Cha mẹ cứ thích đeo đồ trang sức để làm đẹp cho con, không ngờ tới những nguy cơ và tai nạn bé có thể gặp phải

Hãy cân nhắc trong việc đeo đồ trang sức cho con vì những nguy cơ mà bé có thể gặp phải dưới đây.

1. Dị ứng trên da

Nếu kết cấu của trang sức không đủ tốt, hoặc đ.ánh bóng không đủ mịn sẽ gây dị ứng da, thậm chí là viêm da. Các mẹ nên lựa chọn họa tiết trang sức cẩn thận khi đeo trang sức cho bé, để không gây khó chịu cho bé.

cha me cu thich deo do trang suc de lam dep cho con khong ngo toi nhung nguy co va tai nan be co the gap phai 5ea 5268929

2. Nuốt phải

Bé thích những món đồ nhỏ nhặt, và nhiều đồ trang sức của bé cũng được trang trí bằng chuông nhỏ và các hình thù bắt mắt khác. Nếu các đồ vật nhỏ trên đồ trang sức không chắc chắn bé sẽ có nguy cơ cắn, nuốt và bị sặc trong quá trình đeo. Tình trạng này thực sự không phải là chuyện nhỏ đối với những trẻ có đường hô hấp phát triển chưa hoàn hảo.

Do đó, khi lựa chọn đồ trang sức cho con, tốt nhất nên chọn dây đeo, vòng trơn nhẵn, không có họa tiết đi kèm.

cha me cu thich deo do trang suc de lam dep cho con khong ngo toi nhung nguy co va tai nan be co the gap phai f0c 5268929

3. Chấn thương do ma sát quá mức

Không giống như làn da thô ráp của người lớn, làn da của em bé mỏng manh, dễ bị tổn thương và kích thích khi bị ma sát. Việc đeo trang sức trong thời gian dài sẽ gây ma sát nhiều với da, gây ra các vấn đề như trầy xước da bé. Và vì bé có quá trình trao đổi chất mạnh và hay đổ mồ hôi nên đồ trang sức dính trên da bé cũng có thể khiến bé khó chịu, bứt rứt và quấy khóc.

cha me cu thich deo do trang suc de lam dep cho con khong ngo toi nhung nguy co va tai nan be co the gap phai d95 5268929

Một số lưu ý khi đeo đồ trang sức cho t.rẻ e.m

Muốn cho bé đeo đồ trang sức, cha mẹ nên chọn trang sức an toàn và tốt cho sức khỏe theo những chú ý:

– Kết cấu và các góc cạnh của trang sức phải được đ.ánh bóng nhẵn, không có gờ, sờn tay;

– Tốt nhất không thêm phụ kiện nhỏ trên đồ trang sức, đề phòng bé vô tình ăn phải, nuốt phải;

– Trước khi trẻ được 6 tháng t.uổi, tốt nhất không nên đeo trang sức, dù có đeo cũng phải kiểm soát thời gian và cởi ra khi ngủ để tạo cho trẻ một môi trường ngủ tốt.

Những lưu ý tránh tác dụng phụ của nước ép Nha đam bạn cần biết khi sử dụng

Nha đam cũng được sử dụng để làm nước ép Nha đam trong nhiều chế phẩm của y học cổ truyền Ấn Độ.

Tuy nhiên, Y học Ấn Độ cũng chia sẻ: Uống quá nhiều nước ép Nha đam có thể gây hại cho cơ thể và dẫn đến những tác dụng phụ khác. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý.

Sử dụng Nha đam có an toàn không?

Uống nước ép Nha đam trong thời gian dài có thể gây những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe như tiêu chảy, đau bụng, yếu cơ, sưng họng và trong những trường hợp nặng, mất thị lực, suy thận.

1. Dị ứng da

Sử dụng nước ép Nha đam trong thời gian dài có thể gây dị ứng da như viêm, mày đay và đỏ mi mắt. Các tác dụng phụ khác trên da bao gồm khô, cứng, phát triển các nốt tím và nứt nẻ. Hơn nữa, bôi nha đam đi ra nắng có thể gây phát ban và kích ứng hoặc đỏ và bỏng da.

2. Hạ đường huyết

Nha đam có liên quan đến hạ đường huyết và do đó, bệnh nhân tiểu đường nên thận trọng hơn khi dùng Nha đam.

3. Các biến chứng khi mang thai và cho con bú

Cả nước ép Nha đam hoặc nhựa Nha đam đều có thể không an toàn cho bà mẹ mang thai và cho con bú khi ăn phải. Lý do là Nha đam có thể kích thích các cơn co thắt tử cung và gây ra các biến chứng như sẩy thai, và làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Trong trường hợp đang cho con bú, việc uống nước ép Nha đam có thể ảnh hưởng đến em bé.

nhung luu y tranh tac dung phu cua nuoc ep nha dam ban can biet khi su dung eed 5229820

Ảnh nước ép nha đam minh họa. Ảnh: BoldSky

4. Độc với gan

Liều cao của Nha đam có thể dẫn đến viêm gan. Sự hiện diện của nhiều hợp chất hoạt tính sinh học như C-glycosides, anthraquinon, anthone, lectins, polymannans và acetylated mannans trong Nha đam có thể ảnh hưởng đến quá trình giải độc của gan và dẫn đến tổn thương gan.

5. Suy thận

Nha đam có thể tương tác với một số loại thuốc (Digoxin, thuốc trị đái tháo đường, Sevoflurane, thuốc lợi tiểu) và có thể dẫn đến bệnh thận nếu dùng trong thời gian dài. Nhựa Nha đam cũng có liên quan đến suy thận. Vì vậy, người có vấn đề về thận nên tránh uống Nha đam.

6. Mất cân bằng điện giải

Tiêu thụ một lượng lớn nước ép Nha đam có thể gây ra yếu vận động, tiêu chảy và đau bụng dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải.

7. Khó chịu dạ dày

Một trong những tác dụng phụ của việc uống nước ép Nha đam là cảm giác khó chịu ở dạ dày. Nhựa Nha đam có thể gây co thắt quá mức, đầy bụng và đau bụng. Tránh uống nước ép Nha đam, đặc biệt là nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về dạ dày.

8. Các bệnh đường ruột như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng

Nếu bạn có bất kỳ bệnh đường ruột nào, như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, tránh uống nước ép Nha đam vì nhựa Nha đam gây kích ứng ruột.

9. Bệnh trĩ

Nếu bị trĩ, tránh uống nước ép Nha đam vì nó có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn.

Vì vậy, các bạn nên bổ sung vào cơ thể một lượng chất nước ép Nha đam vừa đủ, không được sử dụng liên tục trong thời gian dài.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *