Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai thành công tán sỏi thận qua da

Bệnh viện Nam Thăng Long đã triển khai thành công tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ dưới sự hỗ trợ chuyên môn từ PGS.TS. Đỗ Trường Thành – Trưởng khoa Phẫu thuật tiết niệu của Bệnh viện Việt Đức.

Sỏi thận là bệnh lý hay gặp, dễ biến chứng và tỉ lệ tái phát cao. Nếu không điều trị dứt điểm, đặc biệt là sỏi lâu năm, bệnh sẽ tiếp tục tái phát và gây ra những biến chứng như ứ nước thận, n.hiễm t.rùng đường tiết niệu, viêm đài bể thận và đặc biệt là biến chứng suy thận.

Vừa qua bệnh viện Nam Thăng Long tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị V (67 t.uổi) hiện đang điều trị bệnh mạn tính đái tháo đường, tăng huyết áp, t.iền sử sỏi thận nhiều năm.

“Tôi dùng đủ loại thuốc đông y nhưng bệnh không những không thuyên giảm còn bị nặng hơn, đau đớn vô cùng. Đi khám được khuyên nên phẫu thuật nhưng mà t.uổi cao, sức yếu nên tôi không dám mổ xẻ. May bây giờ y học tiên tiến, con tôi tìm được nơi áp dụng phương pháp tán sỏi qua da hiện đại nên tôi thấy yên tâm hẳn” Bác V vui vẻ cho biết.

Trước lúc vào viện, bác V xuất hiện đau nhiều vùng mạn sườn thắt lưng kèm theo đái ra nhiều m.áu. Bệnh nhân vào viện đã được các bác sĩ thăm khám, thực hiện các chỉ định cận lâm sàng chẩn đoán xác định Bệnh nhân có sỏi thận trái kích thước 7cm x 3cm chiếm hết các đài thận và bể thận. Bệnh nhân đã được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật tán sỏi qua da.

benh vien nam thang long trien khai thanh cong tan soi than qua da 891cb4

Các bác sĩ Bệnh viện Nam Thăng Long tiến hành phẫu thuật nội soi lấy sỏi thận qua da

Sau khi thực hiện nội soi tán sỏi thận qua da, gần 1 tuần sau bác V đã cảm giác nhẹ nhõm, thoải mái, có thể trở lại làm việc mà không cần duy trì chế độ điều trị đặc biệt nào.

“Tán sỏi qua da nhẹ nhàng, ít đau hơn rất nhiều so với mổ mở truyền thống. Bác sỹ chỉ cần rạch một vết rất nhỏ, kích thước 0.5 cm ở vùng lưng để tạo một đường hầm nhỏ từ da vị trí vùng thắt lưng vào thận. Thông qua đường hầm này, ống kính nội soi thận được đưa vào đài bể thận và sử dụng nguồn năng lượng tia laser, xung hơi để tán vỡ sỏi và bơm hút mảnh sỏi ra ngoài.

Phẫu thuật nội soi lấy sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ là kỹ thuật mới, chuyên sâu, điều trị ít xâm lấn, phương pháp là “chuẩn vàng” để điều trị sỏi niệu lớn và phức tạp đặc biệt bảo tồn tối đa chức năng thận và tỷ lệ sạch sỏi cao. Trong khi đó, nếu lựa chọn mổ mở, người bệnh không chỉ bị đau đớn do vết mổ dài mà còn có thể gặp phải các biến chứng sau mổ như ra m.áu, n.hiễm t.rùng… đặc biệt là đối với bệnh nhân nhiều bệnh mạn tính kèm theo như bác V.” – Bác sỹ Đặng Minh Cảnh – Trưởng Khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Nam Thăng Long cho hay.

Trong những năm gần đây, nhờ không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, đầu tư trang máy móc thiết bị hiện đại, sự hỗ trợ chuyên môn chuyển giao kỹ thuật từ các bệnh viện tuyến trên Bệnh viện Nam Thăng Long đã từng bước làm chủ các kĩ thuật ngoại khoa khó, phức tạp mang lại lợi ích cho người dân đồng thời góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.

Bệnh viện Nam Thăng Long là một địa chỉ đáng tin cậy của người bệnh với đội ngũ bác sỹ giỏi, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại khoa. Cùng với đó là hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại và đồng bộ, khâu chăm sóc sau mổ chu đáo. Hãy gọi hotline 088 6568 115 để được tư vấn.

Minh Minh

Theo dantri

Phòng bệnh sỏi thận – tiết niệu

Sỏi thận – tiết niệu là một bệnh thường gặp, dễ gây biến chứng như n.hiễm t.rùng đường tiết niệu, suy thận cấp hoặc mạn tính… Theo thống kê, sỏi tiết niệu chiếm 45 – 50% các bệnh tiết niệu ở Việt Nam. Tỷ lệ nam mắc cao hơn nữ, lứa t.uổi thường gặp là từ 30 – 60 t.uổi.

phong benh soi than tiet nieu b9fa7f

Ảnh minh họa

Theo bác sĩ Phạm Huy Huyên – nguyên Trưởng khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, đa số người mắc bệnh sỏi tiết niệu thường không điều trị triệt để và chưa đi khám đúng chuyên khoa, muốn điều trị bằng thuốc nam. Nhiều người dùng thuốc kéo dài, dẫn đến ngộ độc thận, gan phải đi chạy thận nhân tạo. Những biến chứng của sỏi tiết niệu bao gồm: Gây n.hiễm t.rùng đường tiết niệu, viêm đài bể thận, ứ nước, ứ mùi thận và dần dần suy thận, mất chức năng. Có trường hợp n.hiễm t.rùng huyết, sỏi thận, tiết niệu gây xơ hóa đường tiết niệu, chít hẹp đường tiết niệu khiến tình trạng ứ nước gây cao huyết áp.

Bác sĩ Huyên khuyến cáo, để phòng tránh bệnh sỏi – tiết niệu, mọi người cần uống đủ nước hằng ngày, tập thể dục đều đặn, vận động tránh sự lắng đọng của tinh thể muối khoáng, nhằm tăng cường sự bài tiết hệ tiết niệu.

Trong đó, việc uống đủ nước sẽ giúp pha loãng và làm giảm nồng độ các chất hóa học cấu thành sỏi thận. Hãy cố gắng uống ít nhất 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra có thể ăn các loại quả thuộc họ cam, quýt, có thể giúp làm giảm sự hình thành của sỏi thận. Nguyên nhân là do hàm lượng chất hóa học citrate cao trong các loại quả này. Bên cạnh đó, bổ sung nhiều canxi và vitamin D bởi nếu lượng canxi ăn vào ít thì nồng độ oxalate trong cơ thể có thể tăng lên, tốt nhất là bổ sung canxi tự nhiên từ thức ăn. Chỉ sử dụng các thực phẩm chức năng bổ sung canxi khi đã có tư vấn và chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, nên hạn chế muối trong bữa ăn hàng ngày, nồng độ natri cao trong cơ thể, có thể kích thích sự tích tụ canxi trong nước tiểu. Khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới là 5g muối/ngày để đảm bảo sức khỏe và nhu cầu sinh lý bình thường của cơ thể. Đặc biệt nên hạn chế đồ uống có ga, bởi trong loại đồ uống này có hàm lượng photphat cao – một loại chất hóa học kích thích sự hình thành sỏi thận.

Cũng theo bác sĩ Huyên, mọi người cần đi khám sức khỏe định kỳ 3 tháng, 6 tháng/năm, nhằm phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý mắc phải, trong đó có thận – tiết niệu.

Theo kinhtedothi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *