Có đôi khi việc sạch sẽ quá mức lại khiến chị em dễ mắc bệnh hơn. Dưới đây là 3 khu vực trên cơ thể, chị em không cần dọn dẹp quá nhiều.
Có thể nói, bản chất của phụ nữ là thích sạch sẽ. Phụ nữ vệ sinh sạch sẽ từng bộ phận trên cơ thể mình hàng ngày, thậm chí nhiều phụ nữ còn vệ sinh từng bộ phận trên cơ thể thật sạch sẽ để có thể yên tâm đi ngủ. Đây thực sự là một thói quen tốt mà chúng ta được giáo dục từ khi còn nhỏ.
Việc làm sạch mọi bộ phận trên cơ thể để chống lại virus, vi khuẩn và giúp phụ nữ khỏe mạnh hơn, nhưng một số bộ phận có lẽ không cần bạn dọn dẹp quá sạch vì sẽ còn gây bất lợi cho sức khỏe hơn.
Dưới đây là 3 bộ phận trên cơ thể phụ nữ, có lẽ càng “bẩn” càng tốt, chị em phụ nữ nên biết.
1. Tai
Nhiều người có thói quen cứ mỗi khi phát hiện có bụi bẩn trong tai thì nhất định phải vệ sinh thật sạch sẽ. Thực tế phần ráy tai mà chúng ta biết là dịch tiết ở tai, được hình thành do tế bào da c.hết. Các tuyến nhỏ xíu trong các kênh ở tai ngoài liên tục tiết ra nước vì vậy ráy tai thường là một chất lỏng dính có khả năng tự làm sạch với đặc tính kháng khuẩn, bôi trơn và bảo vệ tai.
Ráy tai tạo tính acid trong ống tai giúp cơ thể t.iêu d.iệt vi khuẩn. Do đó, nó cũng tác dụng bảo vệ tai khỏi bụi bẩn và nước vào bên trong. Vì vậy, nếu chúng ta lấy hết sạch ráy tai có thể gây viêm ống tai, tạo điều kiện cho những con bọ nhỏ chui qua dễ dàng hơn.
Bạn không nên quá chú trọng đến việc làm sạch ráy tai, vì nó có chức năng tự làm sạch rất tốt. Do cấu trúc tai theo xu hướng chếch từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài tiếp giáp với khớp cắn và được phủ bằng một lớp lông tơ. Khi chúng ta cử động các khớp xương hàm lúc nhai, nói chuyện sẽ tác động vào ống tai giúp đẩy ráy tai ra ngoài mang theo bụi và các chất bẩn.
2. Lỗ rốn
Rốn là bộ phận cơ thể rất được quan tâm, mùa hè nhiều bạn gái quen mặc những bộ trang phục hở rốn để tôn lên thân hình hoàn hảo của mình, lúc này nhiều người cảm thấy rằng nên làm sạch rốn. Một số người còn có thói quen dùng móng tay móc chất bẩn từ rốn.
Tuy nhiên, việc vệ sinh rốn không đúng cách có thể khiến da vùng rốn bị tổn thương, viêm nhiễm tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào mạch m.áu qua lỗ rốn. Đặc biệt cấm kỵ việc dùng tay lấy chất bẩn ở rốn vì khu vực này rất nhạy cảm, dễ tổn thương.
Hơn nữa, các chất bẩn ở trong rốn cũng có vai trò nhất định đó là giúp lỗ rốn duy trì nhiệt độ bình thường. Nếu thiếu chúng, nhiệt lượng sẽ bị phát tán nhanh, gây tổn hại đến chức năng dạ dày và ruột.
Tuy nhiên, nếu chất thải này tích tụ quá nhiều, bạn có thể làm sạch nhẹ nhàng bằng những vật mềm, ẩm hoặc dùng vật mềm chà sát nhẹ nhàng trực tiếp dưới vòi nước.
3. “Vùng kín”
“Vùng kín” của phụ nữ là bộ phận đặc biệt, bộ phận này rất mỏng manh, nếu không chú ý chăm sóc cẩn thận rất dễ mắc các bệnh phụ khoa. Đối với nhiều phụ nữ, vì muốn “vùng kín” sạch sẽ mà thụt rửa quá nhiều, dùng cả xà phòng, sữa tắm có tính sát khuẩn mạnh để vệ sinh mà không biết đang làm hại đến khu vực nhạy cảm.
“Vùng kín” của phụ nữ có chức năng tự làm sạch để duy trì sức khỏe của khu vực này, nếu vệ sinh vùng kín quá kỹ sẽ làm mất cân bằng pH trong vùng kín và gây hại cho sức khỏe “vùng kín”. Từ đó dễ mắc nhiều bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Vì vậy, đừng làm sạch khu vực này quá mức, bạn chỉ cần rửa nhẹ nhàng ở bên ngoài, rửa sạch các khe kẽ nhưng tuyệt đối không rửa sâu bên trong.
“2 nên, 2 không” chị em cần lưu ý tránh rước họa vào thân
Để tránh gây hại đến sức khỏe tử cung trong giai đoạn hành kinh, con gái nên chú ý tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây.
Một chu kỳ k.inh n.guyệt bình thường rơi vào khoảng từ 28 – 32 ngày tính từ lần đầu xuất hiện của tháng trước. Trong mỗi đợt “rụng dâu”, “đèn đỏ” sẽ kéo dài từ 5 đến 7 ngày tùy theo thể trạng mỗi người. Có người trải qua một cách trơn tru nhưng cũng có người phải khổ sở chỉ vì những thói quen không ngờ tới, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tử cung.
Do đó, để tránh gặp rắc rối trong giai đoạn hành kinh, con gái nên thực hiện theo nguyên tắc “2 nên, 2 không” sau đây.
2 nên
1. Ngâm chân
Chúng ta đều biết rằng ngâm chân sẽ khiến mạch m.áu lưu thông tốt hơn, tạo cảm giác thư thái giúp dễ ngủ. Trên thực tế, ngâm chân không chỉ làm ấm cơ thể mà còn thúc đẩy nhanh quá trình bài tiết độc tố trong tử cung.
Vì thế, bạn nên duy trì thói quen ngâm chân trong nước nóng trước khi đi ngủ để bảo vệ sức khỏe toàn diện.
2. Thay quần lót thường xuyên
Trong kỳ “đèn đỏ”, chúng ta càng phải chú ý đến việc vệ sinh quần áo lót sạch sẽ hơn, tránh tình trạng viêm nhiễm.
Chúng ta cần thay quần lót, thay băng vệ sinh thường xuyên hai tiếng một lần, hạn chế kéo dài thời gian làm tăng nguy cơ lây lan và sinh sôi của vi khuẩn.
Ngoài ra, nếu bạn không chú ý vệ sinh vùng kín, cổ tử cung sẽ trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trú ẩn và gây ra một số bệnh phụ khoa.
2 không
1. Không nên để đầu ướt sau khi gội
So với các ngày khác thì những ngày hành kinh lại đặc biệt nhạy cảm đối với sức khỏe của phái nữ. Việc không nhanh chóng làm khô tóc sau khi gội trong giai đoạn này khiến chị em dễ bị đau đầu do nhiễm lạnh. Không những thế, chúng còn trực tiếp ảnh hưởng đến tử cung gây nên tình trạng co thắt dữ dội.
Do đó, tốt nhất bạn nên gội đầu bằng nước ấm nóng, sau đó dùng khăn và máy sấy để làm khô tóc càng sớm càng tốt.
2. Không vệ sinh bằng nước lạnh
Một số chị em thường xuyên vệ sinh tắm rửa nhiều lần bằng nước lạnh vào những ngày “đèn đỏ”. Tuy nhiên, điều đó cũng sẽ khiến bạn bị nhiễm lạnh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của tử cung. Thay vì sử dụng nước lạnh, tốt nhất bạn nên vệ sinh bằng nước ấm để hạn chế cơn đau bụng.