Tập luyện là phương pháp rèn luyện sức khỏe tốt, đòi hỏi sự tập trung tinh thần, sức khỏe thể chất cũng như độ chính xác cao trong quá trình tập.
Bất cứ cách tiếp cận không đúng hoặc động tác không phù hợp nào đều có thể để lại những cơn đau mỏi cơ, thậm chí chấn thương nghiêm trọng.
Đau mắt cá chân khi chạy
Nếu đang chạy trên đường hoặc trên máy, bạn cảm thấy bị đau nơi cổ chân, cơn đau khiến bàn chân bạn như muốn rời ra thì hãy coi chừng. Đây có thể là dấu hiệu bong gân hoặc căng dây chằng, có thể bạn sẽ phải mất vài tuần nghỉ ngơi vì không thể tập luyện được gì nữa. Khớp cổ chân là nơi tập trung rất nhiều loại gân và dây chằng khác nhau, vì vậy chẳng có gì lạ khi xảy ra vấn đề gì do mất cân bằng. Một đôi giày chạy tốt và chỉ chạy trên mặt phẳng cũng có thể là cách phòng ngừa bị đau cổ chân nhưng cũng không thể tránh tuyệt đối nguy cơ này. Nếu bạn định tập chạy, bạn cần học cách quan tâm tới cơ thể mình hơn và biết thế nào là đủ.
Đau đầu và cổ đột ngột
Nếu bạn cảm thấy đau đầu đột ngột, nhất là khi đang ngồi xổm nâng tạ thì hãy ngừng ngay lại để tìm hiểu căn nguyên. Hiện tượng đau này không thể bỏ qua vì đó có thể do một thành mạch m.áu bị quá tải do áp lực hoặc một nhóm cơ nào đó bị siết khiến cơ thể khó giải quyết với độ căng của sức tạ nặng bạn đang nâng. Nếu bạn là một trong những người thường xuyên nâng tạ nặng ở tư thế ngồi xổm, ở tình huống này bạn hãy nhìn về phía trước và tập trung thả lỏng vai và cổ. Nếu không làm vậy, sức nặng của tạ sẽ dồn lên vai, cổ và có thể sẽ dẫn tới sức căng rất lớn tại hai bộ phận cơ thể này.
Khi đang tập luyện mà gặp chấn thương thì nên dừng tập ngay.
Đau lưng
Khi đang tập, nhất là nâng tạ mà bị đau lưng, cơn đau trở nên dữ dội và liên tục, bạn cần ngừng tập ngay. Đau dữ dội thường là dấu hiệu của một trục trặc nào đó, có thể từ trẹo đĩa khớp cho đến đau dây thần kinh. Nếu bạn thường xuyên tập luyện với nhiều lần nâng đòi hỏi phải đưa tạ qua đầu thì cũng có nghĩa bạn đã bắt xương sống của mình phải chịu quá nhiều sức nặng. Cơn đau này là do sự thay đổi tư thế làm cho các đốt sống của bạn không còn thẳng hàng với nhau, do đó gây đau trên toàn cơ thể và đau như thế nào còn tùy thuộc vào việc xương sống bị trật ra chỗ nào. Bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để có thể đ.ánh giá mức độ thương tổn ra sao và cần hiểu rõ vấn đề trước khi tập lại. Điều quan trọng là bạn không nên cố nâng bất cứ thứ gì trong khi bị đau vì xương sống là nền tảng của mọi hoạt động. Khi có trục trặc nào xảy ra ở xương sống, bạn luôn có thể làm tổn thương nhiều hơn nếu chất sức nặng lên bất cứ phần nào của cơ thể.
Đau cơ vùng háng
Đau vùng háng là cảm giác dễ gặp phải khi nâng tạ nặng. Khi này, bạn cần dừng lại ngay vì đây chính là triệu chứng không được xem thường. Chứng đau này có thể biểu hiện rất đơn giản như chuột rút hay co cơ, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của thương tổn. Mặc dù một số cơn đau cơ thường xuất hiện khi tập những bài tập nâng tạ nặng, kiểu căng cơ này thường giống như chuột rút lại là dấu hiệu của một tình trạng rất đau đớn và bạn cần phải tạm ngừng ngay việc tập luyện trước khi gây thêm những thương tổn. Nếu bạn tiếp tục tập thêm nữa và cơn đau lại xảy ra nhưng với mức độ giảm hơn thì đây là dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ bạn đã co kéo quá mức phần cơ đùi. Bạn nên dừng việc tập luyện ngay. Nếu có thể, bạn nên dùng nước lạnh để giảm bớt các chỗ sưng tấy. Bạn nên dành ra khoảng 4 ngày cho tới 1 tuần để hồi phục sức khỏe rồi mới quay trở lại tập luyện bình thường.
Đau cẳng chân dai dẳng
Đau xương cẳng chân là một dạng tổn thương khá phổ biến và có thể kéo dài dai dẳng, nguyên nhân đau thường là do xương ống liên tục bị va đ.ập. Mặc dù một số cơn đau ở cẳng chân chỉ là do tập luyện quá sức và có thể chữa khỏi trong vài ngày nhưng nếu bị đau dai dẳng, bạn cần một quá trình hồi phục lâu dài. Nếu đang bị đau cẳng chân, bạn cần để ý xem cơn đau đó kéo dài bao lâu và chính xác là đau chỗ nào. Nếu bạn bị đau trong khoảng 2 tuần hoặc kéo dài hơn thì cần phải tới gặp bác sĩ ngay để biết rõ nguyên nhân và cách điều trị. Nếu tình trạng trầm trọng hơn mà không được chữa trị, có thể bạn sẽ bị gãy hoặc rạn xương do tập luyện quá căng.
Phương Hoa
Theo suckhoedoisong
Chấn thương thường gặp với cầu thủ bóng đá
Cầu thủ bóng đá thường gặp chấn thương liên quan đến cơ và dây chằng như gân kheo, dây chằng đầu gối, mắt cá chân, bong gân, căng cơ…
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Jaume I, Đại học Bách khoa Madrid và Đại học Exeter (Anh), cho thấy 90% chấn thương của các cầu thủ xảy ra ở nửa dưới cơ thể gồm háng, xương chậu, hông, đùi, đầu gối, bắp chân, bàn chân, mắt cá chân. Trong đó, những loại chấn thương phổ biến chủ yếu liên quan đến cơ và dây chằng.
Căng cơ
Căng cơ là chấn thương cơ hoặc gân, xảy ra khi một thớ cơ bị kéo quá xa về một hướng, cơ vận động khi ở trạng thái chưa sẵn sàng (cứng cơ). Khi căng cơ, cơ hoặc gân bị giãn căng hoặc rách.
Chấn thương dễ bị ở đùi sau, cơ háng, cơ đùi trước, cơ bắp chân, cơ lưng và cơ vai. Khi bị căng cơ, cầu thủ sẽ thấy đau nhức, sưng và khó cử động vùng cơ. Tùy mức độ chấn thương mà cầu thủ phải nghỉ ngơi, chườm đá, băng bó chỗ đau vài ngày hoặc vài tuần để hồi phục.
Pha va chạm khiến Quang Hải (áo trắng) bị rách cơ đùi trái trong trận Việt Nam thắng Singapore, vòng bảng SEA Games 30. Ảnh: Đức Đồng
Chấn thương gân kheo
Gân kheo là nhóm gân nằm sau bắp đùi, kết dính nhóm cơ bắp chịu lực ở phía sau với xương. Chấn thương gân kheo xảy ra khi cầu thủ bị đứt một hoặc nhiều sợi cơ trong bó cơ gân kheo. Triệu chứng xảy ra khi cầu thủ thấy đau ở phần sau của đùi trong khi chạy nước rút, chạy bước dài hoặc vung chân cao. Tùy mức độ nghiêm trọng của chấn thương gân kheo mà cầu thủ phải nghỉ ngơi từ một tuần đến 3 tháng.
Chấn thương dây chằng đầu gối
Chấn thương dây chằng đầu gối xảy ra khi chân vận động quá mạnh và không đúng hướng khiến dây chằng chéo bị xoắn, căng lên. Nếu hoạt động quá mạnh sẽ dẫn tới đứt dây chằng, đây là loại chấn thương rất nguy hiểm và cần sự can thiệp của phẫu thuật để nối lại dây chằng.
Chấn thương trật mắt cá chân
Tổn thương xảy ra khi mắt cá bị xoắn vào trong, phần bao bọc xung quanh khớp mắt cá chân cũng có thể bị tổn thương, gây c.hảy m.áu, đau và sưng. Chấn thương này chiếm khoảng 12% các loại chấn thương trong bóng đá.
Bong gân
Bong gân là chấn thương mô nối xương tại một khớp. Trong đó, bong gân mắt cá chân là trường hợp hay gặp nhất, thường xảy ra khi bàn chân quay vào trong làm rách dây chằng phía ngoài mắt cá hoặc làm căng quá mức. Dấu hiệu của bong gân là đau sưng, tím, tụ m.áu, ấn lên vùng mắt cá sẽ thấy đau khó chịu. Bong gân có thể khiến cầu thủ phải nghỉ thi đấu khoảng 4 đến 6 tuần tùy theo mức độ.
Cẩm Anh
Theo Verywellfit, Mensjournal/Vnexpress