Choáng váng, đau đầu, mất ngủ, khó thở, đỏ mặt… có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tăng huyết áp. Song nhiều trường hợp bệnh không hề có triệu chứng gì nên nó còn được gọi là “kẻ g.iết n.gười thầm lặng”.
Tăng huyết áp là gì
Tăng huyết áp hay còn được gọi là cao huyết áp là trạng thái m.áu lưu thông với áp lực tăng liên tục. Một người được chẩn đoán bị tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.
Bệnh rất dễ phát hiện bằng cách đo huyết áp. Cả nước hiện có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, nghĩa là cứ 5 người trưởng thành thì có một người mắc bệnh.
Tuy nhiên, trong số này gần 60% chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị. Ngoài ra khoảng 8,1 triệu người điều trị nhưng huyết áp không được kiểm soát đầy đủ.
Dấu hiệu của bệnh
Bệnh tăng huyết áp không có dấu hiệu đặc thù. Các triệu chứng rất phức tạp và nặng nhẹ khác nhau, biểu hiện tùy thuộc theo thể trạng của từng người.
Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị tăng huyết áp:
– Choáng váng, nhức đầu.
– Mất ngủ, chóng mặt, ù tai, hoa mắt.
– Khó thở, đau tức ngực, hồi hộp.
– Đỏ mặt, buồn nôn.
Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, tăng huyết áp có thể có triệu chứng báo hiệu trước như: đau đầu, chóng mặt, thấy o o trong tai, ruồi bay trong mắt… Tuy nhiên, thực tế nhiều người chỉ biết có bệnh khi nhập viện cấp cứu vì đột quỵ.
Có nhiều người huyết áp vọt lên đến hơn 200 nhưng họ lại không thấy triệu chứng gì. Cũng vì thế mà tăng huyết áp còn gọi được gọi là “kẻ g.iết n.gười thầm lặng”. Vì thế cách tốt nhất là người dân nên đi khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch m.áu não, nhồi m.áu cơ tim, suy tim làm cho hàng trăm nghìn người bị t.ử v.ong, liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động mỗi năm. Nó có thể gây xuất huyết não, vỡ mạch m.áu não. Vì thế, nhiều người t.ử v.ong đột ngột trong vòng 1-2 phút mà không biết nguyên nhân.
Những ai có nguy cơ cao mắc tăng huyết áp
– T.uổi: Nguy cơ tăng huyết áp tăng cùng với t.uổi, nhất là ở người từ 45 t.uổi trở lên.
– Thừa cân béo phì: Người thừa cân BMI 23, nam vòng bụng 90 cm, nữ vòng bụng 80 cm có nguy cơ mắc tăng huyết áp cao hơn.
– Sử dụng rượu bia, t.huốc l.á làm tăng huyết áp và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do tăng huyết áp.
– Ăn nhiều muối, ít rau quả.
– Ít hoạt động thể lực.
– Căng thẳng tâm lý
– Mắc các bệnh mạn tính như bệnh thận, đái tháo đường…
– T.iền sử bệnh trong gia đình: Nguy cơ tăng huyết áp gia tăng nếu trong gia đình đã có người bị tăng huyết áp.
Điều trị
Tăng huyết áp là bệnh phải điều trị lâu dài, thậm chí điều trị suốt đời. Mục tiêu là đạt được huyết áp tiêu chuẩn 140/90. Việc này phụ thuộc vào cả người bệnh và bác sĩ.
Nguyên tắc điều trị là phối hợp thuốc để tăng hiệu quả, giảm tác dụng không mong muốn. Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ điều trị của bác sĩ. Thuốc huyết áp phải dùng thường xuyên, chứ không phải thấy bệnh khỏi là không uống nữa.
Bên cạnh đó, người bệnh cần thay đổi lối sống như tăng cường hoạt động thể lực (đi bộ, đi xe đạp hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày), giảm ăn mặn, ăn nhiều rau xanh, trái cây, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng.
Đồng thời hạn chế uống rượu, bia, bỏ hút t.huốc l.á hoặc thuốc lào. T.huốc l.á cũng làm giảm tác dụng của một số thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp. Ngoài ra cần tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, tránh bị lạnh đột ngột…
Nếu bị tăng huyết áp nhẹ, biện pháp thay đổi lối sống có thể đủ để hạ huyết áp xuống mức bình thường mà chưa cần dùng đến thuốc. Đối với một số người khác, những biện pháp này có thể giúp họ chỉ cần dùng ít thuốc hơn hoặc dùng thuốc với liều thấp đủ kiểm soát huyết áp.
Phòng bệnh
Theo Bộ Y tế, bệnh tăng huyết áp hoàn toàn có thể được phòng ngừa hiệu quả nhờ lối sống lành mạnh. Cụ thể người dân cần duy trì chế độ ăn hợp lý: dưới 5g muối một ngày, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng trong khẩu phần ăn hằng ngày. Đồng thời duy trì cân nặng hợp lý, duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ. Không hút t.huốc l.á hoặc thuốc lào, hạn chế uống bia rượu. Tăng cường hoạt động thể lực, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Ngoài ra cần tránh các lo âu, căng thẳng, sống tích cực, nghỉ ngơi hợp lý, kiểm tra huyết áp thường xuyên.
Nam Phương
Theo vietnamnet
Tập thể dục mà có những dấu hiệu này, đi viện khám ngay kẻo muộn
Những biểu hiện của cơ thể khi đang vận động hoặc ngay sau đó có thể phản ánh sức khỏe của bạn. Nếu những dấu hiệu này xuất hiện trong hoặc sau khi tập thể dục thì có thể cơ thể bạn đang ẩn chứa những căn bệnh nguy hiểm.
Ảnh minh họa: Internet
Đau tức ngực
Nhiều người đã xuất hiện các triệu chứng đau, tức ngực, tim đ.ập nhanh sau khi tập thể dục. Vào thời điểm đó, nhiều người sẽ nghĩ có phải do bản thân tập quá sức, quá nhiều hay không. Nhưng nếu bạn chỉ tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ mà các triệu chứng này xuất hiện thì hãy cẩn thận với bệnh tim mạch.
Lúc tập thể dục, vận động, tim phải gia tăng tốc độ để tiêu thụ khí oxy, khiến tim đ.ập nhanh hơn, hoạt động mạnh hơn. Nếu trái tim không khỏe, điều này sẽ khiến bạn cảm thấy đau, tức ngực, khó chịu vô cùng.
Đi tiểu ra m.áu
Đi tiểu ra m.áu sau khi vận động là một triệu chứng bất thường, cảnh báo thận của bạn không khỏe mạnh. Nếu chỉ thỉnh thoảng xuất hiện dấu hiệu này, có thể là trong lúc vận động mạnh, các mạch m.áu trong thận co thắt lại, lưu lượng m.áu ở thận giảm, gây ra tiểu m.áu. Tuy nhiên, tình trạng này thường biến mất sau khi nghỉ ngơi.
Nếu đi tiểu ra m.áu sau khi vận động trong một thời gian dài, tốt nhất bạn nên đi kiểm tra, cảnh giác với các bệnh liên quan đến thận như sỏi thận, viêm thận, lao thận hay thậm chí ung thư thận.
Ảnh minh họa: Internet
Có cảm giác tái phát các bệnh mãn tính mà bạn đang mắc
“Một số thuốc có tác dụng phụ có thể gây tác động không tốt tới thói quen tập luyện của bạn, đặc biệt là nếu bạn đang mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, huyết áp… mà phải dùng thuốc hàng ngày”, Jordan Metzl, Bác sĩ chuyên về Thể dục thể hình, tác giả cuốn “The Exercise Cure” cho biết.
Ví dụ như thuốc cho bệnh hen suyễn , huyết áp, trầm cảm và tăng động giảm tập trung (ADHD) có thể làm thay đổi phản ứng của cơ thể khi bạn có hoạt động thể chất và xuất hiện các triệu chứng như uể oải, đau bụng, các dấu hiệu bệnh tăng lên… Vì vậy, trước khi dùng thuốc, bạn nên hỏi các bác sĩ về tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra khi bạn vận động, thể dục.
Bạn luôn bị hụt hơi khi vận động
“Ngay cả khi đi bộ cầu thang mà bạn cũng cảm thấy hụt hơi, thở gấp… thì rất có thể đó là một dấu hiệu cho thấy bạn có bệnh hen suyễn hoặc một vấn đề phổi”, bác sĩ Robert Lee, bác sĩ thuộc Học viện bác sĩ gia đình Mỹ cho biết. Thực tế, “chúng ta cần thở trong khi tập thể dục nhưng đó là thở ngắn, thở đều. Còn nếu bạn thở như thể vừa chạy đua trong khi đi bộ và có cảm giác hụt hơi, khó thở thì bạn sẽ cần đi kiểm tra phổi, lưu thông m.áu tới tim và cơ bắp càng sớm càng tốt”, bác sĩ Lee nói thêm.
Ảnh minh họa: Internet
Chóng mặt
Chóng mặt không rõ nguyên nhân, thậm chí ngất sau khi tập thể dục là các triệu chứng cơ thể bạn không được khỏe mạnh. Nguyên nhân do bạn mắc bệnh thiếu m.áu não thoáng qua.
Đây là một dạng thiếu hụt m.áu ở hệ thần kinh kéo dài dưới 24 giờ, thông thường chỉ trong khoảng vài phút. Bệnh được coi là dạng đột quỵ nhẹ, xảy ra khi m.áu không cung cấp đủ cho một phần của não.
Đau bụng
Đau bụng dữ dội, không rõ nguyên nhân sau khi tập thể dục có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Có thể do ăn quá nhiều thức ăn trước khi tập, bị căng cơ bụng hay nguy hiểm hơn là xuất huyết trong ổ bụng, bệnh loét dạ dày.
Dạ dày trong quá trình cơ thể vận động sẽ tiết nhiều axit hơn. Nếu bạn để bụng đói để tập thể dục, dạ dày trống rỗng, lượng axit tiết ra nhiều sẽ gây kích thích đến các lớp của thành dạ dày, dẫn đến loét dạ dày, đau bụng dữ dội.
Ảnh minh họa: Internet
Cảm thấy yếu và run
“Nếu bạn bị run, cảm thấy cực kỳ đói, hoặc cảm thấy chóng mặt, cơ thể yếu đi trong thời gian tập luyện thì rất có thể bạn bị giảm lượng đường trong máu”, David Fleming, bác sĩ thuộc Đại học Missouri cho biết. “Lượng đường trong m.áu của bạn sẽ giảm xuống trong khi bạn đốt cháy calo, nhưng một cơ thể bình thường sẽ thay thế lượng calo bạn đốt cháy nhanh chóng. Nhưng với một số người khác, lượng đường này không được cơ thể tự thay thế nên dẫn đến những cảm giác chóng mặt, yếu và run rẩy”, ông Fleming nói thêm.
Hãy đi khám càng sớm càng tốt nếu bạn đang trải qua những triệu chứng này khi tập thể dục vì có thể bạn bị hạ đường huyết cũng hoặc bị bệnh tiểu đường .
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo T.iền phong