Báo động t.rẻ e.m nhiễm bệnh t.ình d.ục người lớn

Số trẻ nhiễm bệnh về t.ình d.ục đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP HCM tăng gấp 5 lần so với trước đây; chưa kể số bệnh nhân từ Bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, Từ Dũ… chuyển sang

Tại phòng khám lâm sàng Bệnh viện (BV) Da liễu TP HCM, người cha đang loay hoay các thủ tục xét nghiệm cho con. Em N.T.T (15 t.uổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp) được đưa đi khám với bàn tay và h.ậu m.ôn xuất hiện nhiều vết loét.

Tăng đột biến

Kết quả xét nghiệm xác định T. bị giang mai. Nguyên nhân nhiễm bệnh do quan hệ t.ình d.ục đồng tính với một bạn trai quen trên mạng.

Tại phòng xét nghiệm BV Da liễu TP HCM, một b.é g.ái 6 t.uổi (ngụ tỉnh Bình Phước) được mẹ đưa đến khám trong tình trạng tiểu buốt, tiểu lắt nhắt kèm theo những đợt sốt cao, vùng kín có nhiều huyết trắng… Kết quả xét nghiệm cho thấy bé bị bệnh lậu.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thanh Thơ, Phó trưởng Khoa Lâm sàng 3 BV Da liễu TP HCM, cho biết rất nhiều lần khám cho trẻ bị nhiễm các bệnh lây qua đường t.ình d.ục như lậu, sùi mào gà, giang mai… Thường trẻ từ 2 đến 10 t.uổi mắc bệnh là do bị lạm dụng t.ình d.ục. Cũng có trẻ vì tò mò nên bị lợi dụng và cả trường hợp tự nguyện quan hệ dẫn đến lây bệnh.

Riêng với những trẻ dưới 2 t.uổi mắc bệnh, nguyên nhân là do sự chủ quan của người mẹ trong quá trình mang thai, sinh nở hoặc người thân không vệ sinh trước khi chăm sóc bé. Ca gần đây nhất là b.é t.rai (18 tháng t.uổi, ở quận 7, TP HCM) bị mắc sùi mào gà do người cha vô tình truyền virus cho con trong lúc chăm sóc.

bao dong tre em nhiem benh tinh duc nguoi lon 41c6e7

Nhiều trẻ bị nhiễm bệnh t.ình d.ục người lớn, đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP HCM

TS-BS Nguyễn Trọng Hào, Giám đốc BV Da liễu TP HCM, cho rằng thống kê cho thấy nếu trong năm 2015 chỉ có 28 trường hợp trẻ bị bệnh lây qua đường t.ình d.ục được BV tiếp nhận điều trị, năm 2018 là 85 trường hợp thì chỉ trong 11 tháng của năm 2019, con số này lên đến 146. Đây là mức đáng báo động.

Viện Sức khỏe Tâm thần mỗi ngày cũng tiếp nhận tới 400 bệnh nhân, tăng gấp 4 lần so với cách đây 3 năm, trong đó nhiều ca bệnh lý liên quan đến sức khỏe t.ình d.ục.

Hệ lụy suốt đời

“Hiện nay, t.rẻ e.m dậy thì sớm hơn, bên cạnh đó, với sự phát triển của mạng xã hội và internet, trẻ tiếp cận những video “người lớn” ngày càng dễ dàng. Trong khi đó, các em còn thiếu kiến thức về quan hệ an toàn nên dễ bị lây nhiễm bệnh qua đường t.ình d.ục và khi nhiễm bệnh thường không nhận biết được hoặc giấu gia đình đến điều trị tại các cơ sở thiếu uy tín, dẫn đến bệnh nặng hơn gây khó khăn cho việc chữa trị” – BS Thanh Thơ nhìn nhận.

Với những trẻ bị tấn công t.ình d.ục, các chuyên gia cảnh báo trẻ sẽ bị sang chấn nặng nề, từ thể chất đến tinh thần và hệ lụy kéo dài suốt cuộc đời. Những “bi kịch” thường gặp ở trẻ sau biến cố này là mệt mỏi, đau dạ dày, đau đầu; biểu hiện tiêu cực về nhận thức và hành vi, cảm thấy bất an, lo sợ, xấu hổ, giận dữ, muốn trả thù, cảm thấy không được an toàn, giảm lòng tin vào mọi người xung quanh và đặc biệt rất xấu hổ, cô đơn…

Theo PGS-TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, một nghiên cứu mới đây cho thấy trẻ gái thanh thiếu niên bị tấn công t.ình d.ục thì 88% có nguy cơ bị trầm cảm; 71% có nguy cơ lo âu; 80% nguy cơ mắc một loại rối loạn tâm thần.

Để bảo vệ trẻ trước các bệnh lây qua đường t.ình d.ục, BS Thanh Thơ khuyến cáo đối với phụ nữ, nếu đã lên kế hoạch có con, cần đi khám để phát hiện các bệnh lý phụ khoa, bệnh lây qua đường t.ình d.ục. Khi có thai, nên có chế độ khám thai và làm xét nghiệm tầm soát định kỳ các bệnh lây qua đường t.ình d.ục để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, tránh các hậu quả trầm trọng có thể xảy ra cho cả thai nhi và người mẹ.

Người lớn trước khi chăm sóc trẻ cần phải vệ sinh tay sạch sẽ, nhằm phòng tránh tình trạng lây truyền virus cho trẻ. Đối với trẻ dưới 10 t.uổi, cha mẹ cần dạy bé các kỹ năng như giữ khoảng cách với người lạ, tránh xa nơi vắng vẻ, không được để người lạ đụng chạm vào cơ thể. Đặc biệt, với vùng kín thì chỉ có mẹ, bà, bác sĩ khám bệnh mới được đụng vào.

Đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ và nhà trường nên trang bị kiến thức về giới tính để trẻ tự bảo vệ bản thân. Tăng cường việc giám sát, quản lý, giáo dục con em mình trong việc tiếp cận mạng xã hội, xem những video “người lớn”… Các bậc cha mẹ cần theo dõi sát diễn biến tâm lý, các hành vi của con, thường xuyên nói chuyện và hỏi thăm về cảm xúc của con.

Trên địa bàn TP HCM hiện có hơn 2 triệu t.rẻ e.m. Tình trạng t.rẻ e.m bị bạo lực, xâm hại t.ình d.ục có xu hướng gia tăng với cách thức ngày càng tinh vi. Từ năm 2015 đến tháng 6-2019, TP HCM có 782 t.rẻ e.m bị bạo lực, xâm hại (43 trẻ trai, 739 trẻ gái). Trước vấn nạn này, mới đây UBND TP HCM đã kiến nghị thành lập lực lượng cảnh sát chuyên biệt để bảo vệ trẻ.

Dạy con “3 không”

Theo các chuyên gia tâm lý giáo dục giới tính, thầy cô và cha mẹ cần hướng dẫn cho con 3 kỹ năng để đối phó với nạn tấn công t.ình d.ục. Đó là:

1. KHÔNG SỢ HÃI: Dạy cho con biết khi gặp kẻ xấu phải bình tĩnh tìm cách ứng phó, báo động xung quanh để nhận được sự giúp đỡ nhanh nhất.

2. KHÔNG IM LẶNG: Sự im lặng của con có thể làm cho kẻ xấu thực hiện hành vi này với những bạn khác nữa, phải nói ra để trừng trị, chia sẻ, trấn an…

3. KHÔNG THỎA HIỆP: Dạy con nhận biết những hành vi xấu – tốt, không để bị dụ dỗ (chẳng hạn như hình thức tặng quà, bánh, kẹo…) .

Bài và ảnh: NGUYỄN THẠNH

Theo nguoilaodong

Đừng coi thường cơn ho, sổ mũi kéo dài!

Cơn ho ở trẻ nhỏ có thể là triệu chứng của rất nhiều căn bệnh khác nhau, có khi tưởng nhẹ nhưng hóa nặng, cũng có khi điều trị lạm dụng kháng sinh nên để lại hậu quả về sau

Đưa con đi tái khám tại Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 (TP HCM), chị Nguyễn Trần K.C (32 t.uổi) cho biết mới đây con trai 7 t.uổi của chị đã phải nằm viện vì viêm phổi. “Con tôi viêm mũi dị ứng từ nhỏ, nên cứ giao mùa là cháu sụt sịt, cảm ho… nhưng ít bữa là khỏi. Ai dè lần này bệnh nặng như vậy. Bé ho đến ngày thứ ba, mới sáng chỉ thấy bé thở hơi nặng, vậy mà chiều đã mệt dậy không nổi…” – chị C. than thở.

Chú ý triệu chứng đi kèm

Anh Trần Văn V. (40 t.uổi; quận Gò Vấp, TP HCM) thì một phen hết hồn khi con trai 5 t.uổi lúc đi công viên chơi chỉ ho vài cái nhưng mấy giờ sau, cháu đã than mệt, thở khò khè. “Khi bác sĩ (BS) nói cháu bị suyễn, tôi còn cãi, bởi trước giờ con tôi đâu có bệnh đó, nào ngờ đó là cơn suyễn đầu tiên, BS bảo có thể ở công viên cháu vừa chơi có nhiều loại phấn hoa mà cháu mẫn cảm, từ đó làm lộ ra căn bệnh giấu mặt bấy lâu” – anh V. kể.

Ngược lại, chị Trần K. (49 t.uổi, ở Long An) thì rất hối hận khi con gái 17 t.uổi phải nằm rất lâu sau chấn thương ở chân do té xe, vì bé bị đề kháng với thuốc kháng sinh. Theo chị C., ngay từ nhỏ, mỗi khi con gái bị cảm, ho là chị ra nhà thuốc mua thuốc kháng sinh cho bé uống, bé hết liền. Không ngờ việc “dập” kháng sinh thường xuyên đã gây hậu họa.

Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Phòng Công tác xã hội BV Nhi Đồng 1, với các trường hợp bé ho, sổ mũi thông thường, một đợt bệnh mất 5-7 ngày mới hết. Biện pháp ban đầu cha mẹ nên làm là rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý, làm bấc sâu kèn để thấm nước mũi, bôi dầu vào lòng bàn chân, bảo đảm nhiệt độ phòng phù hợp, dùng thuốc ho thảo dược hay các loại thuốc ho an toàn tự làm.

Cách làm bấc sâu kèn rất đơn giản: dùng khăn giấy cuốn thành 1 đầu to và 1 đầu nhỏ nhỏ vừa với mũi bé, để nhẹ đầu nhỏ vào lỗ mũi cho ngấm nước mũi rồi kéo nhẹ ra.

Theo BS CKII Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc BV Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), ho có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh như viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn, cúm…, với độ nặng nhẹ khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là viêm hô hấp trên cấp tính, không đáng ngại.

Quan trọng nhất vẫn là cha mẹ theo dõi bé để phát hiện các biểu hiện nặng, không còn là cảm ho thông thường. Đó là các biểu hiện như thở nhanh (dưới 2 tháng là 60 lần/phút trở lên, 2 tháng đến 1 t.uổi là 50 lần/phút trở lên, 1-5 t.uổi là 40 lần/phút trở lên, trên 5 t.uổi là 30 lần/phút trở lên), thở nặng nề, có co lõm ngực, khò khè…, khi đó cần đưa bé đi bệnh viện. Bệnh kéo dài quá mà không rõ nguyên nhân cũng nên đưa bé đến BS kiểm tra lại.

dung coi thuong con ho so mui keo dai ba1dde

Nên cho trẻ đi khám nếu ho, sổ mũi kéo dài chứ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc long đàm, kháng sinh. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Có biến chứng mới “dập” thuốc

Thông thường ở Việt Nam, một cơn ho dưới 15 ngày ở t.rẻ e.m được xác nhận là “viêm hô hấp cấp tính”, nếu không có biến chứng, thường BS chỉ cho các loại dược thảo, siro ho an toàn, có thành phần tự nhiên chứ không cố gắng “dập” bằng kháng sinh.

Đây cũng là xu hướng chung của thế giới. Các cơ quan y tế tại Anh hiện nay cũng kêu gọi các bác sĩ và phụ huynh chỉ dùng mật ong để trị những cơn ho thông thường kéo dài 2-3 tuần. Chẳng hạn như NHS (Dịch vụ Y tế quốc gia Anh) khuyên chỉ nên dùng mật ong để chống lại những cơn ho thông thường kéo dài dưới 3 tuần. Viện Sức khỏe và Chăm sóc ưu việt Anh (NICE) và Cơ quan Y tế công cộng Anh (PHE) thì khuyến cáo dùng mật ong hoặc thuốc ho bằng thảo dược tự nhiên. Cả 3 cơ quan này cho rằng chỉ nên dùng kháng sinh cho các trường hợp ho kéo dài hoặc có biến chứng nguy hiểm.

BS Trương Hữu Khanh lưu ý thêm: “Nếu thấy bé không bớt ho hay đột nhiên ho nặng hơn thì phải đi BS, không nên tự uống thuốc long đàm. Thuốc long đàm cần có chỉ định của BS vì có thể làm bé ho thêm. Tự uống kháng sinh càng không nên, bởi sẽ gây ra tình trạng kháng kháng sinh, sau này đến khi có bệnh nặng, cần kháng sinh thực sự thì thuốc đã không còn hiệu quả”.

BS Nguyễn Minh Tiến khuyên mùa này cha mẹ nên chú ý cho trẻ mặc quần áo phù hợp vì đang chuyển mùa, có khi trở lạnh. Không khí ô nhiễm cũng khiến bé dễ bị bệnh đường hô hấp hơn, nhất là trẻ viêm mũi dị ứng và hen suyễn có thể nặng thêm nên cần hạn chế ra đường khi không cần thiết. Phấn hoa, các loại áo len, áo lông không phù hợp… cũng có thể làm ảnh hưởng đến trẻ viêm mũi dị ứng và hen suyễn.

Tự làm “thuốc ho an toàn” cho trẻ

Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, cho biết cách làm “thuốc ho an toàn” cho trẻ như sau:

1. Nửa trái chanh hay vài trái tắc vắt lấy nước, 2 muỗng cà phê mật ong.

2. 15-20 g cánh hoa hồng bạch tươi hoặc 8-10 g hoa khô, 1 muỗng cà phê đường phèn.

3. Tần dày lá tươi giã nát (10 g trở xuống cho trẻ dưới 5 t.uổi, 12 g cho trẻ trên 5 t.uổi), 2 muỗng cà phê mật ong hoặc 1 muỗng cà phê đường phèn.

Dùng 1 trong 3 công thức nói trên đem chưng cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm 5-10 phút; chia làm 2 lần, dùng trước bữa ăn trưa và tối khoảng 1-2 giờ.

ANH THƯ

Theo nguoilaodong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *