời tiết giao mùa xảy ra.
– Siêu vi gây bệnh hô hấp
Theo một số nghiên cứu thì các siêu vi gây ra bệnh đường hô hấp chẳng hạn như virus gây bệnh cảm cúm phát triển thuận lợi hơn khi thời tiết lạnh so với thời tiết nóng của mùa hè.
Virus gây bệnh cảm cúm phát triển thuận lợi hơn khi thời tiết lạnh so với thời tiết nóng của mùa hè (Ảnh: Internet)
– Sự lưu thông gió kém khi trở lạnh
Khi vào đầu mùa thu, buổi sáng và chiều tối, tối là khoảng thời gian không khí dễ bị tù túng hơn, kém lưu thông hơn do bạn có xu hướng ở trong nhà nhiều hơn. Lúc này, những vi khuẩn cũng có điều kiện phát triển thuận lợi hơn.
– Ánh sáng mặt trời yếu hơn
Bước vào mùa thu, ngay từ thời điểm giao mùa, ban ngày đã ngắn đi và ban đêm dài hơn. Chính vì thế mà số giờ có ánh sáng mặt trời cũng sẽ giảm đi. Thậm chí có những ngày âm u không nhìn thấy mặt trời phổ biến ở miền Bắc.
Mặt khác, ánh sáng mặt trời có chứa tia cực tím chính là yếu tố t.iêu d.iệt được các vi sinh vật.
2. Nguyên nhân cụ thể đối với một số đối tượng đặc biệt
Đối với t.rẻ e.m
T.rẻ e.m, nhất là trẻ dưới 6 t.uổi có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị nhiễm các bệnh hô hấp vào thời điểm giao mùa hè – thu. Hơn nữa, trẻ mắc bệnh hô hấp thường có diễn biến tiến triển nặng nhanh chóng và rất khó lường.
T.rẻ e.m có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện dễ mắc các bệnh hô hấp hơn khi giao mùa hè – thu (Ảnh: Internet)
Nếu như không được can thiệp y tế kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ như viêm phổi, suy hô hấp cấp, bị tràn dịch màng phổi và nặng hơn có thể là tử vong!
Đối với người cao t.uổi
Theo thống kê, người cao t.uổi thậm chí có tỷ lệ khám bệnh hô hấp khi giao mùa chiếm tới 70%. Nguyên nhân phổ biến gây bệnh hô hấp ở người già thời điểm giao mùa là do các bệnh mạn tính đường hô hấp tái phát kết hợp với các yếu tố khách quan như ô nhiễm môi trường hoặc do t.uổi tác gây suy giảm chức năng trong cơ thể.
Ngoài ra thì vệ sinh răng miệng kém cũng có thể là nguyên nhân khiến bệnh hô hấp ở người cao t.uổi phổ biến hơn.
Người cao t.uổi có t.iền sử mắc bệnh mạn tính cần chú trọng tới theo dõi và kiểm soát sức khoẻ (Ảnh: Internet)
Các bệnh lý t.uổi tác như: tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch, suy gan, suy thận có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu dẫn tới khó đề kháng với các tác nhân gây bệnh hô hấp.
Đối với phụ nữ mang thai
Giai đoạn mang thai là giai đoạn người phụ nữ có sức đề kháng yếu hơn bình thường. Đặc biệt là cảm cúm, bà bầu thường không dám, e ngại dùng thuốc sẽ ảnh hưởng tới thai nhi dẫn tới cơ thể nhanh chóng bị mệt mỏi, bệnh kéo dài hơn so với người bình thường.
Đối với phụ nữ mang thai có t.iền sử đang mắc các bệnh hô hấp mãn tính thì cẩn kiểm soát tốt dưới chỉ dẫn của bác sĩ.