Các dấu hiệu ung thư vòm họng rất mờ hồ khó phát hiện sớm, khoảng 98% đến viện ở giai đoạn muộn nên điều trị gặp nhiều khó khăn.
Các bác sĩ khuyên rằng, nên hạn chế ăn mặn, vì ăn quá nhiều muối là nguy cơ gây ung thư vòm họng. Ảnh: ST
Theo Bệnh viện Nhân dân 115 (TPHCM), các triệu chứng của ung thư vòm họng rất mơ hồ, khi có các triệu chứng tái đi tái lại như nghẹt mũi, xịt mũi ra mủ hoặc m.áu, người bệnh nên đến bác sĩ tai mũi họng để tầm soát, chẩn đoán ung thư.
Ung thư vòm họng khó can thiệp bằng phẫu thuật, do đó các liệu pháp kết hợp giữa hoá trị và xạ trị là những lựa chọn khả thi hơn cả.
Ở giai đoạn sớm, xạ trị đơn thuần có thể kiểm soát được tế bào ung thư. Tỉ lệ xạ trị ngay giai đoạn đầu có thể kéo dài thời gian sống thêm 5 năm đạt tới 97-100%.
Đối với ung thư vòm họng giai đoạn tiến triển tại chỗ thì xạ trị đơn thuần cho thấy tỉ lệ tái phát và di căn sau điều trị rất cao, thời gian sống thêm 5 năm thấp từ 10% – 40%. Do đó nếu ung thư vòm họng không phải giai đoạn đầu, các bác sĩ sẽ sử dụng phác đồ phối hợp hoá – xạ trị.
Với ung thư vòm họng di căn, vị trí đầu tiên thường là di căn xương, nền sọ, kế đó là di căn phổi, gan. Khoảng hơn một nửa bệnh nhân có nhiều hơn một vị trí di căn.
Tại Việt Nam chưa có thống kê cụ thể tỉ lệ sống của bệnh nhân ung thư vòm họng, tuy nhiên theo nghiên cứu tại Mỹ từ 2009 đến 2015 cho thấy, số người sống sót sau 5 năm phát hiện ung thư vòm họng ở giai đoạn 1 là 82%, phát hiện ở giai đoạn 2 là 73%, giai đoạn 4 là 48%.
Tuy nhiên, tùy theo thể trạng và tâm lý của bệnh nhân mà thời gian sống của họ có thể khác nhau.
Còn tại Anh, có khoảng 80% bệnh nhân ung thư vòm họng sẽ sống được ít nhất 1 năm kể từ khi chẩn đoán, 50% sống được sau 5 năm.
Các bác sĩ khuyên rằng, nên hạn chế ăn mặn, vì ăn quá nhiều muối là nguy cơ gây ung thư vòm họng. Rượu chứa nhiều chất cồn, mỗi ngày kích thích vùng khoang miệng của chúng ta chắc chắn sẽ gây thay đổi tế bào học vùng khoang miệng, từ đó gây ra nhiều bệnh lý khác chứ không chỉ có ung thư vòm họng.
Ngoài ra, hút t.huốc l.á rất có hại. Trong khói thuốc có gần 238 các chất độc hại khác nhau, có thể kích thích vùng vòm họng, là một trong những yếu tố nguyên nhân gây ung thư vòm họng.
Một số nguyên nhân khác như ô nhiễm môi trường, chúng ta hít phải các bụi độc hại, ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây ung thư vòm họng.
Huyết áp cao cần chuẩn bị gì khi đi du lịch?
Hoàng Văn Quyết, TP Hà Nội, hỏi: Tôi nay 70 t.uổi có bệnh cao huyết áp, sắp tới đây tôi có chuyến đi du lịch dài ngày ở trong nước cùng bạn bè. Xin bác sĩ tư vấn cho việc kiểm soát huyết áp để tôi có chuyến đi an toàn, khỏe mạnh.
TS-BS Lê Tuấn Thành, Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai, trả lời: Trong những chuyến đi du lịch thì việc kiểm soát huyết áp sẽ trở nên khó khăn, do sự xáo trộn trong lịch trình sinh hoạt và sự di chuyển khá nhiều khiến huyết áp có thể tăng cao, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, trong hành trang đi du lịch của bác phải có máy đo huyết áp và chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc huyết áp.
Cần mang theo đầy đủ thuốc cần thiết, và máy đo huyết áp khi đi du lịch (ảnh chỉ mang tính minh họa)
Thuốc huyết áp và máy đo huyết áp cần mang theo trong suốt quá trình di chuyển tham quan, vì khi đi du lịch thường là đi tham quan từ sáng đến trưa, hoặc trưa đến chiều, thậm chí cả ngày nên cần có máy đo để kiểm soát huyết áp và thuốc uống đúng cữ. Nếu bỏ cữ uống thuốc sẽ là nguy cơ dẫn đến những cơn tăng huyết áp, thậm chí làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Cũng cần chú ý hạn chế ăn mặn trong những bữa ăn, giữ cảm xúc ổn định, không sử dụng chất kích thích, không nên quá gắng sức trong chuyến đi.