Khi trẻ mắc các bệnh hô hấp, nếu có biểu hiện sốt cao trên 2 ngày, bỏ bú, nôn, ngủ li bì, khó thở, thở lõm ngực… cần nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu.
Gia tăng bệnh lý đường hô hấp
Trường hợp của bé L.V.T.N. (7 tháng t.uổi, ngụ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) có triệu chứng sốt, ho, thở khò khè, người lừ đừ. Gia đình đưa bé N. đi khám tại phòng khám địa phương với chẩn đoán viêm phổi, được kê thuốc về uống.
Về nhà, bé N. vẫn khó thở, có thêm biểu hiện lõm ngực nên gia đình đưa bé đến Bệnh viện Nhi đồng thành phố khám. Qua thăm khám, các bác sĩ kết luận N. bị viêm tiểu phế quản, viêm phổi, phải thở NCPAP. Sau nhiều ngày điều trị tích cực, hiện bé N. thở êm hơn.
BSCK2 Dư Minh Trí – trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) – cho biết hiện nay thời tiết “sáng nắng – chiều mưa” như hiện nay là yếu tố làm cho gia tăng bệnh lý đường hô hấp.
Trung bình mỗi ngày Bệnh viện Nhi đồng thành phố có 100 trẻ đến khám bệnh có tới 70 – 80 trẻ mắc bệnh lý đường hô hấp.
Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do khí hậu vào thời điểm giao mùa. Đối với cơ thể của trẻ chưa quen với vấn đề thay đổi thời tiết làm gia tăng bệnh lý hô hấp.
Ngoài ra, bác sĩ Trí cho biết hiện nay độ ẩm cao cũng tạo thuận lợi cho các virus, vi khuẩn phát triển.
Trẻ bị viêm đường hô hấp
Bệnh lý đường hô hấp xảy ra từ mũi đến phế quản với các bệnh như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Trẻ thường có triệu chứng sốt, ho, khó thở. Khi trẻ mắc các bệnh hô hấp, đa số sẽ hết bệnh trong vòng 10-14 ngày. Tuy nhiên nếu trẻ có biểu hiện sốt cao kéo dài trên 2 ngày, bỏ bú, nôn, ngủ li bì, khó thở, thở lõm ngực… cần nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu.
Dấu hiệu đặc biệt cha mẹ cần nhớ
Trong các vấn đề đường hô hấp trên, bác sĩ Trí khuyến cáo phụ huynh cần lưu ý chăm sóc từng triệu chứng của trẻ
Trẻ sốt: Trẻ bị viêm đường hô hấp hầu hết đều sốt. Đặc thù sốt của trẻ diễn tiến nhanh, cấp tính. Trẻ dưới 6 t.uổi còn có thêm nguy cơ thêm co giật. Vì thế, khi trẻ sốt cần hạ sốt cho trẻ sớm. Sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol. Khi trẻ bị sốt cần hạ sốt đúng liều tương đương 10 – 15 mg/kg cân nặng.
Chú ý, khi trẻ sốt là có dấu hiệu mất nước nên cần bổ sung thêm nước cho trẻ.
Trẻ bị ho: Khi em bé bị đường hô hấp dễ ho, nước mũi, đờm có thể chảy ngược về phía sau nuốt vào bụng nên trẻ rất dễ bị nôn ói. Khi trẻ bị ho, trẻ mệt, mất ngủ nhưng ho là cơ chế bảo vệ của cơ thể. Ho giúp tống xuất các dị vật ra khỏi cơ thể. Ho để tống đờm, nhớt ra ngoài. Ho không hẳn là triệu chứng đáng lo lắng.
Bác sĩ Trí cho biết phụ huynh nên biết cách chăm sóc trẻ bị ho. Ví dụ khi cho trẻ ăn nên cho trẻ ăn ít, chia nhỏ bữa ăn. Thức ăn cần lựa chọn loại mềm.
Dấu hiệu trẻ suy hô hấp
Trẻ khó thở: BS Trí nhấn mạnh đây thực sự là dấu hiệu nguy hiểm. Trẻ khó thở có thể tự hết nhưng có thể là dấu hiệu biến chứng đầu tiên là suy hô hấp.
Cơ thể trẻ có phản ứng khó thở khi thiếu oxy m.áu. Ở mức độ nhẹ trẻ thở nhanh hơn, lồng ngực nhấp nhô nhanh hơn bình thường.
Nếu thở nhanh trẻ vẫn không đủ oxy thì trẻ sẽ thở gắng sức. Ngực trẻ sẽ rút lõm lúc thở. Chính vì thế, bác sĩ Trí nhấn mạnh nếu trẻ bị viêm hô hấp cha mẹ cần quan sát thật kỹ lồng ngực của trẻ. Vén áo của con và quan sát nhịp thở, độ co rút của các xương sườn. Nếu trẻ thở đều dễ không đáng lo nhưng trẻ thở nhanh, lõm ngực cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế.
Bác sĩ cần khám để xem tổn thương trên hệ hô hấp của trẻ và có can thiệp kịp thời.
Khác với người lớn, khi bị ốm, trẻ nhỏ không thể nói hết triệu chứng nên nếu thấy con khác với bình thường cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Mùa bệnh viêm đường hô hấp, bác sĩ Trí khuyến cáo cha mẹ cần chuẩn bị sẵn các loại thuốc cho tủ thuốc gia đình. Những vật dụng không thể thiếu đó là nhiệt kế, thuốc hạ sốt, nước muối sinh lý.
Nhiệt kế là dụng cụ bắt buộc trong gia đình. Bác sĩ Trí khuyến cáo dùng nhiệt kế trực tiếp kẹp nách điện tử. Khi dùng nhiệt kế điện tử cần đặt nhiệt kế thẳng dọc làm sao đầu kim loại tiếp xúc với nách của trẻ.
Trong nhà luôn luôn có thuốc hạ sốt. Nên chọn thuốc hạ sốt có thành phần paracetamol. Cha mẹ trang bị thêm nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ.
Người phụ nữ có 6 dấu hiệu này khi ăn thì chắc chắn cân nặng đang tăng nhanh như “vũ bão”, thay đổi ngay trước khi lão hóa và bệnh tật kéo đến
Nếu bạn thường xuyên xuất hiện dấu hiệu này khi ăn, hãy điều chỉnh thói quen gấp kẻo tăng cân nhanh và gây hại cho sức khỏe.
Thừa cân là nguyên nhân hàng đầu khiến quá trình lão hóa của bạn đến sớm và tiến triển cực nhanh. Đồng thời, thừa cân còn kéo theo những hệ lụy về sức khỏe và gánh nặng bệnh tật, có thể kể đến như bệnh xương khớp, bệnh lý đường hô hấp, béo phì và nguy cơ mắc ung thư… Tăng cân có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như do di truyền, do nội tiết tố, do bệnh tật tiến triển, do chế độ ăn uống thiếu hợp lý.
Không ai hiểu cơ thể bằng chính bản thân bạn, chỉ có bạn mới có thể cảm nhận rõ từng sự thay đổi nhỏ nhặt nhất, thậm chí biết được cơ thể đang có xu hướng tăng cân nhanh hay giảm.
Nếu bạn thường xuyên xuất hiện dấu hiệu này khi ăn, hãy điều chỉnh thói quen gấp kẻo tăng cân nhanh và gây hại cho sức khỏe.
1. Ăn xong bạn luôn cảm thấy no một cách khó chịu
Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, Brooke Glazer, cho biết: “Ăn quá nhiều trong một lúc có thể gây tăng cân nặng gấp nhiều lần. Bạn hãy lưu ý đến khẩu phần ăn và cảm giác của cơ thể khi ăn. Hãy cố gắng ngừng ăn khi bạn cảm thấy vừa đủ no thay vì cố gắng ăn quá mức”.
Theo chuyên gia, bạn nên tự nhắc nhở bản thân rằng cơ thể sẽ ra sao nếu như mình cứ cố gắng ăn “vô điều kiện” và hãy nhớ, bạn không cần phải ăn quá nhiều trong một lúc vì bạn có thể ăn chúng vào bữa tiếp theo.
Ăn quá nhiều trong một lúc có thể gây tăng cân nặng gấp nhiều lần.
2. Bạn không chú ý đến khối lượng thực phẩm mình ăn mỗi bữa
Chuyên gia dinh dưỡng Keri Gans cho hay: Khi muốn giảm cân, nhiều người cố gắng lựa chọn các thực phẩm lành mạnh như bơ, dầu ô liu, các loại hạt… Tuy nhiên, nếu bạn ăn chúng quá nhiều mà không chú ý đến liều lượng thì bạn không thể giảm cân mà thậm chí còn tăng cân nhanh hơn. Đó là lý do vì sao khối lượng thực phẩm cũng quan trọng y như lựa chọn loại thực phẩm để ăn.
3. Lúc nào cũng muốn chúc mừng ngày kỉ niệm bằng đồ ăn
Khi chiến thắng, khi vui vẻ, khi muốn kỉ niệm… điều đầu tiên bạn nghĩ đến là đi ăn uống thật no đúng không?
3 loại quả gây tăng cân nhanh hơn ăn thịt nhưng nhiều người vẫn tin tưởng sử dụng chúng để giảm cân, đặc biệt là loại quả đầu tiên
Theo bác sĩ Leah Kaufman trả lời trên Eatthis: Việc tự thưởng cho bản thân bằng đồ ăn là một điều sai lầm: “Nhiều bệnh nhân của tôi sau khi giảm cân thành công lại đi ăn mừng bằng những thực phẩm gây béo, điều này thật sự gây hại. Thay vào đó, tại sao bạn không thưởng cho mình một p.hần t.hưởng khác lành mạnh hơn như đi làm móng tay, tặng dụng cụ tập luyện… Thói quen ăn mừng bằng đồ ăn chỉ khiến bạn tăng cân nhanh mà thôi”.
4. Bạn luôn cảm thấy thèm ăn
Theo chuyên gia dinh dưỡngJen Bruning, người phát ngôn của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng cho biết: “Một chế độ ăn uống cân bằng cần cung cấp carbs, chất xơ, protein nạc và chất béo lành mạnh giúp người ăn cảm thấy no bụng ít nhất 3-4 giờ trong ngày. Nhưng nếu bạn cảm thấy đói hoặc thèm ăn liên tục, bạn cần xem lại thực đơn của mình”.
Theo chuyên gia, thực phẩm giàu đường đơn, thiếu chất xơ… có thể khiến lượng đường trong m.áu tăng lên sau đó giảm nhanh chóng, đòi hỏi bạn cần nạp năng lượng ngay lập tức. Điều này khiến bạn ăn nhiều hơn và dễ tăng cân hơn.
5. Bạn tiêu thụ đồ uống chứa nhiều calo mỗi ngày
Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, Brooke Glazer cho rằng: “Nếu cân nặng của bạn đang có xu hướng tăng lên, nhưng bạn không cảm thấy mình đang ăn nhiều hơn, thì rất có thể đồ uống là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cà phê, nước tăng lực, đồ uống có ga… đều cung cấp một lượng calo cao ngang một bữa ăn”.
Một nghiên cứu trên Tạp chí của Hiệp hội Lão khoa Hoa Kỳ cũng phát hiện ra rằng những đối tượng uống hai hoặc nhiều nước ngọt mỗi ngày trong suốt 10 năm đã thấy vòng eo của họ tăng nhanh gấp 5 lần so với những người không có thói quen sử dụng nước ngọt.
6. Bạn có xu hướng thèm và sử dụng nhiều đồ ngọt
Nghiên cứu thực hiện bởi Trường Y tế Công cộng Harvard, cho hay thực phẩm chứa nhiều đường không chỉ dẫn đến tăng cân mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim.
Thực phẩm chứa nhiều đường không chỉ dẫn đến tăng cân mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Đặc biệt, đồ uống có đường là thực phẩm liên quan chặt chẽ đến việc tăng cân ở Hoa Kỳ. Một nghiên cứu ở 11.218 phụ nữ Mỹ tiết lộ rằng uống 1 lon nước ngọt có đường mỗi ngày dẫn đến tăng cân 2,2 pound (1 kg) trong vòng 2 năm – điều đó có nghĩa là cắt bỏ đồ ngọt có thể giúp bạn nhận được tác dụng ngược lại.