Đây được xem là lần mang thai dài nhất trong cơ thể của một người mẹ c.hết não được ghi nhận vào lịch sử y tế.
Vào giữa tháng 8 năm nay, các bác sĩ tại bệnh viện Đại học Brno ở Cộng hòa Séc đã tổ chức ăn mừng khi họ đã thành công trong việc nuôi dưỡng thai nhi suốt 117 ngày trong bụng mẹ sau khi mẹ của bé bị c.hết não do xuất huyết. Đây được xem là lần mang thai dài nhất trong cơ thể của một người mẹ c.hết não được ghi nhận vào lịch sử y tế.
Cô bé Elika chào đời với cân nặng 2,13kg, dài 42cm, và hoàn toàn khỏe mạnh sau khi được nuôi dưỡng 117 ngày trong bụng của người mẹ bị c.hết não.
Người mẹ 27 t.uổi đến từ thị trấn T”5;ebí của Moravian (Cộng hòa Séc) bị đột quỵ khi đang mang thai ở tuần thứ 15. Cô được chồng phát hiện nằm bất tỉnh trong nhà và ngay lập tức được đưa vào bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ cho biết người mẹ bị xuất huyết não, và bất chấp mọi cố gắng nỗ lực của các bác sĩ, căn bệnh này đã phá hủy hoàn toàn bộ não của cô. Để giữ được em bé trong bụng mẹ, các bác sĩ đã quyết định duy trì sự sống cho thai phụ bằng cách duy trì các chức năng quan trọng của cơ thể cô.
Bác sĩ Petr Jank, trưởng khoa Sản phụ khoa tại Bệnh viện Đại học Brno, cho biết bệnh viện tiếp nhận ca mang thai đặc biệt này vào giữa tháng 4: “Chúng tôi đã tiến hành siêu âm và các kiểm tra cần thiết để kiểm tra tình trạng của thai nhi. Rất may mắn là xuyết huyết não của người mẹ không gây thiệt hại gì cho em bé. Nên chúng tôi quyết định phải cố gắng giữ em bé trong bụng mẹ càng lâu càng tốt”.
Hàng ngày, các y tá đều mát xa bụng bầu cho người mẹ.
Bà ngoại thì đến đọc truyện cho em bé nghe để thai nhi cảm nhận được thế giới xung quanh mình.
Khi đó, thai nhi chỉ mới 15 tuần t.uổi, không thể sống sót bên ngoài cơ thể mẹ. Vì vậy, để giữ thai, các bác sĩ đã phải kết nối và hỗ trợ cuộc sống nhân tạo cho thai phụ. Bác sĩ Petr Jank thừa nhận rằng quyết định này không phải là một quyết định dễ dàng, nó liên quan đến rất nhiều vấn đề, từ y tế đến đạo đức.
Bác sĩ Petr Jank chia sẻ thêm: “Quyết định giữ thai đã làm nảy sinh nhiều cuộc tranh luận, không chỉ ở trong khoa Sản của chúng tôi, mà còn ở cả khoa Gây mê – nơi sẽ phụ trách chăm sóc bệnh nhân. Nhờ có họ, chúng tôi mới thành công trong việc kéo dài thai kỳ. Tất nhiên, chúng tôi cũng thảo luận chuyện này với gia đình, với luật sư và ban quản lý bệnh viện. Tất cả đều đồng thuận với ý kiến của chúng tôi”.
“Nhiệm vụ của chúng tôi là theo dõi sát sao thai kỳ dựa trên siêu âm và theo dõi hoạt động của tim em bé. May mắn là mọi thứ đều rất bình thường”.
Thậm chí, các y tá còn hỗ trợ bệnh nhân cử động chân theo mô phỏng của động tác đi bộ để giúp thai nhi phát triển.
Hàng ngày, việc chăm sóc cho bệnh nhân đều được thực hiện bởi các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế thuộc khoa Gây mê. Họ rất tận tình chăm sóc cho người mẹ, thậm chí, các y tá còn thường xuyên di chuyển đôi chân của người phụ nữ để mô phỏng như việc đi bộ để giúp em bé phát triển.
“Các y tá mát xa bụng bầu hoặc bà ngoại đến bệnh viện để đọc truyện cho em bé nghe… là cách kích thích cơ bản để thai nhi có thể cảm nhận được thế giới xung quanh. Các chuyên gia tin rằng loại hình chăm sóc có sự ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của em bé”, bác sĩPetr Jank cho biết.
Đến tuần thứ 34, các bác sĩ quyết định đón b.é g.ái ra khỏi bụng mẹ bằng phương pháp sinh mổ.
Tất cả mọi chuyện đều suôn sẻ cho đến tuần thứ 34, khi mà phổi của thai nhi đã phát triển đầy đủ, các bác sĩ quyết định đón b.é g.ái ra khỏi bụng mẹ bằng phương pháp sinh mổ. Cô bé Elika chào đời với cân nặng 2,13kg, dài 42cm, và hoàn toàn khỏe mạnh.
Sau khi sinh con, được sự cho phép của chồng và người thân bệnh nhân, các bác sĩ khoa Gây mê đã ngắt kết nối các thiết bị hỗ trợ sự sống với người mẹ. Người mẹ ra đi thanh thản khi đã hoàn thành xong nhiệm vụ của mình.
Bác sĩ Petr Jank cho biết: “Đến bây giờ chúng tôi vẫn còn run rẩy và hồi hộp. Mối quan tâm chính của chúng tôi không phải là tạo dựng nên kỳ tích trong y tế. Chúng tôi chỉ đơn giản muốn kéo dài thai kỳ và cho ra đời một đ.ứa t.rẻ khỏe mạnh mà thôi”. Đồng thời, Bác sĩ Petr Jank cũng tiết lộ, ông và các đồng nghiệp thỉnh thoảng vẫn phải đối mặt với những tình huống kịch tính không kém. Như cách đây 3 năm, các bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Brno đã cho sinh ra một em bé có mẹ bị hôn mê sau khi bị tai nạn giao thông. Tuy nhiên, sau đó, bệnh nhân đã hồi phục đến mức bây giờ cô ấy đã có thể chăm sóc con mình.
Nguồn: Radio/Helino
Hai ca ghép tạng đặc biệt lần đầu tiên tại Việt Nam từ tạng của thanh niên 19 t.uổi
Từ tạng của nam thanh niên 19 t.uổi hiến sau khi bị c.hết não, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) đã thực hiện một loạt ca mổ lấy – ghép đa tạng gồm tim, hai phổi, gan, hai thận; trong đó có 2 ca ghép rất đặc biệt, lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam.
Ngày 25/12, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) cho biết, ngày 17/12 đã thực hiện thành công một loạt ca mổ lấy – ghép đa tạng từ người hiến c.hết não, gồm tim, hai phổi, gan, hai thận; trong đó có 2 ca ghép rất đặc biệt, lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam. Ca đặc biệt thứ nhất đó là ghép hai phổi đồng thì với mổ tim hở sửa chữa bệnh tim bẩm sinh (sửa tim – ghép phổi); ca thứ hai là ghép đa tạng gan và thận đồng thì.
Về ca ghép phổi, nữ bệnh nhân được ghép là P.T.H, khoảng 30 t.uổi, mắc bệnh tim bẩm sinh thông liên nhĩ lỗ lớn, phát hiện muộn nên bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối từ hơn 3 năm nay, không còn giải pháp điều trị và chắc chắn sẽ sớm t.ử v.ong do suy chức năng tim – phổi, nếu không được ghép phổi.
Các bác sĩ tiến hành ca ghép tạng.
GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, ca ghép phổi này sẽ phải thực hiện trên người bệnh đang mổ tim hở sửa dị tật tim bẩm sinh (vá thông liên nhĩ, sửa van ba lá), nên qui trình mổ phức tạp hơn và chứa đựng khá nhiều rủi ro, diễn ra trong 12 giờ.
Ngay sau khi đưa phổi ghép hoạt động trở lại, các thông số huyết động và hô hấp đã lập tức trở lại kỳ diệu như người có phổi bình thường. Thành công của ca ghép phổi đặc biệt này có ý nghĩa rất lớn, mở ra cơ hội cho nhiều người bệnh còn trẻ ở Việt Nam.
Việc điều trị bằng phương pháp “sửa dị tật tim và ghép phổi đồng thì” sẽ có kết quả sớm cũng như lâu dài tốt hơn nhiều so với phương pháp “ghép tim và phổi đồng thì”.
Ca phẫu thuật kéo dài 12 tiếng đồng hồ.
Người bệnh M.S (59 t.uổi, quốc tịch Lào) điều trị đái tháo đường, cao huyết áp nhiều năm. Tháng 4/2019 phát hiện suy thận mãn kèm theo xơ gan (do rượu), đã được điều trị bảo tồn sau đó chuyển Việt Đức để xét ghép gan và thận.
Khi vào viện người bệnh đã suy cả gan và thận, phải chạy thận chu kỳ, đã xuất huyết tiêu hóa 2 lần được điều trị nội khoa. Chẩn đoán của người bệnh khi vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức: suy thận độ IV, xơ gan tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
Bệnh nhân có chỉ định ghép gan và thận. Có thể ghép từng tạng hoặc đồng thời. Người bệnh đã được hội chẩn toàn viện đã quyết định sẽ ghép đồng thời (1 thì) cả gan và thận cho người bệnh từ người cho c.hết não để thay thế 2 tạng đã suy của người bệnh bằng 2 tạng mới (từ bệnh nhân c.hết não), như vậy sẽ tránh các nguy cơ của 2 cuộc mổ liên tiếp.
Các chuyên gia của bệnh viện trong lĩnh vực ghép tạng, phẫu thuật tim mạch, gây mê hồi sức, thận lọc m.áu, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh… đã họp bàn quy trình kỹ thuật thực hiện ghép đồng thời 2 tạng lớn trên cùng người bệnh. Các ý kiến dựa vào kinh nghiệm thực tế qua 840 trường hợp ghép thận và 74 trường hợp ghép gan.
GS Giang chia sẻ, ngày 17/12, bệnh viện đã tiến hành lấy đa tạng từ một thanh niên 19 t.uổi bị c.hết não do chấn thương sọ não nặng. Bệnh viện đã tiến hành ghép phổi, ghép tim, ghép thận cho các người bệnh nhận tim, nhận phổi, nhận thận. Riêng bệnh nhân M.S được nhận đồng thời gan và thận. Đây là lần đầu tiên bệnh viện và cũng là lần đầu tiên ở Việt Nam triển khai kỹ thuật này và đặc biệt trong mổ phải tiến hành lọc m.áu liên tục để thay thế thận đã bị suy.
Sau 12h đồng hồ từ sáng đến nửa đêm, với sự tham gia của gần 100 chuyên gia trong lĩnh vực ghép tạng, ca mổ đã thành công: gan và thận mới ghép đã hoạt động. Sau mổ không cần lọc m.áu, người bệnh tỉnh táo, rút nội khí quản sau 3 ngày. Hiện tại, người bệnh tự thở, các chức năng gan và thận đã dần phục hồi.
Mới đây câu chuyện nam thanh niên 19 t.uổi không may ra đi sau một vụ tai nạn xảy ra tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. Trước tình huống nạn nhân bị c.hết não không thể qua khỏi người mẹ như c.hết lặng. Chị cố giữ bình tĩnh và nói với chồng rằng muốn hiến tạng con để con được tồn tại mãi trên cõi đời này.
Đúng 3h sáng 17/12, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang thông báo ý nguyện hiến tạng của người mẹ tới Trung tâm Điều phối tạng Quốc gia. Ba tiếng sau, con trai chị được đưa xuống khu vực hồi sức đặc biệt nhất của Bệnh viện Việt Đức.
Các bác sĩ của Bệnh viện Việt Đức cũng đã cố gắng tìm những tia hy vọng mong manh nhưng vẫn không thể cứu được cháu. Và gia đình vẫn quyết định hiến toàn bộ mô/tạng của nam thanh niên. Gia đình đã hiến tim, phổi, 2 thận, 2 giác mạc và nhiều mô khác của chàng trai để cứu những người bệnh khác.
Theo saostar