Tại khoa sau khi kiểm tra tình hình sức khỏe, các bác sĩ đã nghĩ đến bệnh giang mai bẩm sinh và điều trị cho bệnh nhi theo phác đồ điều trị bệnh giang mai đối với trẻ sơ sinh.
Theo thông tin từ khoa Hồi sức Sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, Khoa vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhi vừa chào đời bị bị bệnh giang mai bẩm sinh. Bệnh nhi là bé Trần Tú L. (0 ngày t.uổi), được sinh ở bệnh viện huyện, từ người mẹ mắc bệnh giang mai. Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, viêm nhiễm tay chân với thể trạng non yếu, sau đó được chuyển tiếp vào khoa Hồi sức sơ sinh – Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An điều trị.
Tại khoa sau khi kiểm tra tình hình sức khỏe, các bác sĩ đã nghĩ đến bệnh giang mai bẩm sinh và điều trị cho bệnh nhi theo phác đồ điều trị bệnh giang mai đối với trẻ sơ sinh. Sau 20 ngày điều trị, tình trạng sức khỏe bệnh nhi ổn định, có thể xuất viện trong vài ngày sắp tới.
Thế nào là bệnh giang mai bẩm sinh?
Bệnh giang mai là bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Đây là bệnh chủ yếu lây truyền qua đường t.ình d.ục do không sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ t.ình d.ục.
Người mẹ bị giang mai có thể lây truyền cho thai nhi thông qua nhau thai, gây n.hiễm t.rùng bào thai, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai c.hết lưu. Trong quá trình mang thai, thai nhi sẽ bị lây nhiễm giang mai từ mẹ và khi chào đời trẻ đã mắc bệnh giang mai bẩm sinh. Trẻ sơ sinh cũng bị nhiễm bệnh từ mẹ khi được sinh ra bằng phương pháp sinh thường.
Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Nếu thai nhi bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai nặng, thai nhi sẽ không sống được và có nguy cơ bị sảy thai vào tháng thứ 5-6 của thai kỳ;
Nếu thai nhi bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai ở mức độ nhẹ hơn thì có thể sẽ bị sinh non và cũng rất khó sống sót.
Bệnh giang mai bẩm sinh khiến cho bé khi sinh ra phải chịu những hậu quả đáng tiếc thậm chí bé mới sinh ra có thể c.hết ngay một vài giờ sau đó. Trẻ mắc bệnh có thể suy giảm sức khỏe cũng như sức đề kháng, khiến bé luôn ốm yếu và không hấp thụ được chất dinh dưỡng.
Bệnh cũng có thể gây l.ở l.oét phồng rộp trên cơ thể bé, khi bệnh nặng và biến chứng bé không còn khả năng sinh sản khi lớn lên; Gây ra những dị tật bẩm sinh như như thiểu năng trí tuệ, bị bệnh tim, bệnh gan, khiếm khuyết trên cơ thể…
Cách phòng tránh bệnh giang mai bẩm sinh
Thực tế đã ghi nhận phần lớn những trường hợp người phụ nữ mang thai bị bệnh giang mai thời kỳ thứ nhất và thứ hai đều sinh ra những đ.ứa t.rẻ bị giang mai bẩm sinh, nguy hiểm nhất là nhiều trẻ sơ sinh đã t.ử v.ong khi vừa mới chào đời hoặc ít lâu sau đó.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người phụ nữ mang thai bị bệnh giang mai thời kỳ kín, thì trẻ sinh ra có thể không bị bệnh giang mai bẩm sinh hoặc bị một thể bệnh giang mai riêng nhẹ hơn và không có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng sau khi được sinh ra.
Do đó, để phòng tránh trẻ bị bệnh giang mai bẩm sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai của trẻ, cần nghiêm túc thực hiện các lưu ý sau:
Đến các cơ sở y tế để khám và thực hiện các xét nghiệm trước khi lập kế hoạch mang thai và sinh con;
Khám t.iền sản trước khi mang bầu để phòng tránh bệnh giang mai bẩm sinh
Sử dụng các biện pháp quan hệ t.ình d.ục an toàn như b.ao c.ao s.u;
Khám thai định kỳ trong 18 tuần đầu tiên của thai kỳ, bởi giai đoạn này có thể phát hiện được bệnh. Theo các nghiên cứu, khi thai nhi càng lớn thì nguy cơ bệnh giang mai lây từ mẹ sang con càng tăng cao và dễ gây ra hậu quả nghiêm trọng;
Thực hiện xét nghiệm m.áu ít nhất 3 lần trong thai kỳ. Lần thứ nhất được thực hiện trước tuần thứ 4 của thai kỳ, lần thứ hai được thực hiện vào tháng thứ 6 và lần thứ ba vào tháng thứ 9 của thai kỳ;
Đối với những người mẹ nghi ngờ bị lây nhiễm bệnh giang mai do quan hệ t.ình d.ục trong thời kỳ thai nghén, để phòng tránh bệnh giang mai lây từ mẹ sang con cũng cần thực hiện những xét nghiệm cần thiết để phát hiện kịp thời và có cách xử trí phù hợp;
Nếu phát hiện bệnh sớm, người bệnh cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để quá trình điều trị cho trẻ có tiến triển tốt, tránh các hậu quả không mong muốn sau này.
Trẻ có bệnh giang mai cần được điều trị ngay lập tức, nếu không bệnh sẽ tiến triển gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tùy thuộc vào kết quả khám sức khỏe, trẻ có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh tại bệnh viện trong vòng 10 ngày. Ngoài ra, các trẻ đang điều trị bệnh giang mai bẩm sinh cần được chăm sóc và theo dõi chặt chẽ để đảm bảo việc điều trị có hiệu quả, tránh hậu quả về sau.
Trẻ bị điếc bẩm sinh: Chuyên gia chỉ ra những nguyên nhân
Điếc bẩm sinh ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ nếu không được can thiệp kịp thời trẻ sẽ trở thành tàn tật điếc kèm theo câm.
Bé N.H. P. quên Nam Định, 23 tháng t.uổi – không may bị điếc bẩm sinh. Theo chị Hà mẹ của bé khi con gái được 6 tháng t.uổi, chị nhận thấy cháu có biểu hiện nghe kém, không có phản ứng với tiếng gọi của người khác nên đã đưa con đi khám và phát hiện cháu bị khiếm tính bẩm sinh.
Chị Hà tâm sự đã từng đọc một bài viết của một bà mẹ về con bị điếc bẩm sinh chia sẻ trên mạng nhưng chị nghĩ nó ở rất xa mình.
Khi biết con bị điếc bẩm sinh đồng nghĩa cháu sẽ không nghe được âm thanh cuộc sống, không biết được cảm nhận tiếng gọi của người xung quanh trái tim bà mẹ trẻ như bị bóp nghẹt.
Cách duy nhất là cấy ốc tai điện tử cho bé nhưng chi phí lại quá lớn nên gia đình vẫn chờ đợi.
Mang thai bé, chị Hà có bị cảm cúm 2,3 ngày nhưng lúc đó chị không biết mình có thai. Đến khi biết mang thai thì cũng nghĩ thầm chắc không sao.
PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc Bệnh Viện An Việt cho biết bà gặp rất nhiều trẻ bị điếc bẩm sinh nhưng có những cháu được phát hiện rất muộn.
Vì một số nguyên nhân khác nhau, trẻ sinh ra có thể bị điếc bẩm sinh. Tùy trường hợp, trẻ có thể bị điếc bẩm sinh với nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ tới nặng, có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên tai.
PGS An tư vấn cho phụ huynh có con bị điếc bẩm sinh
Nguyên nhân của bệnh là do các yếu tố tác động từ trong bào thai. Cụ thể các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do di truyền. PGS An cho biết những trường hợp có bố mẹ bị điếc bẩm sinh thì tỷ lệ trẻ sinh ra bị điếc sẽ cao hơn. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào trẻ cũng bị điếc nếu có bố mẹ bị điếc bẩm sinh.
Một số trường hợp, cha mẹ không bị điếc nhưng vì kết hôn với người gần huyết thống nên trẻ sinh ra bị điếc.
Thứ hai, do thai sản, thực tế, nhiều trẻ bị điếc bẩm sinh không phải do di truyền mà do nhiều nguyên nhân khác như những tác động trong quá trình mang thai của người mẹ hoặc trẻ gặp những sự cố khi chào đời.
Một số bà mẹ trong những ngày đầu mang thai không biết nên đã uống những loại thuốc có hại cho thai nhi. Khi uống thuốc vào cơ thể người mẹ gây hại cho ốc tai của thai nhi khiến trẻ bị điếc bẩm sinh.
Trường hợp khác, trong 3 tháng đầu của thai kỳ bà bầu bị nhiễm virus rubella hoặc một số loại virus khác, đây cũng là nguyên nhân dẫn tới điếc bẩm sinh.
Ngoài ra, trẻ có thể bị điếc bẩm sinh khi bị sinh non, người mẹ mắc các bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục như giang mai, lậu…
Trẻ bị điếc cần được phát hiện và điều trị sớm nếu không trẻ sẽ bị mất đi khả năng phát triển bình thường, ảnh hưởng lớn tới trẻ. Hiện trẻ bị điếc bẩm sinh có thể sử dụng phương pháp cấy ốc tai điện tử.
PGS An cho biết dấu hiệu dễ nhận biết trẻ điếc bẩm sinh nhất đó là trẻ không có phản ứng với môi trường xung quanh. Từ khi sinh ra không giật mình nếu nghe thấy tiếng còi xe, người nói to.
Không biết hóng chuyện như đ.ứa t.rẻ khác. Lúc đó cha mẹ cần cho con đi kiểm tra thính giác ngay để sớm xác định có phải điếc hay không.
Các bác sĩ cho biết, trẻ bị điếc bẩm sinh hoàn toàn có thể chữa được nếu phát hiện sớm. Hiện có nhiều phương pháp để điều trị như:
Cấy ốc tai điện tử: Đây là phương pháp tiên tiến nhất, đem lại hiệu quả cao. Với phương pháp này, trẻ được đặt một thiết bị chuyển đổi âm thanh trong ốc tai, kích thích thần kinh thính giác giúp trẻ nhận được âm thanh.
Độ t.uổi cấy ốc tai điện tử tốt nhất cho trẻ là khoảng 1 t.uổi, khi trẻ chưa hình thành ngôn ngữ. Nếu để càng lâu càng qua giai đoạn vàng để cấy ốc tai điện tử.