Người bạn ngành y nói “phụ nữ có xương chậu nhỏ sẽ ảnh hưởng sinh nở và cả chuyện vợ chồng”. Tôi hơi lo…
Tôi sắp thành hôn. Vợ tương lai của tôi gầy và có “ vòng ba” khá nhỏ. Người bạn trong ngành y bỏ nhỏ với tôi rằng “phụ nữ có xương chậu nhỏ sẽ ảnh hưởng sinh nở và cả chuyện vợ chồng”. Tôi không để tâm lắm nhưng cũng hơi lo…
B.Dương (TP HCM)
Ảnh minh họa
Bạn Dương mến,
Cần phân định giữa “vòng ba” và xương chậu. Lệ thường, xương chậu nhỏ, mông cũng nhỏ nhưng ngược lại thì không hẳn. Theo cấu tứ thì nhân vật chính là xương chậu, vậy nên, thân bài sẽ tập trung bàn về vùng xương cộm cán này của phụ nữ.
Trước tiên, ngành sản khoa nhất trí từ sớm rằng phụ nữ có xương chậu nhỏ dễ gặp khó lúc sinh nở nhưng mức nào gọi là nhỏ phải được đo đạc, căn chuẩn, không áng chừng hay xổ thước ra đo như thi hoa hậu.
Với “phạm trù” thứ hai thì ngược lại, không có cơ sở nào nói đàn bà có “hậu phương” nhỏ, tính cả mông và xương chậu, gặp khó trên giường, trừ những ca nam hóa ( teo nhũ hoa, to â.m v.ật, xương chậu nhỏ, mất kinh, thiểu năng s.inh d.ục…) rõ ràng, do rối loạn nội tiết.
Bằng chứng trên thực địa cũng minh chứng rằng “vòng ba” có kém thịnh vượng cũng không ảnh hưởng nhiều đến ân ái lẫn k.hoái l.ạc. Thẳng đuột ra, t.ình d.ục, với phái đẹp, không cần quá nhiều diện tích của “background”, bởi trọng địa nằm ở â.m đ.ạo và một ít vệ tinh lân cận. Pha gần hơn thì “sân sau” dù khó chối cãi mang đầy lợi lạc trông mòn con mắt, nhưng không hề được xem là phương tiện tối ưu hóa s.ex cho cả chủ nhân lẫn người phối ngẫu.
Dù vậy, những phụ nữ quá gầy, xương chậu gai góc với hai mấu gai xương nhô cao có thể gây chút cạ cấn khó chịu khi… “lâm trận”. Ngoài ra, phải kể trường hợp hiếm nhưng đáng lo là xương chậu lệch nặng làm nắn sai luôn trục â.m đ.ạo, nếu không căn chỉnh lại sẽ khó đảm bảo ân ái trơn tru.
Qua ý tứ, có thể nhận ra bạn là người không để tâm lắm đến vòng nọ vòng kia của người bạn đời tương lai, nhưng không để mắt không có nghĩa là bỏ qua. Đơn cử, nếu xương chậu nhỏ nằm trong một tổng thể có vấn đề thì không thể xem thường bởi điều đó không chỉ ảnh hưởng đến chuyện làm vợ, làm mẹ, mà còn là sức khỏe chung.
7 dấu hiệu trên móng tay cảnh báo bệnh tật của bạn
Màu sắc, hình dạng, những thay đổi trên móng tay báo hiệu các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, hãy để ý đến để nhận ra trước khi chúng thể hiện ra triệu chứng bệnh.
Quan sát móng tay có thể phát hiện dấu hiệu bệnh sớm – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Fiona Tuck, chuyên gia dinh dưỡng đến từ Sydney (Úc), nói: “Sức khỏe của móng tay có thể cho chúng ta biết liệu một người có đang thiếu một số chất dinh dưỡng nhất định, liệu có điều gì đó nghiêm trọng hơn đang xảy ra hay các yếu tố bên ngoài đã làm hỏng móng tay”.
Cần xem xét tất cả các khả năng và quan sát tất cả các móng tay, đừng bỏ qua móng nào để nhận ra vấn đề sức khỏe sớm (nếu có), như sau, theo Daily Mail:
1. Tách móng tay
Nếu bạn gặp tình trạng này thì xem ở đây: Cách chữa trị và khắc phục việc tách móng tay
2. Móng tay khô, nứt nẻ và dễ gãy
Tiến sĩ Samantha Eisman, chuyên gia da liễu tại Sinclair Dermatology (Úc), chia sẻ trên Daily Mail: “Chế độ ăn uống thiếu chất không chỉ ngăn cản móng phát triển bình thường mà còn có thể gây yếu và dễ gãy. Rối loạn móng này cũng có thể liên quan đến mệt mỏi và bệnh tật (như các vấn đề về trao đổi chất, thiếu m.áu hoặc rối loạn nội tiết). Thậm chí dùng một số loại thuốc có thể gây chấn thương móng”.
Bà khuyên chế độ ăn uống của bạn nên bao gồm đầy đủ các nhóm thực phẩm, đặc biệt là vitamin A, B, C, D và E – những vi chất quan trọng nhất để có móng tay khỏe mạnh.
Dinh dưỡng quan trọng với cơ thể nói chung và móng tay nói riêng – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
3. Móng tay nhợt nhạt hoặc màu xanh lam
Móng tay khỏe mạnh luôn có màu hồng tự nhiên, nhưng móng tay nhợt nhạt hoặc hơi xanh có thể cho thấy lưu thông m.áu thấp hoặc cơ thể thiếu sắt (có thể xác định bằng cách xét nghiệm m.áu). Trường hợp này, nên xem xét lại chế độ ăn kiêng. Một khi tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng được khắc phục, bất thường trên móng tay sẽ thay đổi. Tập thể dục để tăng cường tuần hoàn m.áu.
4. Móng tay xuất hiện đốm trắng hoặc đường trắng
Đây thường là dấu hiệu của việc thiếu kẽm hoặc canxi. Có thể tiêu thụ nhiều thực phẩm có chứa 2 loại vitamin này để khắc phục.
5. Móng tay rỗ
Đây là tình trạng ít phổ biến, thường xuất hiện khi có một loại tình trạng tự miễn dịch diễn ra trong cơ thể như bị bệnh vẩy nến hoặc chứng rụng tóc.
6. Móng tay xuất hiện đường rãnh
Fiona Tuck cho biết móng tay có xu hướng phát triển chậm hơn hoặc hình thành các gờ khi đường ruột không hấp thu hoặc nhận đủ chất dinh dưỡng như protein, sắt, kẽm hoặc khoáng chất.
7. Móng tay quặp
Móng tay với phần móng cong xuống dưới phổ biến nhất ở những người lớn t.uổi. Đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề nội tạng nghiêm trọng liên quan “đến tình trạng khó thở, tình trạng phổi hoặc thậm chí là các vấn đề tim mạch”, theo Daily Mail.