Chuối có đốm đen có thể ăn được, bắp cải có đốm đen không rửa sạch được tuyệt đối đừng bao giờ ăn

Trong thế giới rau quả, chúng ta dễ dàng bắt gặp những loại thực phẩm xuất hiện các đốm màu đen hoặc màu thẫm, có loại có thể ăn được, thậm chí ăn ngon hơn là đằng khác nhưng có loại tuyệt đối đừng nên ăn.

chuoi co dom den co the an duoc bap cai co dom den khong rua sach duoc tuyet doi dung bao gio an 4c5182

Các loại rau quả khi được bảo quản trong một thời gian nhất định sẽ bắt đầu xuất hiện những đốm đen hoặc đốm màu thẫm. Nhiều người cho rằng điều này ảnh hưởng đến sự ngon mắt của thực phẩm và bỏ chúng đi, số khác lại cho rằng đốm đen không ảnh hưởng gì đến chất lượng của rau quả nên tiếp tục sử dụng.

chuoi co dom den co the an duoc bap cai co dom den khong rua sach duoc tuyet doi dung bao gio an 61e7ad

Có hai lý do chính khiến cho rau quả xuất các đốm đen nhỏ:

– Do sự thay đổi sinh lý bình thường, không ảnh hưởng đến tiêu dùng.

– Do các chất có hại đã được tạo ra bên trong thực phẩm, không thể ăn được.

Do đó, việc quyết định giữ lại sử dụng hay loại bỏ lại phụ thuộc loại thực phẩm có xuất hiện đốm đen đó. Chuối và bắp cải là 2 trong số những loại thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày mà thường xuất hiện đốm đen.

1. Chuối có đốm đen vẫn ăn được, thậm chí ngon tuyệt hảo

Là loại trái cây ngon và tiện lợi, chuối rất phổ biến trong mỗi gia đình. Hạn chế duy nhất của loại quả này là chỉ trong một thời gian ngắn, phần vỏ chuối sẽ xuất hiện các đốm màu đen, thẫm.

chuoi co dom den co the an duoc bap cai co dom den khong rua sach duoc tuyet doi dung bao gio an 2a5b1d

Đốm đen xuất hiện trên vỏ chuối là do chuối chín dễ bị vi khuẩn bệnh thán thư (một loại bệnh chỉ gây hại trên cây trồng) xâm chiếm và tạo thành các đốm. Do bệnh thán thư vô hại với con người nên bạn vẫn có thể ăn chuối có đốm đen mà không phải lo lắng liệu nó có gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hay không.

Ngoài ra, đốm đen trên chuối còn là ảnh hưởng từ quá trình oxy hóa. Do các oxit carbon (có vai trò bảo vệ màng tế bào biểu bì) trong các tế bào biểu bì bị oxy hóa, làm tổn thương màng tế bào, tạo ra những vết thâm đen trên vỏ chuối.

chuoi co dom den co the an duoc bap cai co dom den khong rua sach duoc tuyet doi dung bao gio an 689a90

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực tế, chuối có một chút đốm đen lại mang lại hương vị ngon nhất cho loại quả này. Bởi khi xuất hiện đốm đen tức là chuối đã chín hoàn toàn, có độ mềm ngon miệng và độ ngọt vừa ăn. Tuy nhiên, bạn đừng nghĩ chuối càng để lâu, càng nhiều đốm đen thì càng ngon, điều đó chỉ khiến chuối thối và buộc bạn phải vứt nó đi.

2. Bắp cải có đốm đen không rửa sạch được, tuyệt đối không ăn

Vào mùa đông lạnh, bắp cải là loại rau rất phổ biến, thích hợp để chế biến thành các món ăn nhẹ, ngon miệng, ấm áp và tốt cho sức khỏe.

chuoi co dom den co the an duoc bap cai co dom den khong rua sach duoc tuyet doi dung bao gio an 4d7855

Bắp cải có nhiều hoặc ít đốm đen có thể rửa sạch bằng nước thì đó đơn giản chỉ là phân của sâu hoặc đất cát, bụi bẩn bám vào bắp cải. Chỉ cần rửa sạch là bạn có thể sử dụng được ngay.

Tuy nhiên, nếu đốm đen rửa với nước không sạch thì đừng nên chọn nó để chế biến món ăn. Điều này là bởi những đốm đen này đã phát triển trong các sợi của bắp cải, thành tế bào của những cây cải này đã bị biến dạng.

chuoi co dom den co the an duoc bap cai co dom den khong rua sach duoc tuyet doi dung bao gio an 8e32a5

chuoi co dom den co the an duoc bap cai co dom den khong rua sach duoc tuyet doi dung bao gio an 60e800

Đó thường là dấu hiệu của nấm mốc phát triển, chúng tạo ra các chất độc hại như nitrite, được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế IARC xếp vào loại chất gây ung thư loại 2A (nguy cơ cao). Bạn chỉ cần tiêu thụ khoảng 0.3-0.5g bắp cải có đốm đen do nấm mốc này thì cơ thể sẽ bị nhiễm độc, nếu ăn khoảng 3g, nguy cơ t.ử v.ong sẽ rất cao.

Nguồn: QQ và Healthline/Helino

Cẩn trọng với những bệnh do thực phẩm dịp tết

Vào dịp cận tết, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao dẫn đến việc sản xuất kinh doanh thực phẩm cũng tăng theo. Việc lựa chọn, bảo quản không tốt, chất lượng thực phẩm kém… gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.

Cách nhận biết bệnh do thực phẩm

Khi dùng thực phẩm không an toàn sẽ gây ra một số triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng, đe dọa tính mạng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, sốt, yếu cơ, suy hô hấp, n.hiễm t.rùng m.áu… có thể dẫn đến t.ử v.ong.

Các triệu chứng của bệnh do thực phẩm (ngộ độc thực phẩm) thường xuất hiện từ 12 đến 72 giờ sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm, nhưng nó cũng có thể xảy ra từ 30 phút đến 4 tuần sau đó. Nếu bạn nghi ngờ rằng mình có thể bị bệnh do thực phẩm, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc tới bệnh viện để được chăm sóc kịp thời, thích hợp…

can trong voi nhung benh do thuc pham dip tet ae243e

Các loại thực phẩn cần được làm sạch.

Đối tượng nào dễ bị tổn thương?

Trẻ nhỏ, người cao t.uổi, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch… là những đối tượng nguy cơ cao dễ bị ngộ độc thực phẩm. Những người dễ bị tổn thương này không chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm gây ra, mà còn có nhiều khả năng mắc bệnh lâu hơn, phải nhập viện, thậm chí t.ử v.ong. Cụ thể:

Phụ nữ mang thai: Những thay đổi trong khi mang thai làm thay đổi hệ miễn dịch của người mẹ, khiến phụ nữ mang thai dễ bị bệnh do thực phẩm hơn. Vi khuẩn có hại cũng có thể qua nhau thai và lây nhiễm sang thai nhi có hệ miễn dịch kém phát triển. Bệnh do thực phẩm trong khi mang thai là nghiêm trọng và có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non, c.hết lưu hoặc t.ử v.ong của em bé sơ sinh.

Trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ có nhiều rủi ro bị bệnh do thực phẩm hơn vì hệ miễn dịch của chúng vẫn đang phát triển.

Người cao t.uổi: Khi t.uổi cao, hệ thống miễn dịch suy giảm và các cơ quan trở nên chậm chạp trong việc nhận biết và loại bỏ vi khuẩn có hại cho cơ thể và các tác nhân gây bệnh khác. Người cao t.uổi thường mắc bệnh mạn tính, dùng nhiều thuốc… cũng làm suy yếu hệ miễn dịch… nên dễ mắc bệnh.

Người suy giảm miễn dịch (do bệnh, do miễn dịch giảm…): Hệ thống miễn dịch là phản ứng tự nhiên của cơ thể để phản ứng chống lại tác nhân gây hại. Ở những người khỏe mạnh, một hệ thống miễn dịch hoạt động đúng cách dễ dàng chống lại các tác nhân này. Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch của những người bệnh ghép tạng, người nhiễm HIV/AIDS, ung thư… thường bị suy yếu do quá trình bệnh hoặc/ và các tác dụng phụ của một số phương pháp điều trị, khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh, trong đó có bệnh do thực phẩm gây ra.

Người bệnh đái tháo đường: Đối với người đái tháo đường, vấn đề an toàn thực phẩm càng đặc biệt quan trọng. Ngoài hệ miễn dịch suy giảm thì ở người bệnh này các tế bào tạo ra axit dạ dày và các dây thần kinh giúp dạ dày và đường ruột di chuyển thức ăn bị tổn thương, nên làm chậm nhu động ruột, khiến thức ăn bị lưu cữu trong đường tiêu hóa lâu hơn. Điều này khiến cho vi khuẩn có hại và các tác nhân gây bệnh khác có cơ hội phát triển, sinh sôi trong đường ruột, khiến ngộ độc nặng hơn.

Thận (cơ quan bài tiết) cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng ở người đái tháo đường, có thể hoạt động kém hiệu quả, không đào thải được các độc tố, vi khuẩn gây hại. Hơn nữa, những người mắc bệnh đái tháo đường khi bị nôn mửa và tiêu chảy có thể làm cho đường huyết không ổn định… Đó là những lý do khiến người đái tháo đường nếu bị ngộ độc thực phẩm sẽ nặng nề hơn, phải nhập viện, thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu không được cứu chữa kịp thời, thích hợp…

Làm cách nào để phòng tránh?

Để phòng tránh các bệnh do thực phẩm, nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm trên, không nên ăn: thịt hoặc gia cầm sống hoặc nấu chưa chín; cá sống, hải sản nấu chín một phần (như tôm và cua) và hải sản xông khói đông lạnh; sò ốc sống (bao gồm hàu, trai và sò điệp); sữa và sữa tươi chưa được tiệt trùng; trứng sống hoặc trứng chưa nấu chín hoặc thức ăn có trứng sống hoặc chưa nấu chín…; rau quả tươi chưa rửa, bao gồm rau diếp/xà lách; nước ép trái cây hoặc rau quả không tiệt trùng; xúc xích, thịt nguội, sản phẩm gia cầm và cá hun khói…

Trong chế biến thực phẩm cần thực hiện tốt 4 nguyên tắc sau:

Làm sạch: Vi khuẩn có thể lây lan từ tay, thớt và các dụng cụ chế biến… vào thức ăn, gây bệnh. Vì vậy cần:

Rửa tay bằng xà phòng: Trước và sau khi xử lý thực phẩm, chế biến thức ăn cần rửa tay bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây.

Làm sạch mặt bếp: Nên dùng khăn giấy để làm sạch bề mặt bếp. Nếu sử dụng khăn vải cần phải giặt khăn này thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.

Làm sạch các dụng cụ chế biến (thớt, đĩa…): Các dụng cụ chế biến cần được rửa sạch bằng dung dịch vệ sinh thích hợp.

Rửa sạch trái cây và rau quả dưới vòi nước.

Với sản phẩm đóng hộp, hãy nhớ lau sạch nắp trước khi mở.

Riêng biệt: Nhiễm chéo xảy ra khi vi khuẩn lây lan từ sản phẩm thực phẩm này sang sản phẩm thực phẩm khác. Điều này xảy ra phổ biến khi để thịt sống, gia cầm, hải sản và trứng trong tủ lạnh cùng với thức uống và đồ ăn chín.

Để ngăn ngừa nhiễm chéo, cần để thực phẩm sống vào ngăn (hoặc túi) đựng riêng biệt với thức ăn chín trong tủ lạnh. Không dùng chung các dụng cụ chế biến thức ăn chín với thức ăn sống.

Nấu chín: Thức ăn cần được nấu chín đến nhiệt độ an toàn.

Làm lạnh: Nhiệt độ lạnh làm chậm sự phát triển của vi khuẩn có hại. Giữ nhiệt độ tủ lạnh không đổi từ dưới 5 o C trở xuống là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm gây ra. Sử dụng nhiệt kế của thiết bị để đảm bảo nhiệt độ của thiết bị điều nhiệt thường xuyên là dưới 5 o C và nhiệt độ tủ đông 0 o C hoặc thấp hơn.

Để làm lạnh thực phẩm đúng cách, cần làm lạnh hoặc đóng băng thịt, gia cầm, trứng, hải sản và các loại dễ hỏng khác trong vòng 2 giờ sau khi nấu hoặc mua. Làm lạnh trong vòng 1 giờ nếu nhiệt độ bên ngoài cao hơn 32oC.

Theo SK&ĐS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *