Bệnh ung thư ở người cao t.uổi thường có tiến triển chậm, độ ác tính tế bào thấp hơn so với người trẻ t.uổi, nhưng lại khó khăn khi can thiệp điều trị.
Nguyên nhân khiến người cao t.uổi có nguy cơ mắc ung thư cao hơn
Lý do người cao t.uổi dễ mắc bệnh hơn là do có thời gian tiếp xúc với các chất sinh ung thư, tích tụ lại theo thời gian và từ đó có thể gây bệnh ung thư. Và hiện nay, người cao t.uổi ngày càng nhiều dẫn tới tỷ lệ ung thư ở người cao t.uổi cũng tăng lên.
Những bệnh ung thư thường gặp nhất ở người cao t.uổi
5 loại ung thư hay gặp ở người cao t.uổi nữ giới lần lượt là: ung thư vú, đại trực tràng, phổi, dạ dày và gan. Trong khi đó 5 loại ung thư hay gặp ở người cao t.uổi nam giới lần lượt là: ung thư t.iền liệt tuyến, phổi, đại trực tràng, dạ dày và gan.
Khó khăn trong việc phát hiện và điều trị ung thư cho người cao t.uổi
Việc phát hiện ung thư ở người cao t.uổi thường sẽ khó hơn ở người trẻ do bệnh nhân ung thư người cao t.uổi sẽ có nhiều bệnh lý kèm theo, từ đó dẫn tới các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh ung thư có thể là dấu hiệu triệu chứng của một bệnh khác. Hơn nữa, nhiều bệnh ung thư cần phải can thiệp để chẩn đoán bệnh thì sẽ gặp khó khăn do có bệnh kèm theo và sức khỏe kém hơn so với người trẻ.
Như bệnh ung thư phế quản phổi thể trung tâm, cần soi phế quản để chẩn đoán xác định hoặc nhiều trường hợp cần sinh thiết kim lớn để chẩn đoán xác định. Tuy nhiên cần phải cân nhắc kỹ khi tiến hành can thiệp chẩn đoán vì có thể gây ra những tai biến, biến chứng dẫn tới t.ử v.ong.
Việc điều trị bệnh ung thư ở người cao t.uổi cũng có nhiều thách thức. Mặc dù, bệnh ung thư ở người cao t.uổi thường có tiến triển chậm, độ ác tính tế bào thấp hơn so với người trẻ t.uổi, nhưng lại khó khăn khi can thiệp điều trị do mắc nhiều bệnh lý kèm theo hơn, thể trạng kém hơn. Ví dụ như bệnh nhân mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ ở giai đoạn có thể mổ triệt căn được, nhưng do mắc bệnh lý khí phế thũng hoặc suy tim mà không thể tiến hành phẫu thuật được. Một ví dụ khác đó là bệnh nhân có chỉ định điều trị hóa chất nhưng lại mắc suy thận kèm theo nên không thể điều trị hóa chất được.
Một vấn đề nữa khi cân nhắc điều trị đó chính là kỳ vọng sống thêm của bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân hơn 80 t.uổi mới phát hiện ra bệnh ung thư, khi đó thời gian sống thêm của họ không nhiều dẫn tới việc ảnh hưởng tới các quyết định điều trị cho bệnh nhân. Do vậy, nhiều bác sĩ lựa chọn phác đồ chăm sóc, điều trị chăm sóc triệu chứng cho bệnh nhân thay vì điều trị triệt căn, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân trên 80 t.uổi.
Trở ngại khi chăm sóc người cao t.uổi bị ung thư
Việc chăm sóc bệnh nhân ung thư nói chung đã là một vấn đề phức tạp, với bệnh nhân cao t.uổi sẽ còn nhiều thách thức hơn. Do người cao t.uổi có nhiều bệnh lý kèm theo, toàn trạng cũng yếu, dinh dưỡng kém cũng như việc tuân thủ các liệu trình điều trị, chăm sóc sẽ khó khăn hơn.
Ví dụ có nhiều bệnh nhân không đi lại được, không thể tự ăn uống được nếu mắc bệnh ung thư, sẽ cần sự chăm sóc toàn diện, giúp bệnh nhân thoải mái nhất có thể. Khi đó, bệnh nhân cần cả một ekip điều trị, chăm sóc như bác sĩ, y tá, người nhà, người hỗ trợ khác.
Vấn đề tâm lý
Ngoài ra tâm lý của bệnh nhân ung thư, nhất là người bệnh cao t.uổi cũng là vấn đề cần lưu ý
Ung thư không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người bệnh. Cảm xúc của bệnh nhân có thể thay đổi hàng ngày, hàng giờ hoặc thậm chí từng phút. Mỗi bệnh nhân ung thư sẽ có những phản ứng tâm lý khác nhau:
– Cảm thấy họ phải mạnh mẽ để bảo vệ gia đình và bạn bè của họ.
– Tìm kiếm sự hỗ trợ đến từ những người thân yêu hoặc những người bệnh ung thư còn sống.
– Yêu cầu trợ giúp từ các chuyên gia tư vấn tâm lý hoặc các chuyên gia khác.
– Tin rằng đức tin sẽ giúp họ đương đầu với bệnh tật.
Những vấn đề tâm lý mà bệnh nhân ung thư có thể gặp phải bao gồm: sự choáng ngợp, cự tuyệt, tức giận, sợ hãi và lo lắng, hy vọng, căng thẳng và cực kỳ lo lắng, sự buồn bã và trầm cảm, cảm giác tội lỗi, sự cô đơn và lòng biết ơn. Sự xuất hiện cũng như mức độ trầm trọng của mỗi biểu hiện tâm lý có thể khác nhau giữa các bệnh nhân, đồng thời cũng có thể thay đổi ở các thời điểm trên một bệnh nhân.
Do đó, nhân viên y tế cần hiểu và nhận biết được những vấn đề tâm lý mà bệnh nhân ung thư gặp phải để có những tư vấn cũng như xử trí phù hợp với bệnh nhân.
1/6 bệnh nhân ung thư có liên quan đến viêm, tuyệt đối đừng chủ quan
Khi được chẩn đoán bị viêm, không ít người sẽ thở phào nhẹ nhõm vì coi là triệu chứng nhẹ. Thế nhưng họ không biết rằng viêm có thể là tín hiệu khởi phát của ung thư, đặc biệt là nếu bị viêm ở 3 cơ quan này trong cơ thể.
Mặc dù công nghệ y tế bây giờ rất tiến bộ, có thể chữa khỏi rất nhiều bệnh nguy hiểm, nhưng ung thư vẫn luôn là căn bệnh khiến mọi người sợ hãi. Thực tế cho thấy có rất nhiều bệnh nhân ung thư khi phát hiện thì tình trạng đã chuyển sang giai đoạn gần cuối. Điều này dẫn tới quá trình chữa bệnh gặp nhiều khó khăn, không ít trường hợp khiến bác sĩ cũng phải bó tay.
Khi nghiên cứu về ung thư, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra có một mối quan hệ chặt chẽ giữa ung thư và tình trạng viêm trong cơ thể. Dựa trên các dữ liệu lâm sàng, mối quan hệ này sẽ là một lời cảnh báo khi một số cơ quan trong cơ thể bị viêm, người bệnh tuyệt đối đừng chủ quan vì đó có thể là tín hiệu khởi phát của ung thư.
Mối quan hệ giữa viêm và ung thư là gì?
Từ những dữ liệu quan sát được, các nhà nghiên cứu nhận thấy cứ 6 bệnh nhân bị ung thư thì có 1 người bị bệnh do viêm gây ra. Ví dụ, bệnh nhân bị viêm gan B sau khi được chữa trị thì các mô gan vẫn còn để lại sẹo, điều này làm tăng đáng kể khả năng bị ung thư gan. Hay như viêm loét đại tràng cũng làm tăng khả năng ung thư dạ dày và ruột kết.
Viêm không chỉ khiến cho nhiều triệu chứng xuất hiện, mà nó còn làm thay đổi kích thước, sự tăng sinh, viêm nhiễm, di căn, tiến trình phát triển của khối u.
Một số nghiên cứu tin rằng sau khi quá trình viêm xảy ra, các tế bào bị viêm sẽ tạo ra một lượng lớn oxy và nitơ trong khi chúng hoạt động. Điều này khiến cho cơ chế chống oxy hóa nội sinh trong quá trình viêm mãn tính hoạt động quá tải, gây tổn hại cho DNA và hình thành nên các tế bào ung thư.
3 loại viêm trong cơ thể cần được chú ý
Khi cơ thể bị viêm, cần phải được điều trị càng sớm càng tốt. Đặc biệt, nếu 3 cơ quan sau có dấu hiệu viêm, người bệnh đặc biệt cẩn trọng vì có thể là mầm mống gây ra ung thư.
– Viêm gan
Có rất nhiều loại viêm gan và nguyên nhân cũng rất đa dạng, có thể là do bia rượu, lạm dụng thuốc kháng sinh quá mức hay do virus gây ra. Tình trạng rối loạn chức năng gan nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ chuyển thành xơ gan, rồi sau đó dẫn tới ung thư gan.
Tình trạng rối loạn chức năng gan nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ chuyển thành xơ gan, rồi sau đó dẫn tới ung thư gan.
– Viêm dạ dày
Vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP) là nguyên nhân phổ biến của các bệnh dạ dày mãn tính. Vi khuẩn này phân bố trong các mô niêm mạc dạ dày, 80% loét dạ dày và 95% loét tá tràng là do chúng gây ra.
Khi niêm mạc dạ dày bị viêm, nó sẽ gây ra những thay đổi bất thường như loạn sản dạ dày, sau đó hình thành nên những tế bào ung thư đơn lẻ, rồi phát triển thành ung thư dạ dày.
– Viêm cổ tử cung
Khi bị viêm cổ tử cung, một trong những triệu chứng thường thấy là xung huyết cục bộ (sự gia tăng bất thường về lượng m.áu trong cổ cử tung) và viêm đỏ. Khi virus HPV xâm nhập vào, nó khiến cho các niêm mạc bề mặt cổ tử cung bị tổn thương nặng, gây ra n.hiễm t.rùng nặng và có thể dẫn tới ung thư.
Làm thế nào để giúp cơ thể chống viêm?
Duy trì một lối sống lành mạnh là cách tốt nhất và hiệu quả nhất để phòng tránh được các bệnh viêm. Để tránh tình trạng viêm chuyển thành ung thư, trước mắt người bệnh cần phải thay đổi các thói quen sau:
Để tránh tình trạng viêm chuyển thành ung thư, trước mắt người bệnh cần phải thay đổi một số thói quen.
– Tập thể dục điều độ
Tập luyện 20 – 30 phút mỗi ngày với các bài tập có cường độ vừa phải có tác dụng chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, việc tập thể dục cũng có thể kiểm soát trọng lượng cơ thể, ngăn ngừa được nhiều bệnh.
– Ngủ đủ giấc
Đối với người đang bị bệnh, ngủ là thời điểm để cơ thể phục hồi lại những tổn thương bên trong. Nếu thiếu ngủ, hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, dễ dẫn đến sự nhâm nhập của vi khuẩn và virus. Người bệnh nên duy trì ngủ đủ giấc từ 6 – 7 tiếng mỗi ngày.
– Giải tỏa căng thẳng
Tích tụ áp lực trong thời gian dài sẽ gây ra rối loạn nội tiết và thúc đẩy tế bào viêm phát triển. Vì vậy, việc giải tỏa áp lực có thể điều chỉnh nội tiết tố, giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn.