Đau vai suốt 5 năm, cô giáo tiểu học sốc khi phát hiện bị ung thư xương

Đau vai phải âm ỉ kéo dài suốt 5 năm, cô giáo 43 t.uổi, quê Thái Nguyên rất sốc khi bác sĩ chẩn đoán bị ung thư xương bả vai phải, một trường hợp rất hiếm gặp và rất khó để can thiệp.

5 năm trở lại đây, cô Lương Thị Th cảm thấy tay phải của mình ngày càng đau, lúc đầu đau âm ỉ, như kiến cắn trong khớp vai phải, sau cơn đau lan dần lên phía ngực và ra phía sau. Từng đi khám ở một số cơ sở y tế nhưng không phát hiện ra bệnh gì.

Cho rằng những cơn đau vai không có gì nguy hiểm, cô cũng không để ý nhiều. Đến năm 2018, cô đến khám tại một bệnh viện tuyến trung ương tại Hà Nội.

Kết quả phát hiện cô có một khối u to bằng hòn bi ve chỗ xương bả vai phải, xâm lấn phần mềm xung quanh. Bác sĩ kết luận cô bị u xương bả vai phải đã xâm lấn ra phần mềm xung quanh.

dau vai suot 5 nam co giao tieu hoc soc khi phat hien bi ung thu xuong b67cbc

Phim cắt lớp vi tính dựng hình xương bả vai phải.

Chị thực sốc, không tin mình bị mắc ung thư xương vì chỉ thấy mỗi triệu chứng đau vai. Khi đó, theo các bác sĩ khả năng phẫu thuật được rất khó.

Thứ nhất đây là vùng rất nguy hiểm, là nơi mạch m.áu và thần kinh từ thân mình đi xuống tay, phẫu thuật rất dễ chạm vào thần kinh gây liệt, chạm vào mạch gây tổn thương mạch m.áu. Thứ hai, nếu lấy bỏ khối u đi, đồng nghĩa với việc là lấy toàn bộ xương bả vai, bác sĩ không biết lấy vật liệu gì để thế thì lấy gì để thay thế xương ở đó.

Không thể phẫu thuật được, cô trở về nhà với đơn thuốc giảm đau trên tay và tâm trạng tuyệt vọng. Càng ngày tay của cô càng nặng hơn, cử động khó khăn hơn và cô không thể tự đi xe từ nhà đến trường mặc chỉ cách 500m.

Không chấp nhận số phận, cô đi khám thêm một số bệnh viện uy tín khác, khám cả các chuyên gia người Singapore, nhưng tất cả đều lắc đầu.

Đầu tháng 9/2019, khi đã gần như hết hy vọng, cô được bạn giới thiệu đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. May mắn đã mỉm cười với cô khi PGS.TS Trần Trung Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết “vẫn có cách điều trị, tuy nhiên phải đợi để bác sĩ liên hệ để có xương bả vai nhân tạo”.

dau vai suot 5 nam co giao tieu hoc soc khi phat hien bi ung thu xuong 228e53

Khối xương bả vai ung thư lấy ra trong phẫu thuật và xương bả vai nhân tạo.

Theo PGS Dũng, bệnh nhân có hai phương án để lựa chọn. Cách thứ nhất là cắt lấy bỏ toàn bộ xương bả vai và khối u, sau đó chỉ khâu lại phần mềm. Cách thứ hai là cắt bỏ toàn bộ xương bả vai và khối u, đồng thời phẫu thuật thay toàn bộ xương bả vai phải – chính khối xương bị ung thư. Cách này kết hợp điều trị thuốc nội khoa đơn thuần, kết hợp xạ trị và hóa chất tuy nhiên đây sẽ là một ca phẫu thuật khó.

“Nếu lựa chọn cách thứ 2 thì đây sẽ ca phẫu thuật đầu tiên tại Việt Nam. Trên thế giới hiện cũng không nhiều nơi thực hiện kỹ thuật này. Số ca phẫu thuật thay xương bả vai cả châu Á cũng chỉ dưới vài chục ca”, PGS Dũng.

Dù vậy, cô Th quyết định thử phương án thứ 2 vì không muốn trở thành người tàn tật, càng không muốn có thể mất đi tính mạng vì ung thư. Cô đã làm thủ tục nhập vào điều trị tại Bệnh viện K Trung ương (Tân Triều, Hà Nội).

Lần đầu tiên phẫu thuật thay xương bả vai nhân tạo tại Việt Nam

Sau gần 2 tháng chuẩn bị kỹ lưỡng, ngày 28/12/2019, bệnh nhân đã được cắt toàn bộ khối u xương và xương bả vai phải, đồng thời thay thế xương bả vai nhân tạo. Ca phẫu thuật kéo dài 3 tiếng.

Kíp mổ gồm PGS Dũng, bác sĩ Trần Quyết, bác sĩ Phạm Sơn Tùng, bác sĩ Nguyễn Minh Toàn và kíp mổ Bệnh viện K Tân Triều gồm bác sĩ Hoàng Minh Sâm và Bác sĩ Trần Đức Thanh.

dau vai suot 5 nam co giao tieu hoc soc khi phat hien bi ung thu xuong 29e8de

Hình ảnh X-quang xương bả vai sau phẫu thuật.

“Khối u xương đã làm cho xương bả vai to và nặng gần gấp đôi xương thật của bệnh nhân. Nó đã lan rộng ra xung quanh, chèn ép vào một số nhánh dây thần kinh trên vai của bệnh nhân. Chúng tôi đã bóc được hết u và không để biến chứng gì xảy ra, phẫu thuật thay xương bả vai nhân tạo rất thuận lợi”, PGS Dũng nói.

Hiện tại cô Th đã hoàn toàn khỏe mạnh, cử động được phần cẳng tay và bàn tay bình thường, vết mổ hoàn toàn khô.

“Tôi không ngờ các bác sĩ vẫn có thể cứu lấy cánh tay cầm phấn viết bảng của tôi. Chưa biết kết quả sau này sẽ ra sao, nhưng tôi đã có cơ hội thì tôi sẽ quyết tâm điều trị tới cùng”, co Th nói. Cô mong muốn sớm được quay trở lại với bục giảng.

Theo PGS Dũng khác với các xương khác, xương bả vai là khối xương nằm phía sau ngực, không cố định chắc chắn vào bất cứ xương nào, mà “treo lơ lửng” giữa các khối cơ lưng và chi trên. Vì vậy điều khó nhất trong phẫu thuật thay xương bả vai chính là làm sao cho xương bả vai nhân tạo sau khi thay thế vào vẫn treo giữa các khối cơ mà vẫn không bị lệch hay biến dạng vai khi tay hoạt động. Đồng thời phải đảm bảo thẩm mỹ và không để lại biến chứng mạch m.áu và thần kinh nào.

Phẫu thuật thay xương bả vai thanh công sẽ mở ra cánh cửa hy vọng cho các bệnh nhân bị ung thư xương bả vai nói riêng, ung thư nói chung.

Nam Phương

Theo dantri

Bệnh nhân ung thư xương không còn lo bị cắt cụt hay tháo khớp chân

PGS, TS Trần Trung Dũng, Phó Giám Bệnh viện Xanh Pôn cùng các cộng sự vừa phẫu thuật thành công thay khớp gối có sử dụng xương đồng loại cho bệnh nhân nam, 17 t.uổi, bị ung thư xương đầu dưới xương đùi phải.

benh nhan ung thu xuong khong con lo bi cat cut hay thao khop chan 943b4c

Bệnh nhân nam bị ung thư xương đã được điều trị hóa chất tại Bệnh viện K Tân Triều. Theo dõi và đ.ánh giá qua sáu đợt truyền hóa chất cho thấy kích thước khối u nhỏ đi, không thấy di căn ra phần mềm xung quanh và thể trạng của bệnh nhân hoàn toàn đáp ứng được phẫu thuật.

PGS, TS Trần Trung Dũng đã quyết định phẫu thuật cắt u và thay khớp gối cho bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ được sử dụng xương đồng loại để bù đoạn xương bị cắt đi do u. Sau phẫu thuật hai tuần, bệnh nhân tiến triển tốt, vết mổ liền tốt, tầm vận động 0 – 10 – 60, bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh và được các bác sĩ cho tập đi lại nhẹ nhàng.

Đây là ca thay khớp gối đầu tiên có sử dụng xương đồng loại (allograft prosthesis composit) được phẫu thuật tại Bệnh viện Xanh Pôn. Trước đó, các bác sĩ Bệnh viện Xanh Pôn đã thực hiện một ca thay khớp gối cho một bệnh nhân tại Bệnh viện K Tân Triều.

Thành công của ca phẫu thuật mở ra hy vọng cho các bệnh không may mắn mắc căn bệnh ung thư xương. Bệnh nhân sẽ được bảo tồn chi thể, tránh được việc cắt cụt hay tháo khớp, trả lại chất lượng sống tốt nhất cho họ và gia đình.

BS Dũng cho biết, ung thư xương là khối u ác tính xuất phát từ các tế bào của xương, trong đó hay gặp nhất là ung thư liên kết tạo xương và tạo sụn. Đây là loại ung thư thường gặp ở thiếu niên và thanh niên trẻ. T.rẻ e.m nam gặp nhiều hơn nữ. Các lứa t.uổi khác, ung thư xương là loại hiếm gặp, tỷ lệ khoảng 0,5% so với toàn bộ các ung thư.

Hầu hết khi được chẩn đoán ung thư xương, chỉ định cắt cụt hay tháo khớp được đặt ra nhằm loại bỏ triệt để khối u đó, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Tuy nhiên, khi khối u kích thước bé (phát hiện giai đoạn sớm), không hoặc chưa phát hiện di căn các cơ quan khác, có đáp ứng với điều trị hóa chất và xạ trị, thì liệu chỉ định cắt cụt được đặt ra là hợp lý hay không. Vì thế, cách nào loại bỏ khối u đó và vẫn bảo đảm được chức năng của chi đó, nhất là các khối u cạnh hoặc gần các khớp lớn như khớp vai, háng, gối là câu hỏi khó cho các bác sĩ lâm sàng.

Hiện nay, nhiều bộ khớp nhân tạo đã được thiết kế và ứng dụng rộng rãi trong thay các khớp vai, háng, gối, … và có cả bộ khớp được thiết kế để thay trong các trường hợp cắt xương nhiều như ung thư xương. Đặc biệt, việc sử dụng xương đồng loại để thay thế một đoạn xương đã cắt cũng là một trong những thành công của khoa học kỹ thuật được áp dụng vào điều trị y học. Xương đồng loại ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong y tế vì chính những ưu điểm của nó mang lại như liền xương tốt hơn sử dụng các vật liệu vô cơ khác, giá thành thấp hơn, cấu tạo đúng giải phẫu hơn…

THIÊN LAM

Theo Nhân dân

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *