Ở t.uổi 26, Thương tuyệt vọng chia tay bàn trai khi biết mình không có â.m đ.ạo, không thể quan hệ hay mang thai tự nhiên.
Ngày 5/1, ThS.BS Nguyễn Đình Minh, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, BV cho biết, khoa vừa thực hiện phẫu thuật thành công ca tạo hình â.m đ.ạo cho nữ bệnh nhân Nguyễn Thị Thương, 29 t.uổi, giáo viên tại Hà Nội.
Trước đó, khi học hết lớp 12, không thấy có k.inh n.guyệt, Thương đã đi khám tại y tế địa phương nhưng không phát hiện ra bệnh.
Cách đây 3 năm, chị tiếp tục đi khám tại BV phụ sản TƯ, phát hiện ra bị hội chứng Mayer-Rokintansky ( không â.m đ.ạo bẩm sinh).
Bàng hoàng khi phát hiện dị tật bẩm sinh này, chị T. đã chia tay người yêu trong sự tuyệt vọng.
Qua đọc báo, chị tìm đến khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, BV E khám, mong muốn cải thiện dị tật của mình để sống hạnh phúc và tự tin hơn.
Ekip bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân
Các kết quả chiếu chụp cho thấy bệnh nhân có â.m đ.ạo rất ngắn (khoảng 2cm). Trên xét nghiệm bệnh nhân có 2 buồng trứng bình thường, các hormone của nữ trong giới hạn bình thường, nhiễm sắc thể giới là XX, đặc trưng của nữ.
Để phẫu thuật, bác sĩ phải tạo khoang â.m đ.ạo mới với sự hỗ trợ của nội soi ổ bụng và thăm dò buồng trứng, tử cung.
Đầu tiên, bác sĩ tạo khoang â.m đ.ạo mới có vị trí và kích thước tương đương â.m đ.ạo thật. Sau đó lấy niêm mạc miệng và niêm mạc môi bé để ghép vào.
Đây là kỹ thuật tiên tiến, có độ an toàn và kết quả tạo hình rất tốt do niêm mạc ở 2 vị trí này tương đồng với niêm mạc â.m đ.ạo.
Đặc biệt, các các bác sĩ tại khoa đã sáng tạo ra khuôn nong và cố định mảnh ghép bằng silicon y học.
Ca mổ diễn ra trong 90 phút, sau mổ bệnh nhân ổn định, được nuôi dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch trong 7 ngày để không cần đi ngoài, ảnh hưởng vết mổ.
Theo BS Minh, tại Việt Nam, GS Trần Thiết Sơn là người đầu tiên ứng dụng khuôn nong nhựa trong tạo hình â.m đ.ạo. Kế thừa và phát triển những ý tưởng đó, các bác sĩ khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt đã tự tạo dụng cụ này bằng vật liệu silicon y học, đảm bảo về chất lượng và an toàn cho sức khỏe người bệnh, giúp niêm mạc ghép bám tốt vào ống đường hầm â.m đ.ạo.
BS Minh thông tin thêm, tại Việt Nam, GS Trần Thiết Sơn là người đầu tiên ứng dụng khuôn nong nhựa trong tạo hình â.m đ.ạo. Kế thừa và phát triển những ý tưởng đó, các bác sĩ khoa Việc sử dụng khuôn nong tự tạo sẽ giảm chi phí rất nhiều cho người bệnh vì họ phải dùng dụng cụ này trong vòng 3-6 tháng.
BS Minh cho biết, dị tật không có â.m đ.ạo là bệnh bẩm sinh của đường s.inh d.ục nữ nguyên nhân chưa rõ ràng. Bệnh thường phát hiện ở độ t.uổi sơ sinh hoặc dậy thì. Những phụ nữ không may mắc hội chứng này, sẽ không thể quan hệ t.ình d.ục.
Sau phẫu thuật, do các bệnh nhân vẫn có buồng trứng bình thường nên vẫn có thể lấy trứng thụ tinh nhân tạo và nhờ mang thai hộ.
Do đó, những trường hợp nghi ngờ hoặc phát hiện bất thường ở cơ quan sinh sản, như không có k.inh n.guyệt, không quan hệ t.ình d.ục được… cần được khám và điều trị sớm.
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet
Phẫu thuật cứu người đàn ông bị lưỡi cưa văng vào mặt
Ngày 28/11, các bác sĩ Bệnh viện E đã mổ cấp cứu xử trí vết thương, nối thần kinh mặt bằng kính vi phẫu cho bệnh nhân nam bị lưỡi cưa văng vào mặt.
Theo đó, bệnh nhân nam 35 t.uổi (Hưng Hà, Thái Bình) được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện E trong tình trạng vết thương phức tạp, dài khoảng 13cm, kéo dài từ vùng má trái đến gần góc miệng trái, mép vết thương nham nhở,
Người nhà bệnh nhân cho biết, bệnh nhân bị lưỡi cưa của máy cưa văng vào mặt khi đang đứng trên giàn giáo cách mặt đất 10m và sử dụng c.ưa t.ay cưa khúc gỗ. Sau tai nạn, bệnh nhân bị mất m.áu rất nhiều ở vùng mặt.
Ngay lập tức, bệnh nhân được đẩy vào phòng mổ để các bác sĩ xử lý vết thương vùng mặt. ThS.BS Nguyễn Đình Minh – Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, Bệnh viện E cho biết: Bệnh nhân bị đứt đôi động mạch mặt, tổn thương thần kinh mặt và các cơ vùng mặt, đặc biệt là các cơ vận động vùng quanh miệng, không thấy có tổn thương ống tuyến nước bọt.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân – Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Trong phòng mổ cấp cứu, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt tiến hành cặp lại động mạch mặt, nối thần kinh mặt bằng kính vi phẫu với độ phóng đại gấp nhiều lần, đảm bảo độ chính xác cao, giảm thiểu di chứng cho bệnh nhân.
Sau đó, các bác sĩ tiến hành khâu phục hồi các cơ mặt cho bệnh nhân. Đây là công đoạn khó khăn nhất, bởi bệnh nhân bị đứt các nhánh thần kinh rất nhỏ nhưng lại chi phối các cơ vận động của khuôn mặt (biểu hiện của nét mặt). Nếu thực hiện không khéo, khuôn mặt sau này của bệnh nhân khó biểu cảm được cảm xúc như tức giận, vui vẻ, hạnh phúc…
“May mắn cho bệnh nhân là vết thương vẫn còn cuống mạch để nuôi phần vạt da bị lật lên không b.ị h.oại t.ử. Vì thế khi các bác sĩ tiến hành nối thần kinh mặt bằng kính vi phẫu cho bệnh nhân thì khả năng phục hồi là rất tốt” – ThS Nguyễn Đình Minh chia sẻ.
Bác sĩ Nguyễn Đình Minh cũng khuyến cáo: Trong quá trình lao động, sinh hoạt hằng ngày, khi bị tai nạn với các vết thương vùng mặt nguy hiểm, bệnh nhân cần được sơ cấp cứu sớm bằng cách dùng băng gạc sạch ấn chặt vào vùng ra m.áu (vì vùng mặt tập trung các mạch m.áu dễ gây tình trạng mất m.áu nhiều).
Sau đó, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt có trình độ tay nghề cao để được xử lý cấp cứu và tạo hình khuôn mặt tốt nhất, đảm bảo tính thẩm mỹ nhất cho bệnh nhân.
Nguyễn Liên
Theo vietnamnet