Những người tiêu thụ nhiều s ữa chua và chất xơ sẽ giảm nguy cơ mắc ung thư phổi 33% so với nhóm người không tiêu thụ.
Theo một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí JAMA Oncology (Mỹ), người ăn nhiều chất xơ và sữa chua có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, theo The Healthsite.
Sữa chua và chất xơ có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi. Ảnh: Internet
Những phát hiện dựa trên phân tích dữ liệu từ các nghiên cứu liên quan đến 1,4 triệu người trưởng thành ở châu Âu và châu Á đã cho thấy chế độ ăn kiêng này cũng có thể bảo vệ chống lại ung thư phổi.
Những người tham gia được chia thành năm nhóm, theo lượng chất xơ và sữa chua được tiêu thụ. Kết quả cho thấy những người tiêu thụ sữa chua và chất xơ cao nhất có sẽ giảm nguy cơ ung thư phổi 33% so với nhóm người không tiêu thụ sữa chua và ít chất xơ nhất.
Giáo sư Xiao-Ou Shu, thuộc Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt và là tác giả của nghiên cứu, cho biết nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng mạnh mẽ ủng hộ Hướng dẫn chế độ ăn uống 2015-2020 của Hoa Kỳ khuyến nghị chế độ ăn nhiều chất xơ và sữa chua.
Những lợi ích sức khỏe có thể bắt nguồn từ prebiotic (thực phẩm không tiêu hóa giúp thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh vật có lợi trong ruột) và các đặc tính của vi khuẩn. Prebiotic và lợi khuẩn đều có khả năng thúc đẩy sức khỏe của đường ruột và hệ miễn dịch, giáo sư Xiao-Ou Shu cho biết thêm.
CHÂU NGUYÊN
Theo PLO
Chế độ ăn uống mất cân bằng, thiếu dinh dưỡng khiến 5 loại ung thư nguy hiểm dễ dàng tìm tới bạn
Có thể khẳng định chế độ ăn uống hàng ngày có liên quan trực tiếp đến nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng, trong đó có ung thư. 5 loại ung thư này chỉ “trực chờ” đe dọa nếu bạn không có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Trong cuộc sống thường ngày, khi nhắc đến ung thư, tin chắc rằng không một ai muốn đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này. Mặc dù luôn muốn tránh, phòng ngừa bệnh nhưng nhiều người lại bỏ qua, thờ ơ với vấn đề ảnh hưởng trực tiếp dẫn đến ung thư là ăn uống thiếu dinh dưỡng, mất cân bằng. 5 loại ung thư này nhất định có liên quan mật thiết đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
1. Khói thuốc, mất cân bằng dinh dưỡng – ung thư phổi
Thứ khiến phổi gặp nguy hiểm nhất đó chính là khói thuốc và vấn đề mất cân bằng dinh dưỡng. Bởi vậy, hàng ngày bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A như: cà rốt, khoai lang, rau bina, bông cải xanh… Điều này giúp chúng ta bảo vệ tế bào biểu mô vảy.
Đồng thời, ăn nhiều thực phẩm giàu selen, nó đóng vai trò chống ung thư rất tốt. Selen là một khoáng chất có nhiều trong các loại thực phẩm như cá thu, cá ngừ, cá hồi, nấm, lòng đỏ trứng, các loại ngũ cốc nguyên hạt, hạt hướng dương, quả hạch…
2. Nhiều chất béo, ít chất xơ, đồ uống có cồn – ung thư ruột
Ung thư ruột là một trong những căn bệnh gây tỷ lệ sống sót cho người mắc thấp, thường xảy ra ở trực tràng. Trong cuộc sống, đồ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ, rượu là một trong những “thủ phạm” khiến nguy cơ mắc ung thư ruột tăng cao.
Chúng ta nên giảm tiêu thụ các loại thực phẩm được chế biến sẵn. Lượng thịt đỏ tiêu thụ mỗi tuần không vượt quá 50 gram. Bên cạnh đó, nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin D như: cá, tôm, hàu, lòng đỏ trứng, nấm…; giàu chất xơ trong yến mạch, đậu lăng, trái cây, rau cải, các loại quả mọng, quả bơ, nấm….
Không chỉ vậy, cần hình thành một thói quen sống điều độ, ngủ sớm dậy sớm, vận động, tập luyện nhiều hơn để cơ thể có một sức khỏe tốt nhất chống lại ung thư ruột.
3. Thực phẩm bị mốc, đồ có cồn – ung thư gan
Thực phẩm bị mốc và rượu là hai thứ rất dễ dẫn đến ung thư gan. Những thực phẩm bị mốc rõ ràng là do sự xâm nhập của vi khuẩn nấm mốc gây nên. Bên trong nó tồn tại rất nhiều độc tố aflatoxin, được sinh ra từ nấm mốc aspergillus flavus, gây nên ung thư gan. Các thực phẩm bị mốc nguy hiểm hơn cả là ngô, dầu ăn, đậu phộng…
Ngoài ra, những người nghiện rượu là những người rất dễ mắc phải căn bệnh ung thư đáng sợ này. Điều này là do rượu chủ yếu được chuyển hóa ở gan, những chất được chuyển hóa do rượu tạo ra dễ gây thoái hóa tế bào gan, về lâu dài sẽ dẫn đến hoại tử tế bào.
4. Ăn nóng – ung thư thực quản
Trong cuộc sống, thực quản “sợ” nhất là các loại thức ăn nóng. Nếu bạn thường xuyên ăn đồ ăn quá nóng, nó sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho thực quản. Thêm vào đó, bạn thường xuyên ăn phải các thực phẩm bị mốc hay đồ chua, nguy cơ mắc ung thư thực quản sẽ tăng lên đáng kể.
Chỉ nên ăn khi nhiệt độ của thực phẩm giảm xuống mức 50 độ C. Bên cạnh đó, bổ sung hàng ngày các loại trái cây, rau quả giàu vitamin có tác dụng chống oxy hóa như quả mâm xôi, quả óc chó, dâu tây, quả việt quất, quả anh đào, quả phúc bồn tử…
5. Đồ muối, chua – ung thư dạ dày
Dạ dày sẽ bị tổn thương nếu bạn thường xuyên ăn đồ được ngâm chua, ướp muối. Những nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các loại thực phẩm ngâm chua hay ướp muối có chứa nhiều nitrit, nitrosamin, một trong những chất gây nên ung thư. Nếu bạn ăn những kiểu thức ăn này liên tục, gây ra tổn thương đối với niêm mạc dạ dày, có thể dẫn đến viêm dạ dày mãn tính hay ung thư dạ dày.
Một chế độ ăn nhiều muối làm giảm sự tiết chất nhầy của dạ dày, làm thành dạ dày không còn được bảo vệ tốt nhất. Hàng ngày, nên cố gắng không ăn thực phẩm được ngâm chua, ướp muối sẵn, ăn nhiều trái cây và rau xanh.
Bên cạnh đó, có thể bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày đậu nành lên men, sữa chua… Lượng muối ăn hàng ngày không được vượt quá 6 gram.
Nói chung là, chúng ta cần bỏ thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu. Hình thành thêm các thói quen tốt như đ.ánh răng đầy đủ sáng tối, súc miệng sau bữa ăn. Đặc biệt, nên kiểm soát lượng muối, đường và chất béo trong chế độ ăn uống. Bạn cần tiêu thụ ít nhất 3 loại sản phẩm khác nhau từ đậu nành mỗi tuần. Ngoài ra, phương pháp nấu ăn bằng cách chiên, rán, kho nên được thay thế thành hầm, luộc.
Theo Trí thức trẻ