Tại TP Cần Thơ, ngành y tế đã triển khai điều trị lao kháng thuốc được 9 năm qua. Công tác điều trị lao kháng thuốc ngày càng tốt hơn, t.ử v.ong do lao ngày càng giảm.
Nhân viên phòng xét nghiệm, BV L&BP TP Cần Thơ thực hiện kỹ thuật Gene Xpert.
Tổ chức mạng lưới chương trình phòng, chống lao kháng thuốc nằm chung với chương trình chống lao, được gầy dựng từ trạm y tế xã, phường đến các trung tâm y tế (Tổ Lao), rồi tiếp đến Bệnh viện Lao và Bệnh phổi (BV L&BP) TP Cần Thơ.
Theo BV L&BP TP Cần Thơ, bệnh nhân lao đa kháng thuốc, sau khi điều trị nội trú tại BV, bệnh nhân được chuyển về quản lý tại xã, phường như bệnh lao thường nhưng do kháng thuốc nên thời gian điều trị dài hơn. Tất cả bệnh nhân lao đa kháng thuốc thực hiện theo chiến lược DOTS, tức là tiêm thuốc trong giai đoạn tấn công và phát thuốc trong giai đoạn duy trì dưới sự theo dõi, quản lý chặt chẽ của cán bộ y tế ở trạm y tế, tránh lây lan ra cộng đồng. Ngoài ra, bệnh nhân lao kháng thuốc tái khám hàng tháng tại Phòng khám Lao kháng thuốc, BV L&BP TP Cần Thơ để phát hiện, theo dõi các tác dụng phụ của thuốc, làm xét nghiệm đàm, m.áu…
Hiện nay, Khoa Lao kháng thuốc, BV L&BP TP Cần Thơ có 2 bác sĩ, 4 điều dưỡng, 15 giường kế hoạch (thực kê 23 giường) thực hiện khám, điều trị nội, ngoại trú cho bệnh nhân lao đa kháng thuốc tại thành phố định kỳ hàng tháng. Đồng thời, hỗ trợ điều trị nội trú cho bệnh nhân lao đa kháng thuốc cho các tỉnh lân cận chưa có BV lao như: tỉnh Cà Mau 22 ca, tỉnh An Giang 82 ca, Bạc Liêu 21 ca (số liệu 9 tháng 2019). Sau khoảng nửa tháng điều trị nội trú, bệnh nhân xuất viện về các tỉnh tiếp tục điều trị.
Nhằm tăng cường công tác chẩn đoán lao kháng thuốc, toàn thành phố có 3 máy Gene Xpert thì năm 2019, tại Trung tâm Y tế quận Thốt Nốt được đặt 1 máy Gene Xpert để phát hiện bệnh nhân lao đa kháng thuốc cho 3 quận, huyện: Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thốt Nốt. Hai máy còn lại đặt tại BV L&BP TP Cần Thơ. Y sĩ Đỗ Thanh Viễn Thông, Tổ trưởng Tổ Lao, Trung tâm Y tế quận Thốt Nốt, cho biết: Tổng số quản lý năm 2019 là 17 ca lao kháng thuốc, trong đó 4 ca hoàn thành điều trị, c.hết 1 ca, bỏ điều trị 1 ca, hiện đang còn quản lý là 11 ca. Tổ Lao có trang bị phòng tiêm chích thuốc cho bệnh nhân lao đa kháng riêng biệt. 100% bệnh nhân lao đa kháng thuốc tiêm, uống thuốc hàng ngày và có sự quan sát, theo dõi của nhân viên y tế, kết hợp tư vấn, tuyên truyền, người bệnh tuân thủ điều trị tốt.
Thêm vào đó, Khoa Xét nghiệm, BV L&BP TP Cần Thơ ứng dụng kỹ thuật cao trong công tac phat hiện, chẩn đoán lao kháng thuốc, như: PCR, Gene Xpert, nuôi cây vi khuẩn lao va khang sinh đồ lao hàng I, II, MTB đa kháng LPA, MTB siêu kháng LPA… Hiện nay, cả nước chỉ có 3 nơi làm được: BV L&BP TP Cần Thơ, BV Phạm Ngọc Thạch và BV Phổi Trung ương.
Bác sĩ Huỳnh Văn Thanh, Trưởng Khoa Lao kháng thuốc, cho biết: “Điều trị lao kháng thuốc có nhiều thuận lợi, thứ nhất phòng vi sinh làm được nhiều kỹ thuật cao để chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời cho người bệnh, không phải chờ tuyến trên như trước đây. Cơ sở vật chất BV đầy đủ, đáp ứng nhu cầu hoạt động của chương trình.
Những bệnh nhân phát hiện lao đa kháng thuốc được Chính phủ, chương trình chống lao quan tâm, dự án quỹ toàn cầu hỗ trợ cấp thuốc miễn phí. Chỉ tính riêng phác đồ 9 tháng (chi phí khoảng
1.000USD); phác đồ 20 tháng, phác đồ cá nhân (2.000USD), đó là t.iền thuốc, chưa kể các xét nghiệm, chi phí khác còn nhiều hơn.
Hàng tháng, bệnh nhân tái khám tại bệnh viện, được hỗ trợ t.iền xe đi lại”. Điều đặc biệt, Khoa Lao kháng thuốc, BV L&BP TP Cần Thơ tham gia Hội đồng hội chẩn lâm sàng trung ương (thứ năm) và khu vực B1 B2 (thứ tư) hội chẩn trực tuyến các ca bệnh lao t.iền siêu kháng thuốc, siêu kháng thuốc và các bệnh kháng thuốc khó mà các tỉnh không tự giải quyết được. Việc làm này đã tăng cường chất lượng công tác khám, điều trị các ca bệnh lao khó.
Tính 11 tháng của năm 2019, toàn thành phố tiếp nhận điều trị 39 ca lao đa kháng thuốc, giảm khoảng 50% so với cùng kỳ. Số bệnh nhân đang quản lý tính đến hết tháng 11-2019: 51 bệnh nhân (bệnh cũ 2017, 2018 đến nay). Tỷ lệ điều trị thành công lao đa kháng thuốc duy trì ở mức 70%-80% (cả nước 65%-80%), tỷ lệ bỏ điều trị dưới 5% và tỷ lệ t.ử v.ong có xu hướng giảm nhẹ qua các năm.
Qua 9 năm triển khai điều trị lao kháng thuốc, cuộc chiến lao kháng thuốc còn nhiều khó khăn do đa số người dân nhận thức phòng, chống lao, nhất là lao kháng thuốc còn hạn chế. Một số bệnh nhân môi trường sống ẩm thấp, chật chội. Thời gian điều trị rất dài, bệnh nhân khó kiên trì, tuân thủ điều trị. Cán bộ quản lý lao kháng thuốc tuyến xã, phường phản ánh chưa được cấp khẩu trang N95. Năm 2019 chưa đào tạo, tập huấn lại bệnh lao, lao kháng thuốc cho cán bộ tuyến quận, huyện.
Theo bác sĩ Huỳnh Văn Thanh, cần tiếp tục tầm soát, phát hiện sớm lao kháng thuốc. Ở tuyến dưới, cần hướng dẫn bệnh nhân khạc đàm đúng cách. Theo dõi bệnh nhân, kịp thời phát hiện khi bệnh nhân gặp biến cố bất lợi, nhất là bệnh nhân dùng thuốc kháng lao hàng II.
Khi phát hiện sớm, nếu không xử trí được thì chuyển lên tuyến trên để bệnh nhân được xử trí kịp thời. Để lâu, giải độc, điều trị rất khó khăn, có nguy cơ chuyển sang t.iền siêu kháng thuốc. Với bệnh nhân lao kháng thuốc cần phải quản lý chặt chẽ hơn, trao đổi thường xuyên với bệnh nhân, người nhà. Nếu bệnh nhân vắng điều trị nên tìm hiểu, tư vấn cho người bệnh, gia đình nếu bỏ điều trị, không tuân thủ, nguy cơ trở thành t.iền siêu kháng thuốc, siêu kháng thuốc.
Bài, ảnh: H.Hoa
Theo baocantho
Bụi mịn có thể gây ung thư
Các hạt bụi siêu nhỏ có khả năng vượt qua “hàng rào” bảo vệ của các loại khẩu trang thông thường, đi sâu vào trong phổi, len lỏi trực tiếp vào m.áu rồi gây độc cho cơ thể, gây ra tình trạng viêm đường hô hấp, viêm phổi, phổi tắc nghẽn, thậm chí cả ung thư…
Bụi mịn có thể gây ung thư. Ảnh minh họa
Thông tin từ Bệnh viện Lão khoa trung ương, gần đây lượng bệnh nhân nhập viện cấp cứu tăng. Tuần vừa qua, trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận 30 – 35 ca cấp cứu, tăng 1,5 lần so với ngày thường.
Tương tự tại Bệnh viện Nhi trung ương và Bệnh viện Phổi trung ương, số bệnh nhân nhập viện do thời tiết giá lạnh và tình trạng ô nhiễm môi trường tuy không nhiều đột biến, nhưng có phần tăng hơn so với ngày thường.
Các chuyên gia cho biết, không khí Hà Nội hiện nay, ngoài bụi vô cơ, hữu cơ, khí thải, còn tồn tại một dạng bụi đặc biệt khác là bụi mịn. Có 2 loại bụi mịn là PM10 và PM2.5, nhưng nguy hiểm nhất là PM2.5. Đây là những hạt li ti trong không khí, có kích thước 2,5 micron trở xuống, nhỏ hơn khoảng 30 lần so với sợi tóc người. Loại bụi này có khả năng len lỏi sâu vào trong phổi, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh hô hấp như: viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn…
Cũng theo các chuyên gia y tế, bụi mịn PM2.5 được hình thành từ các chất độc hại như: Cacbon, Sunphua, Nitơ và các hợp chất kim loại khác lơ lửng trong không khí. Các hạt bụi siêu nhỏ này có khả năng vượt qua “hàng rào” bảo vệ của các loại khẩu trang thông thường, đi sâu vào trong phổi, len lỏi trực tiếp vào m.áu rồi gây độc cho cơ thể. Loại bụi này cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm đường hô hấp, viêm phổi, phổi tắc nghẽn hay thậm chí là cả ung thư.
Tuấn Anh
Theo baophapluat