Trong thời gian qua, Sở Y tế TP.HCM ghi nhận và đ.ánh giá cao hoạt động báo động đỏ nội viện và liên viện của các bệnh viện chuyên khoa, đa khoa tuyến cuối của thành phố trong cấp cứu người bệnh trong lĩnh vực Sản khoa, góp phần cứu sống nhiều trường hợp trong tình trạng nguy kịch đe doạ tính mạng.
Quy trình cấp cứu nghi thuyên tắc ối trong Sản khoa (ảnh: minh họa)
Theo Sở Y tế TP.HCM, Sở ghi nhận và đ.ánh giá cao hoạt động báo động đỏ nội viện và liên viện của các bệnh viện chuyên khoa, đa khoa tuyến cuối của thành phố trong cấp cứu người bệnh trong lĩnh vực Sản khoa, góp phần cứu sống nhiều trường hợp trong tình trạng nguy kịch đe doạ tính mạng.
Đặc biệt, qua thực tiễn cứu sống các trường hợp thuyên tắc ối tại các bệnh viện chuyên khoa và đa khoa tuyến cuối như: Từ Dũ, Hùng Vương và Nhân Dân Gia Định. Vì vậy, Sở Y tế TP.HCM đã tổ chức hội thảo đồng thuận giữa các chuyên gia đầu ngành thống nhất quy trình cấp cứu khẩn cấp với sự phối hợp của nhiều chuyên khoa trong xử trí cấp cứu những trường hợp nghi thuyên tắc ối trên cơ sở tham khảo các tài liệu chuyên ngành trên thế giới và thực tiễn của các bệnh viện trên địa bàn thành phố, nhất là phát huy hiệu quả của các kỹ thuật điều trị hồi sức chuyên sâu và quy trình báo động đỏ nội viện và liên viện.
Quy trình cấp cứu nghi thuyên tắc ối
Sở Y tế giao các bệnh viện Từ Dũ, Hùng Vương và Nhân Dân Gia Định phối hợp tổ chức tập huấn quy trình này cho các bệnh viện và các cơ sở y tế có chuyên khoa Sản. Đồng thời yêu cầu tất cả bệnh viện và cơ sở y tế có chuyên khoa sản triển khai áp dụng quy trình cấp cứu này trong xử trí cấp cứu những trường hợp nghi thuyên tắc ối.
Sở Y tế đề nghị các bệnh viện tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm sau mỗi trường hợp áp dụng quy trình này và báo cáo về Sở.
Bị cây gỗ đ.ập vỡ gan, thợ mộc may mắn thoát c.hết
Nam bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau đớn, biểu hiện sốc mất m.áu cấp. Qua chẩn đoán, bác sĩ xác định người bệnh bị vỡ gan gây xuất huyết nội, nguy kịch tính mạng.
Ngày 24/6, thông tin từ Bệnh viện Quận Thủ Đức, TP HCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận một trường hợp bị tai nạn lao động rất nguy hiểm. Bệnh nhân là ông L.D.P. (55 t.uổi) được con trai đưa vào cấp cứu trong tình trạng đau dữ dội vùng sườn phải, thở gấp, da xanh xao…
Các bác sĩ đã can thiệp gây tắc mạch cầm m.áu cho bệnh nhân dưới hướng dẫn của hệ thống chụp mạch m.áu xóa nền DSA
Được biết, ông D.P. làm nghề thợ mộc. Trước khi tai nạn xảy ra ông đang làm việc thì bất ngờ bị cây gỗ đ.ập vào hạ sườn phải khiến ông đau tức vùng bị chấn thương, lập tức được người nhà đưa vào bệnh viện.
Thăm khám nhanh, các bác sĩ nhận định bệnh nhân có nguy cơ bị tổn thương nội tạng, sốc mất m.áu cấp đe dọa tính mạng. Ngay lập tức bệnh viện đã kích hoạt hệ thống báo động đỏ nội viện, huy động tối đa lực lượng chuyên môn ứng cứu.
Kết quả chụp CT cho thấy, gan bệnh nhân bị dập khoảng 11cm, đang ra m.áu liên tục. Tình trạng xuất huyết nội tràn vào các khoang của cơ thể, nếu không được xử lý kịp thời bệnh nhân sẽ đối mặt với nguy cơ t.ử v.ong.
Vùng gan vỡ được cầm m.áu thành công giúp vết thương nhanh bình phục
Sau hội chẩn nhanh, các bác sĩ quyết định thực hiện kỹ thuật tắc mạch để cầm m.áu cho người bệnh. Phương pháp trên không cần mổ hở, thay vì gây mê, bệnh nhân được gây tê tại chỗ. Dưới hướng dẫn của máy xóa số nền DSA, bác sĩ luồn một ống thông nhỏ từ mạch đùi đến vị trí ra m.áu. Ê kíp can thiệp tiến hành bơm thuốc cản quang, chụp hình để xác định vị trí xuất huyết trong gan. Sau đó các bác sĩ đã luồn một ống thông siêu nhỏ để tiếp cận các nhánh động mạch tổn thương và dùng vật liệu tắc mạch, cầm m.áu.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Long, khoa Chẩn đoán hình ảnh – phẫu thuật viên chính cho biết: “Trước đây, hầu hết các ca tổn thương, dập, vỡ gan đều phải phẫu thuật khâu gan kèm chèn gạc cầm m.áu. Bệnh nhân phải trải qua một cuộc phẫu thuật và thời gian hậu phẫu lâu hơn, nguy cơ gặp phải các biến chứng về gây mê. Bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, chỉ trong vòng 30 phút, ca thủ thuật đã thành công tốt đẹp. Đây là phương pháp can thiệp kỹ thuật cao giúp cầm m.áu ngay lập tức và giúp vùng gan vỡ chóng lành. 3 ngày sau thủ thuật, sức khỏe của bệnh nhân đã bình phục rất tốt”.