Mang thai, sinh con và làm mẹ hoàn toàn không phải là việc đơn giản. Một số thực phẩm dưới đây sẽ hỗ trợ giúp bạn dễ thụ thai.
Ảnh minh họa
Khoảng 30% các vấn đề sinh sản ở các cặp vợ chồng bắt nguồn từ người phụ nữ và 30% khác bắt nguồn từ người chồng và 30% còn lại do cả hai. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc mang thai hoặc dễ bị sẩy thai, bạn nên nói chuyện với bác sĩ phụ khoa để có phương pháp điều trị.
Sau đây là danh sách 5 loại thực phẩm dành cho những người chuẩn bị làm mẹ:
1. Trái cây
Các loại trái cây giàu vitamin C như chanh, cam, quả mọng và đu đủ có đặc tính chống ô xy hóa và bảo vệ trứng khỏi bị hư hại. Chúng cũng cải thiện tiềm năng và khả năng vận động của t.inh t.rùng ở nam giới, theo The Health Site.
2. Ngũ cốc nguyên cám
Nên chọn ngũ cốc nguyên cám thay vì chất đường bột tinh chế như bột mì, gạo và các món ăn có đường. Chất đường bột tinh chế không chỉ làm tăng lượng đường trong m.áu, mà còn can thiệp vào việc sản xuất hoóc môn sinh sản và chu kỳ k.inh n.guyệt.
3. Các loại hạt
Hạnh nhân, quả óc chó, hạt dẻ cười đều giàu vitamin E, có thể cải thiện sức khỏe t.inh t.rùng ở nam giới. Vitamin E cũng hoạt động như một chất chống ô xy hóa giúp bảo vệ ADN trứng khỏi mọi thiệt hại. Các thực phẩm giàu vitamin E khác gồm hạt hướng dương, súp lơ xanh, quả bơ và xà lách, theo The Health Site.
4. Cá
Cá chứa đầy đủ các a xít béo giàu omega lành mạnh, các loại cá như cá hồi, cá mòi và cá trích có thể điều chỉnh hoóc môn sinh sản ở phụ nữ, đồng thời làm tăng dịch cổ tử cung và thúc đẩy rụng trứng. Cá hồi chứa selenium, sản xuất chất chống ô xy hóa bảo vệ trứng và t.inh t.rùng khỏi các gốc tự do và ngăn ngừa dị tật bẩm sinh và sẩy thai.
5. Các sản phẩm sữa
Các sản phẩm từ sữa như sữa nguyên kem, kem, sữa chua và phô mai chứa đầy canxi và vitamin D, hỗ trợ sản xuất estrogen và thúc đẩy rụng trứng ở phụ nữ.
Bạn cũng có thể hấp thu canxi từ đậu phụ và rau xanh như rau bó xôi, theo The Health Site.
Chuẩn bị gì trước khi làm mẹ?
Chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai
Cần làm gì trước khi mang thai? Đó là: Chuẩn bị tâm lý thật tốt. Các nghiên cứu cho thấy, trong thời gian chuẩn bị trước khi mang thai, nếu phụ nữ thường xuyên bị stress thì khả năng thụ thai thấp hơn những người có tâm trạng vui vẻ. Vì vậy, để sớm có tin vui, các mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn thật thoải mái.
Với những chị em có vấn đề về sức khỏe từ trước đó, cần bình tĩnh tìm hướng giải quyết thay vì đôn đáo chạy ngược chạy xuôi tìm các phương pháp sinh con thiếu khoa học. Các chuyên gia cho biết tập trung trang bị hệ thống kiến thức về vấn đề thụ thai sẽ giúp cho việc quan hệ hiệu quả hơn.
Tiêm phòng trước khi mang thai
Tiêm phòng trước khi mang thai là một trong những việc cực kỳ quan trọng trong việc cần chuẩn bị gì trước khi mang thai.
Khi mang thai, hệ thống miễn dịch cơ thể mẹ sẽ yếu hơn bình thường. Do đó, nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm của mẹ cũng vì vậy mà tăng lên. Các chuyên gia cho biết: Việc tiêm phòng trước khi mang thai là cách tốt nhất để bảo vệ thai nhi tránh khỏi các bệnh nguy hiểm như Rubella, viêm gan B…
Chuẩn bị tài chính trước khi mang thai
Ngoài sự chuẩn bị tốt về mặt sức khỏe, những kiến thức đúng đắn về quá trình thụ thai, vợ chồng bạn cũng cần sẵn sàng về cả vấn đề tài chính.
Khi sinh một đứa con, các mẹ sẽ phải chi tiêu rất nhiều, từ bỉm, sữa, cho đến những vấn đề lớn hơn như khi con bị bệnh, sau đó là nuôi ăn học. Do đó, vợ chồng hãy cân nhắc vấn đề tài chính một cách thấu đáo để chắc chắn mình đủ khả năng lo cho cuộc sống của con và cho con một tương lai tốt đẹp.
Duy trì cân nặng hợp lý
Cân nặng quá mức khi mang thai có thể gây ra một số biến chứng khi mang thai và sinh nở, bao gồm cả việc làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý nguy hiểm như huyết áp cao, t.iền sản giật, sinh non và tiểu đường thai kỳ. Béo phì khi mang thai cũng gây ra hội chứng macrosomia – em bé lớn hơn bình thường, làm tăng nguy cơ chấn thương khi sinh, dị tật bẩm sinh, đặc biệt là dị tật ống thần kinh.
Chưa dừng lại ở đó, nếu có quá nhiều chất béo trong cơ thể mẹ sẽ gây khó khăn hơn cho bác sĩ trong việc theo dõi thai nhi bằng kiểm tra siêu âm và nghe nhịp tim của thai nhi.
Bổ sung vitamin trước khi mang thai
Mặc dù hầu hết chất dinh dưỡng được cung cấp từ các loại thực phẩm khi đang mang thai, nhưng việc bổ sung vitamin trước khi mang thai và trước khi sinh cũng cực kỳ quan trọng. Các bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên bổ sung đủ lượng vitamin, khoáng chất cần thiết mỗi ngày trước và trong khi mang thai để hai mẹ con luôn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng.
Cung cấp đủ lượng axit folic trước và trong khi mang thai giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Nhu cầu khuyến cáo dành cho phụ nữ mang thai hoặc kể cả những người không có ý định mang thai là 400 microgam axit folic mỗi ngày bằng cách bổ sung các vitamin hoặc thực phẩm giàu axit folic.
Hạo Nhiên (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Bác sĩ nhi cảnh báo bố mẹ bỏ qua loại trái cây này khi đi siêu thị nếu không muốn “đau tim” vì con bị hóc nghẹn
Lần tới khi đi siêu thị, các cha mẹ có con nhỏ hãy bỏ qua mua loại trái cây này bởi nó là một trong những tác nhân gây hóc nghẹn số 1 ở trẻ.
Theo Tiến sĩ Luke Sammartino, bác sĩ nhi khoa, đồng thời là chủ của một phòng khám nhi tại Bundoora (Úc), thì vào thời gian này trong năm, đất nước chuột túi đang bước vào mùa nho. Song, cha mẹ nên biết một điều rằng những quả nho trông ngon mắt có thể gây ra tai nạn hóc nghẹn cho trẻ bất cứ lúc nào.
Chính vì thế, Tiến sĩ Sammartino đã đưa ra lời cảnh báo cho các bậc cha mẹ sau khi chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ các ca mắc nghẹn do trái cây ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ chập chững mới biết đi.
B.é t.rai 5 t.uổi đã nuốt nguyên một trái nho và trái nho đó đã bị mắc kẹt trong khí quản của bé.
Tiến sĩ Sammartino nói: “Chúng tôi thấy trái nho mùa này đặc biệt lớn, và nó có thể gây ra nguy cơ nghẹt thở ở trẻ nhỏ. Chúng tôi đã từng cấp cứu trường hợp một đ.ứa t.rẻ nuốt cả trái nho và nó bị mắc kẹt trong cổ họng”.
Cụ thể là năm 2017, một cậu bé 5 t.uổi sống tại Brisbane (Úc) đã phải đi cấp cứu sau khi nuốt cả một quả nho. Mẹ của bé, chị Angela Henderson đã chia sẻ rằng con của chị đã nuốt nguyên một trái nho và trái nho đó đã bị mắc kẹt trong khí quản của bé. Tuy phải gây mê để thực hiện cuộc phẫu thuật lấy quả nho ra, nhưng các bác sĩ cho biết đ.ứa t.rẻ vẫn may mắn hơn hàng chục t.rẻ e.m Úc c.hết mỗi năm vì nghẹt thở.
“Là một bác sĩ nhi khoa tư vấn cho hàng trăm gia đình mỗi năm, tôi đã nghe và tận mắt chứng kiến nỗi đau đớn tột cùng của các bậc cha mẹ khi sự cố tai nạn về nghẹt thở xảy ra. Đó là một tình huống khẩn cấp cần được cấp cứu ngay lập tức”, Tiến sĩ Sammartino nói thêm.
Vậy cha mẹ cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn con bị nghẹt thở vì thức ăn?
Cắt nhỏ quả nho theo chiều dọc để tránh nguy cơ hóc nghẹn cho trẻ.
Theo dữ liệu của cục Thống kê Úc, mỗi năm có khoảng 2.500 t.rẻ e.m dưới 9 t.uổi phải nhập viện bởi các tai nạn, trong đó nghẹt đường thở do thức ăn hoặc đồ vật là phổ biến nhất. Không chỉ có nho, mà trên thực tế, các bác sĩ nhi khoa liệt kê một loạt các loại thức ăn có khả năng gây nghẹn ở trẻ nhỏ như: cà chua bi, cà rốt nhỏ, dâu tằm, việt quất, trái cây đóng hộp, các loại hạt: hạt điều, hạnh nhân,…
Để tránh tai nạn thương tâm xảy ra, các bác sĩ khuyên cha mẹ khi cho con ăn những thức ăn này thì hãy cắt nhỏ chúng ra thành từng miếng nhỏ để con dễ nuốt. Riêng với quả nho, các bố mẹ có con nhỏ nên hạn chế mua hoặc nếu cho trẻ ăn, luôn luôn phải cắt nhỏ theo chiều dọc từng quả một.
Thêm vào đó, cha mẹ cần học cách sơ cứu ngay khi con bị hóc dị vật hoặc đồ ăn bằng phương pháp vỗ lưng ấn ngực:
– Đặt trẻ nằm sấp lên đùi trái, đầu thấp hơn thân và hướng xuống đất.
– Dùng gốc bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vào lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai.
– Sau đó lật ngửa trẻ sang tay phải. Nếu trẻ còn khó thở, tím tái, dùng hai ngón tay trái ấn mạnh vào vùng 1/2 dưới xương ức 5 cái.
– Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc được.
Cha mẹ lưu ý: Đừng cố dùng tay móc lấy dị vật ra và dịch chuyển nó vì có nhiều khả năng dị vật sẽ rơi vào sâu hơn.
Nguồn: Parents/Helino