Can thiệp bào thai là một kỹ thuật cao nhất trong ngành Sản khoa, bởi để giữ được song thai bình thường trong buồng ối đến đủ tháng là rất khó.
Kíp phẫu thuật của bệnh viện Phụ sản Hà Nội can thiệp ca mắc hội chứng truyền m.áu song thai
Kỹ thuật can thiệp bào thai mới được thực hiện thành công tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã mang cơ hội sống, không dị tật cho các thai nhi mắc hội chứng truyền m.áu song thai và hội chứng dải xơ buồng ối.
Em bé đầu tiên được cứu sống sau can thiệp bào thai
Với gia đình sản phụ Lộc Thị H. (sinh năm 1997, ở Nghệ An), ngày được ôm con thơ mạnh khỏe trong vòng tay trở về nhà vẫn như một giấc mơ. Chị H. chia sẻ, thời gian đầu khi mới mang song thai, chị đi khám gần nhà và được bác sĩ chẩn đoán là 1 thai bình thường và 1 thai lưu. “Tuy nhiên, bác sĩ tại đây khẳng định cứ yên tâm vì thai lưu sẽ teo đi không ảnh hưởng đến thai còn lại. Nhưng bất ngờ khi đến tháng thứ 5 thai kỳ thì vợ chồng tôi hoang mang và lo lắng tột độ khi biết việc phát triển thai nhi có diễn biến bất thường. Kết quả thăm khám, siêu âm cho thấy thai lưu kia ngày một to nhanh, còn thai bình thường thì ngày càng hết ối, chậm lớn và có dấu hiệu thiếu m.áu, nguy cơ thai lưu. Trong khi đó tình trạng đa ối khiến tôi bị căng tức bụng và khó thở vô cùng”, chị H. nhớ lại.
Nghe thông tin từ báo đài truyền thông, vợ chồng chị H. đã tìm đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thăm khám và được chẩn đoán thai mắc biến chứng hội chứng truyền m.áu thể đặc biệt (song thai không tim). Theo giải thích của bác sĩ, một thai có hình thái bình thường đang truyền m.áu sang thai không tim (bị nhầm là thai lưu) gây nguy hiểm tính mạng thai bình thường.
Ngay sau đó thai phụ được nhập viện mổ cấp cứu bởi chính PGS. TS. Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và BS CKI. Nguyễn Thị Sim, Phó giám đốc Trung tâm Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh. Ca mổ thành công, chặn được đường truyền m.áu từ thai này sang thai kia giúp em bé bình thường tiếp tục phát triển trong bụng mẹ.
Còn nhớ lúc nhập viện, sản phụ H. thể trạng gầy yếu, cổ tử cung càng ngày càng ngắn nguy cơ đẻ non, gia cảnh lại khó khăn nên lãnh đạo bệnh viện cho miễn phí nằm viện điều trị giữ thai, được hướng dẫn ăn uống cũng như động viên tinh thần tốt tại khoa A1, một khoa dịch vụ tốt nhất bệnh viện.
Theo BS. Sim, quá trình giữ thai rất gian nan, phải dùng những loại thuốc đắt đỏ mới giúp sản phụ tránh được nguy cơ đẻ non. May mắn, đến tuần thai thứ 33, sản phụ chuyển dạ và nhanh chóng được mổ lấy thai ngay trong đêm.
Cuộc mổ lấy thai cũng không kém phần căng thẳng. Sau khi mổ lấy thai nhi khỏe mạnh, các bác sỹ mới tiến hành lấy khối thai không tim. Đáng nói, khối thai lưu phù to gấp đôi thai khỏe mạnh, tròn to, trơn trượt. Do đó, đòi hỏi bác sỹ có trình độ tay nghề cao, cẩn trọng từng chút bởi nếu không cẩn thận, khối thai sẽ khiến sản phụ vỡ tử cung, ra m.áu. “Con của sản phụ H. là em bé đầu tiên được cứu sống và chào đời khỏe mạnh sau can thiệp bào thai điều trị hội chứng truyền m.áu song thai được 7 tuần”, BS. Sim xúc động chia sẻ.
Từ hai ca mổ đầu tiên được thực hiện thành công với sự hỗ trợ của chuyên gia Pháp – Giáo sư Yves Ville, hiện nay kíp phẫu thuật của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (PGS. TS. Nguyễn Duy Ánh và BS CKI. Nguyễn Thị Sim) đã tự thực hiện phẫu thuật thành công cho 10 ca hội chứng truyền m.áu song thai tiếp theo.
Dự kiến, ngoài 30 sản phụ đầu tiên có thai mắc hội chứng truyền m.áu song thai sẽ có 30 thai phụ có thai bị hội dải xơ buồng ối sẽ được các bác sĩ của BV Phụ sản Hà Nội thăm khám, can thiệp, theo dõi miễn phí cho đến khi mẹ tròn con vuông.
Hy vọng cho hàng ngàn cặp song sinh
Chia sẻ với PV Báo Giao thông về kỹ thuật mới này, BS CKI. Nguyễn Thị Sim cho biết: “Can thiệp bào thai là một kỹ thuật cao nhất trong ngành Sản khoa, bởi để giữ được song thai bình thường trong buồng ối đến đủ tháng đã là rất khó. Trong khi đó các trường hợp bị hội chứng truyền m.áu luôn có đa ối với nguy cơ thường trực là dọa sảy thai, đẻ non. Các bác sĩ phải đưa dụng cụ vào buồng ối khi thai còn đang nằm trong bụng mẹ để điều trị bệnh lí cho thai, sau đó rút dụng cụ ra mà vẫn phải đảm bảo cho buồng ối không bị vỡ và thai không bị n.hiễm t.rùng, giúp thai tiếp tục phát triển đến đủ tháng mới lấy em bé ra khỏi bụng mẹ”.
Trước đó, Việt Nam chưa triển khai được kỹ thuật phẫu thuật can thiệp vào bào thai để điều trị hội chứng truyền m.áu nên mỗi năm có hàng nghìn cặp song thai bị biến chứng phải đau đớn tuyệt vọng chấp nhận hậu quả nặng nề là cả 2 thai phù rồi lưu. Đó là hậu quả nặng nề không chỉ về tinh thần mà cả về vật chất, bởi trong số đó cũng có khoảng 40-50% các trường hợp vô sinh hiếm muộn phải trải qua thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) mới có thai được.
Vì thế kỹ thuật này không những mang tính khoa học mà còn có ý nghĩa rất nhân văn cao cả vì nhờ ứng dụng kỹ thuật mổ can thiệp vào bào thai sẽ giúp cứu sống được hàng nghìn cặp song sinh bị biến chứng truyền m.áu mỗi năm ở Việt Nam.
“Theo chủ trương của lãnh đạo bệnh viện, sắp tới trung tâm của chúng tôi sẽ phối hợp với các đơn vị Nhi khoa tiếp tục chinh phục các kỹ thuật cao nữa, để có thể thực hiện tại Việt Nam những kỹ thuật chuyên sâu hơn như can thiệp vào hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, thận… của thai nhi với hy vọng mang lại thêm cơ hội sống khỏe mạnh cho các thai nhi không may mắn mắc các bệnh lý phức tạp”, BS. Sim chia sẻ.
“Theo bác sĩ Sim, hội chứng truyền m.áu song thai là một biến chứng vô cùng nguy hiểm với song thai có chung một bánh rau, do có sự truyền m.áu từ dây rốn của thai này vào dây rốn của thai kia. Hậu quả thai truyền m.áu thì ngày càng nhỏ, thiếu m.áu, hết ối còn thai nhận m.áu thì quá tải tuần hoàn nên bị đa ối suy tim. Biến chứng này đe dọa tính mạng cả 2 thai, 90% các ca bị thai lưu nếu không được điều trị kịp thời, trong số còn lại sống sót cũng có tới 30% có di chứng nặng nề ở não. Ngược lại nếu được can thiệp điều trị từ trong bào thai thì có thể cứu sống được cả hai thai với tỉ lệ là 60-80%.”
Theo baogiaothong
Thành công bước đầu từ kỹ thuật can thiệp bào thai
Liên tiếp ngay sau khi bắt đầu triển khai những ca đầu tiên dưới sự hướng dẫn của chuyên gia hàng đầu thế giới, các bác sĩ của Bệnh viện (BV) Phụ sản Hà Nội đã trực tiếp tự triển khai kỹ thuật can thiệp bào thai với tỷ lệ thành công ngang tầm quốc tế.
Cứu sống 90% thai nhi
Những ca thành công ban đầu đã đem lại niềm vui và hạnh phúc cho những gia đình có bệnh lý hiếm gặp đang từng ngày mong tiếng khóc của trẻ thơ. Đó còn là những trường hợp hiếm muộn mãi mới có thai nhưng khi có thai lại rơi vào tình trạng bệnh lý khó chữa…
Nếu như trước đây, những trường hợp này hậu quả xảy ra là 90% thai c.hết lưu trong tử cung hoặc thai bị bệnh lý nặng nề về não và các bệnh phủ tạng khác, khó có thể hòa nhập với cuộc sống. Hiện nay, dưới sự can thiệp của các bác sĩ BV Phụ sản Hà Nội, 90% trường hợp được cứu.
2 b.é g.ái Nguyễn Tuệ Anh và Nguyễn Tú Anh đã chào đời hoàn toàn khỏe mạnh sau điều trị hội chứng truyền m.áu.
Sau khi được can thiệp bào thai từ trong buồng tử cung, hoặc những ca phải mổ đẻ, hiện nay, có nhiều em bé chào đời thành công. Điển hình, mới đây, BV đã can thiệp bào thai từ trong buồng tử cung, 2 b.é g.ái Nguyễn Tuệ Anh và Nguyễn Tú Anh đã chào đời hoàn toàn khỏe mạnh.
Được biết, sản phụ V.T.L. (sinh năm 1992, trú tại huyện Phúc Thọ, Hà Nội) là mẹ của 2 bé. Trước đó, sản phụ L. được chẩn đoán song thai chung một bánh rau từ rất sớm. Khi thai được 12 tuần t.uổi, sản phụ L. được theo dõi tại BV Phụ sản Hà Nội. Đến khi thai được 20 tuần t.uổi, sản phụ L. bắt đầu thấy 2 bào thai có sự chênh lệch nhau về số lượng nước ối. Trong đó, một thai có nước ối giảm đi, một thai nước ối tăng lên. Khi thai được khoảng 22 tuần t.uổi thì một thai đã cạn nước ối, một thai đa ối khiến sản phụ cảm thấy khó thở, tức ngực.
Các bác sĩ của BV Phụ sản Hà Nội quyết định mổ cho sản phụ ở tuần thứ 23. Khi phẫu thuật, các bác sĩ phải cân nhắc xem có giữ được sự sống của cả 2 thai nhi hay không. Các bác sĩ của BV đã hội chẩn và quyết định dốc sức cứu được cả 2 thai.
May mắn, ca phẫu thuật can thiệp được thực hiện thành công. Hiện tại, hai bé đã tự thở được, bú được sữa.
Mang lại hạnh phúc cho nhiều gia đình
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Sim – Phó Giám đốc Trung tâm Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, việc chăm sóc thai nhi sau mổ hết sức quan trọng, điều này giúp kéo dài t.uổi thai. Bởi việc thực hiện can thiệp y học bào thai chỉ can thiệp từ tuần 18 tới tuần 26, trong khi ở giai đoạn 26 tuần t.uổi, hầu hết chưa nuôi được thai. Nên việc giữ thai sau can thiệp vô cùng quan trọng.
BV Phụ sản Hà Nội đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để giữ bào thai bằng mọi cách như: Hỗ trợ thuốc men, mọi phương tiện, cho bệnh nhân nằm miễn phí ở giường bệnh riêng, đồng thời động viên gia đình chăm sóc tối đa cùng bác sĩ để giữ được bào thai đến t.uổi càng trưởng thành càng tốt. “Các thai phụ thường sinh vào tuần 32, 33, 35, 36. Nghĩa là sản phụ giữ được thai ngày nào hay ngày đó… nhưng phải trưởng thành mới nuôi được” – BS Sim lưu ý.
PGS.TS Nguyễn Duy Ánh – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, can thiệp bào thai trong buồng tử cung nghĩa là chữa bệnh cho thai nhi từ trong bụng mẹ. Yếu tố tiên quyết quan trọng để ca mổ thành công là chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm. Nếu để thai quá muộn, ca mổ sẽ vô nghĩa. Vì vậy, em bé có bệnh phải được chẩn đoán sớm và được đưa tới BV đúng thời điểm nhất để được can thiệp kịp thời.
Theo PGS.TS Ánh, đầu tiên, tất cả các cơ sở sản khoa cần chẩn đoán bệnh lý này cho thai nhi chính xác, kịp thời để các chuyên gia hàng đầu ở BV Phụ sản Hà Nội can thiệp cứu em bé. “Để mổ song thai thành công trong những trường hợp này, BV phải có trang thiết bị hiện đại, phòng mổ chuyên biệt. Chỉ cần một sơ sảy n.hiễm t.rùng, lập tức sẽ dẫn đến sảy thai ngay sau khi can thiệp.
Thậm chí, trường hợp n.hiễm t.rùng buồng ối nếu không được can thiệp kịp thời, có thể phải cắt tử cung. Vì vậy, mổ trong phòng mổ đầy đủ điều kiện, kỹ thuật cao rất quan trọng như: Ánh sáng, nhiệt độ, độ vô khuẩn, tất cả các dụng cụ cơ khí và vật lý đặc biệt cần chính xác và phải tốt” – PGS.TS Nguyễn Duy Ánh nhấn mạnh.
Đồng thời, để ca mổ thành công đòi hỏi chuyên gia phải là những người được đào tạo bài bản và có bàn tay khéo léo với tinh thần trách nhiệm cao. Đã có nhiều ca bệnh chuyển đến BV Phụ sản Hà Nội được các bác sĩ mổ ở bất cứ giờ nào sau hội chẩn.
Với kỹ thuật hiện đại can thiệp bào thai trong buồng tử cung, BV Phụ sản Hà Nội sẽ triển khai đến các tuyến ở công tác sàng lọc và chẩn đoán ban đầu. Việc này, có ý nghĩa nhân văn vô cùng to lớn, không chỉ nâng cao chất lượng dân số mà còn đem lại hạnh phúc cho mỗi gia đình bằng việc cứu em bé từ trong bào thai.
“Hiện nay, thế giới coi bào thai là bệnh nhân nên việc cần làm là phải cứu các bệnh nhân khi có bệnh. Và kỹ thuật can thiệp bào thai trong buồng tử cung đã làm được điều đó. Một kỹ thuật cao nhất về sản phụ khoa hiện nay trên toàn thế giới” – PGS.TS Ánh chia sẻ.
Theo kinhtedothi