Một loại protein trong cơ thể thường có những phản ứng với các mùi hương trong mỹ phẩm và nước hoa. Trường hợp phản ứng nặng có thể gây ra phát ban ngứa.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một loại protein gây ra phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với các loại mùi hương phổ biến trong các sản phẩm mỹ phẩm.
Trong quá trình tiếp xúc mùi hương có trong kem bôi da, sữa tắm, nước thơm, dầu gội và thậm chí cả kem đ.ánh răng nếu phản ứng quá mức dẫn đến tế bào miễn dịch rơi vào trạng thái quá sức. Từ đó gây ra các trường hợp phát ban, mụn nước, ngứa mắt và sưng mặt.
Khi ngành công nghiệp chăm sóc da và mỹ phẩm phát triển thì bệnh viêm da tiếp xúc cũng gia tăng. Ảnh: Dailymail
Theo nghiên cứu, một phụ nữ trung bình sử dụng 12 mặt hàng mỹ phẩm mỗi ngày – chứa khoảng 168 hóa chất khác nhau. Và khi các sản phẩm này ngày càng trở nên phổ biến thì tình trạng phát ban đỏ, ngứa da do chạm vào một số chất cũng đang gia tăng.
Loại Protein này được gọi là CD1a được tìm thấy trong các tế bào miễn dịch hình thành lớp ngoài của da người. Từ phát hiện này giúp các nhà khoa học có thể nghiên cứu ra cách điều trị các bệnh về da do ảnh hưởng từ mỹ phẩm.
Đồng tác giả, giáo sư David Branch Moody, thuộc khoa thấp khớp, viêm và miễn dịch tại Bệnh viện Brigham và Women ở Hoa Kỳ cho hay, các hợp chất được tìm thấy trong kem bôi da và mỹ phẩm khác có thể gây ra ACD (viêm da tiếp xúc dị ứng). Tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng đang gia tăng, đặc biệt là ở các nước công nghiệp.
Tác giả đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này, Tiến sĩ Sarah Nicolai, MD, một nhà nghiên cứu y học tại Brigham, đã có các thực nghiệm liên quan đến tế bào T. Từ đó cho thấy tế bào phản ứng với một số chất bao gồm balsam được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm và kem đ.ánh răng.
Các nhà nghiên cứu đã xác định thêm benzyl benzoate và benzyl cinnamate chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc kích thích phản ứng.
Họ cũng đã thử nghiệm các chất tương tự và tìm thấy một tá các phân tử nhỏ xuất hiện để tạo ra phản ứng. Chúng bao gồm farnesol – một loại cồn được sử dụng trong một loạt các sản phẩm bao gồm chất khử mùi, kem chống lão hóa, gel tắm và dầu gội đầu.
Sử dụng các kỹ thuật quét, phân tích sâu hơn bởi các nhà điều tra tại Đại học Monash, Melbourne, tiết lộ farnesol và CD1a kết hợp để t.iêu d.iệt mỡ m.áu tự nhiên. Điều này làm cho protein dễ thấy hơn đối với các tế bào T – giúp kích hoạt chúng và gây ra tình trạng xấu cho da.
Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục tiến hành các thí nghiệm để đưa ra các phương pháp ngăn chặn cũng như điều trị cho các trường hợp mắc bệnh.
Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc bao gồm khô, đỏ hoặc rộp da; ngứa và hơi khó chịu. Ngứa và rát da dữ dội từ 24 – 36 tiếng sau khi tiếp xúc, theo sau là các nốt rộp chảy nước kèm theo da đóng vảy và sưng. Chất lỏng trong nốt rộp không lây nhiễm cho người khác. Nên tránh gãi vì có thể dẫn đến n.hiễm t.rùng.
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sẽ hết sau một thời gian. Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ bệnh diễn tiến xấu đi. Hãy đi khám bác sĩ nếu thấy phát ban khó chịu đến mức mất ngủ hoặc xao lãng hoạt động hàng ngày; Phát ban gây đau, trở nên nghiêm trọng hoặc lan rộng; Phát ban không cải thiện trong vòng một vài tuần; Phát ban ảnh hưởng đến khuôn mặt hoặc bộ phận s.inh d.ục.
Thanh Vân
Theo Dailymail/vietQ
Những loại mỹ phẩm kiêng kỵ đối với phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai không chỉ cần chú ý đến chế độ ăn uống mà còn cần chú ý đến các loại mỹ phẩm đang dùng để tránh tác động xấu đến thai nhi.
Sơn móng: Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ làm việc ở tiệm móng có nguy cơ sảy thai tự phát cao hơn, do trong các sản phẩm chăm sóc móng chứa các thành phần có thể ảnh hưởng đến hệ sinh sản.
Hóa chất triệt lông: Thành phần thioglycolic acid có trong các sản phẩm triệt lông chưa được chứng minh là an toàn cho thai phụ. Tốt nhất bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm này cho đến khi sinh.
Nước hoa đậm đặc: Nhiều loại nước hoa chứa phthalate, một chất mang độc tính tiềm tàng đối với khả năng sinh sản. Chất này được xem là có hại cho thai nhi dù chỉ với hàm lượng nhỏ.
Các loại thuốc trị mụn: Các loại thuốc trị mụn gây các thay đổi trong cơ thể nhằm giảm phát sinh mụn. Vì vậy, đã có nhiều trường hợp thai nhi bị khuyết tật do người mẹ sử dụng thuốc trị mụn Accutane hoặc Retin-A.
Kem chống nắng: Một số nghiên cứu cho thấy oxybenzone có trong kem chống nắng có liên quan đến tình trạng nhẹ cân ở trẻ sơ sinh nữ. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng rõ ràng về điều này. Kem chống nắng đặc biệt quan trọng đối với thai phụ vì hormone thai kì khiến da nhạy cảm hơn. Bạn nên dùng các loại kem chống nắng không hóa chất.
Thuốc nhuộm và thuốc tẩy tóc: Trên thực tế, chỉ có một lượng nhỏ thuốc nhuộm có thể ngấm vào da và lượng này không đủ để ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất, bạn nên tránh sử dụng hóa chất làm tóc trong 3tháng đầu của thai kì./.
T.H/VOV.VN (biên dịch)
Onlymyhealth