Bệnh nhi được đưa vào viện trong tình trạng liệt nửa người trái do đột quỵ não – căn bệnh rất hiếm gặp ở t.rẻ e.m.
Trước đó, bệnh nhi Q. (6 t.uổi) được đưa vào Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình trong tình trạng liệt nửa người trái, tay chân trái khó khăn trong cử động, cơ lực tay và chân ở mức 1/5 – tay và chân chỉ mấp máy cử động, không thể giơ lên so với mặt sàn.
Sau khi vào viện và vượt qua được giai đoạn cấp, bệnh nhi được tập phục hồi chức năng theo phác đồ điều trị gồm các giai đoạn thụ động và chủ động. Mặc dù đi lại chưa hoàn toàn bình thường nhưng mọi cử động ở nửa trái đã trở lên nhanh nhẹn, linh hoạt.
Bác sĩ Nguyễn Anh Đức – Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhi chia sẻ, với những vận động đơn giản thường ngày như khi vui chơi trên giường hoặc ngồi thực hiện các hoạt động, nếu không để ý kỹ sẽ thấy cử động của Q. gần như không có gì bất thường.
Đến nay, tình hình tiến triển tốt, bệnh nhi khỏe mạnh, tăng 4kg so với thời gian đầu vào viện.
Bác sĩ tập các bài phục hồi chức năng cho bé Q. Ảnh: Nguyễn Tuyết
Theo bác sĩ Đức, để phục hồi hiệu quả, sự chủ động, tích cực của bệnh nhi và người nhà rất quan trọng nhằm giúp bệnh nhi phục hồi nhanh chóng hơn. Đồng thời, cần có chế độ tập vừa sức với người bệnh, tránh tình trạng bệnh nặng lên. Điều quan trọng nhất đối với bệnh nhi sau khi đã vượt qua giai đoạn cấp là cần phải sử dụng thêm các thuốc tây y để tăng tái tạo tế bào não; kết hợp sử dụng thêm các biện pháp đông y như châm cứu, thủy trâm.
Các bác sĩ cho biết thêm, đột quỵ là tình trạng xảy ra khi dòng m.áu cung cấp cho não bỗng nhiên gián đoạn do mạch m.áu não bị tắc (đột quỵ nhồi m.áu não) hoặc vỡ (đột quỵ xuất huyết não). Khi một phần não không nhận được oxy và các chất dinh dưỡng từ m.áu, những tế bào não sẽ dần hoại tử gây mất chức năng não bộ.
Do đó, đối với các trường hợp đột quỵ, sau quá trình cấp cứu, người bệnh nhất thiết phải được tập phục hồi chức năng để có thể thực hiện được các hoạt động thể chất bình thường. Đối với t.rẻ e.m, khả năng phục hồi cao nhất là trong vòng 6 tháng đầu và rất có thể sẽ tiếp tục diễn ra trong khoảng 2-3 năm sau. Vì vậy, sau xuất viện, người nhà vẫn cần đồng hành cùng người bệnh để hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng sau này.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần nhận biết được những dấu hiệu sớm của đột quỵ để có biện pháp xử lý kịp thời như:
– Mặt có biểu hiện không cân xứng, miệng méo, nhân trung lệch;
– Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ (biểu hiện này thường biểu hiện không rõ rệt nên rất khó nhận biết);
– Tê mỏi chân tay, cử động khó, khó cử động, tê liệt một bên cơ thể;
– Rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, gặp khó khăn trong việc suy nghĩ từ để nói, không diễn đạt được, có cảm giác mơ hồ;
– Khó phát âm, nói ngọng bất thường, môi lưỡi tê cứng;
– Đau đầu dữ dội, cơn đau đến nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.
Theo congly
Người đàn ông 40 t.uổi đang khoẻ mạnh bất ngờ nói ú ớ, liệt nửa người vì căn bệnh nguy hiểm ở não
Khoảng 4 giờ đồng hồ trước khi xảy ra lơ mơ, nói ú ớ và liệt, bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh và cũng không có t.iền căn bệnh này trước đó.
Vừa qua, Bệnh viện (BV) quận Thủ Đức cho biết đã tiếp nhận một bệnh nhân tên T. T.A (40 t.uổi) trong tình trạng lơ mơ, nói ú ớ bất thường và liệt nửa người bên phải.
Khoảng 4 giờ đồng hồ trước khi xảy ra các triệu chứng bất thường, bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh và không có t.iền căn đột quỵ trước đó.
Nhận định đây có thể là một ca đột quỵ nhồi m.áu não do tắc mạch m.áu não, quy trình điều trị cấp cứu đột quỵ của BV được kích hoạt.
Trong vòng chưa đến 60 phút, bệnh nhân được tiến hành thực hiện các xét nghiệm cơ bản, chụp CT. Kết quả cho thấy bệnh nhân bị nhồi m.áu não cấp bán cầu trái, tắc động mạch cảnh trong đoạn nội sọ, nghi ngờ thuyên tắc từ tim.
Vị trí huyết khối gây tắc động mạch. (Ảnh: BVCC)
Các bác sĩ nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến phòng Cathlab, tiến hành can thiệp lấy khối huyết bằng dụng cụ.
Một dụng cụ được đưa vào từ động mạch đùi của bệnh nhân để tiếp cận tới vùng có các huyết khối gây tắc động mạch não.
Chỉ 15 phút sau khi chọc động mạch đùi, những huyết khối gây tắc động mạch não đã được lấy ra. Động mạch não được tái thông hoàn toàn. 30 phút sau khi được can thiêp, bệnh nhân T.A. hồi phục hầu như hoàn toàn, tỉnh táo nhanh nhẹn và nói năng lưu loát, chỉ còn yếu kín đáo nữa người bên phải.
Hiện, bệnh nhân đã được xuất viện về nhà.
Bác sĩ Lê Trần Vinh, Trưởng khoa Nội thần kinh của BV cho biết, thời gian vàng là yếu tố quyết định thành công và tỷ lệ phục hồi phục trong việc điều trị đột quỵ.
Huyết khối sau khi lấy ra. (Ảnh: BVCC)
Có 2 phương pháp điều trị tắc/nhồi mạch m.áu não đó là dùng thuốc tiêu sợi huyết thường được áp dụng với các trường hợp trong khung giờ vàng (3-4.5 giờ) sau khởi phát đột quỵ.
Phương pháp thứ hai là kỹ thuật lấy huyết khối bằng dụng cụ trong vòng 6 giờ.
Đối với trường hợp của bệnh nhân A., các bác sĩ đã quyết định sử dụng phương pháp lấy huyết khối bằng dụng cụ vì bệnh nhân bị tắc mạch m.áu lớn.
Các bác sĩ cho biết, đột quỵ là căn bệnh gây t.ử v.ong đứng hàng thứ ba và để lại nhiều di chứng gây nên tàn tật.
Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa t.uổi và ngày càng được trẻ hóa. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây đột quỵ nhưng nguyên nhân gây đột quỵ não thường được xuất phát từ các yếu tố sau: huyết áp cao, bệnh tim (nhịp tim), bệnh tiểu đường, thừa cơ béo phì, hút t.huốc l.á, … và yếu tố di truyền.
Bác sĩ khuyên khi thấy bệnh nhân đột ngột có các triệu chứng như méo miệng, yếu liệt tay chân đặc biệt yếu, liệt một bên, đau đầu chóng mặt… cần nhanh chóng chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có khả năng xử trí và cấp cứu đột quỵ để được can thiệp kịp thời.
Hoàng Lê
Theo baodansinh