Các bác sĩ khoa Tim mạch, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, đã tiếp nhận bệnh nhi 4 tháng t.uổi trong tình trạng sốt cao, loét da nhiều vùng trên cơ thể.
Mẹ bệnh nhi N.T.K. (4 tháng t.uổi, trú tại Yên Thành, Nghệ An) cho biết khoảng 10 ngày trước, bé có biểu hiện viêm loét kèm bong tróc da quanh miệng, mắt, tấy đỏ vùng cổ và bẹn.
Trẻ được mẹ tắm nước lá, đắp thuốc theo kinh nghiệm dân gian nhưng tình trạng trên ngày càng nặng. Bé K. bú kém, quấy khóc nhiều nên gia đình đưa vào bệnh viện điều trị.
Bệnh nhi nhập viện với tổn thương quanh miệng, mắt. Ảnh: BVCC.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ kết luận bệnh nhi bị hội chứng bong vảy da do tụ cầu (Staphylococcal Scalded Skin Syndrome – SSSS) và được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu. Sau 5 ngày, sức khỏe của trẻ ổn định, hết sốt, da không còn bong tróc hay trợt loét thêm.
Theo các bác sĩ, bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ do độc tố của tụ cầu vàng và có thể tạo thành dịch. Ngoài ra, chúng có thể xuất hiện trên người lớn, nhất là trường hợp bị suy thận hoặc suy giảm miễn dịch.
Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng có biểu hiện là thương tổn chốc da hoặc nhọt. Khi khởi phát, người bệnh sốt cao, mệt mỏi, khó chịu, kích thích, đau họng và rát da. Sau đó, bệnh nhân xuất hiện ban màu hồng nhạt, thường ở quanh mắt, miệng, h.ậu m.ôn hay các nếp gấp (vành tai, bẹn, nách).
Sau 1-2 ngày, các bọng nước vỡ ra, tạo thành lớp vảy da mỏng, nhăn nheo khiến trẻ đau đớn, kích thích, quấy khóc, không ăn và bú được. Bệnh nhân cũng có thể xuất hiện viêm kết mạc.
Đau bụng từng cơn nhưng không nôn và không sốt, bệnh nhi 11 t.uổi đi khám bất ngờ phát hiện có khối u ruột non ác tính
Chỉ đau bụng từng cơn, không bị nôn, không sốt, bệnh nhân nhi 11 t.uổi đi khám không ngờ được phát hiện U Lympho ruột non tiên phát ác tính.
Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nhi Nguyễn Xuân H (11 t.uổi, Quỳnh Tam – Quỳnh Lưu) đến khám do xuất hiện triệu chứng đau bụng từng cơn, không nôn, không sốt.
Tại đây, bệnh nhân được chỉ định siêu âm ổ bụng, qua hình ảnh siêu âm phát hiện hình ảnh điển hình của lồng ruột hồi – manh tràng với một khối giảm âm bất thường ở thành ruột non ngay cạnh khối lồng. Hình ảnh gợi ý nhiều tới một Lymphoma ruột non (U Lympho ruột non tiên phát ác tính), khảo sát các tạng gan lách không to và ổ bụng không có hạch bất thường kèm theo.
Hình ảnh trong mổ với khối lồng và khối u ngay cạnh khối lồng ruột bệnh nhân
Bệnh nhân sau đó tiếp tục được các bác sĩ phòng khám Ngoại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An chỉ định chụp cắt lớp vi tính có thuốc và cho kết quả tương tự. Bệnh nhân nhanh chóng được nhập viện và tiến hành phẫu thuật để loại bỏ khối u. Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy bệnh nhân bị Lymphoma B hồi tràng. Sau mổ bệnh nhân được khám kiểm tra lại, mọi kết quả cho thấy tình trạng hiện ổn định.
Theo các bác sĩ bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, u lympho ruột non là sự tăng sản ác tính của tổ chức bạch huyết dưới niêm mạc ruột, bệnh có thể nguyên phát hoặc thứ phát, dạng thứ phát hay gặp hơn và thường biểu hiện ở quai ruột non hồi tràng, bệnh cần phát hiện sớm điều trị kịp thời trước khi di căn. Trường hợp này khối u lympho là dạng nguyên phát và là nguyên nhân gây lồng ruột ở bệnh nhân.
U lympho ruột non tiên phát ác tính là các tổn thương khu trú chủ yếu ở ruột non và ngay từ đầu không có tổn thương hạch ngoại biên; các triệu chứng lâm sàng khởi phát liên quan đến tổn thương ở ống tiêu hoá. Đây là bệnh lý hiếm gặp, biểu hiện lâm sàng nghèo nàn làm cho bệnh nhân và bác sĩ rất dễ chủ quan, nhầm tưởng sang bệnh lý khác, chẩn đoán thường khó khăn, khi được chẩn đoán thường đã ở giai đoạn muộn, do đó tiên lượng nặng nề, tỷ lệ t.ử v.ong cao.
Để phát hiện u lympho ruột non tiên phát trẻ thườngcó các triệu chứng: Đau bụng cơn, nôn ói, ỉa ra m.áu. Tuy nhiên ngày nay nhiều trẻ chỉ biểu hiện đau bụng từng cơn hoặc chỉ nôn ói, khi xuất hiện đầy đủ ba triệu chứng trên thường ở giai đoạn muộn.
Theo các bác sĩBệnh viện Sản Nhi Nghệ An để phát hiện u lympho ruột non tiên phát bố mẹ nên lưu ý triệu chứng lồng ruột để đưa bé đi khám sớm. Đồng thời cũng cần quan tâm theo dõi đến sức khỏe, định kỳ 6 tháng đến 1 năm khám sức khỏe một lần để có thể phát hiện sớm bệnh lý, điều trị kịp thời, hạn chế hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa biểu hiện là tình trạng một quai ruột chui vào lòng đoạn ruột kế cận gây ra hội chứng tắc ruột cơ học, có thể dẫn tới hoại tử ruột bị lồng, thủng ruột, viêm phúc mạc. Xảy ra chủ yếu ở trẻ nhũ nhi (80-90% ở trẻ 6 tháng – 2 t.uổi), thường vô căn. Tuy nhiên nếu xảy ra ở trẻ trước 3 tháng và sau 5 t.uổi cần tìm nguyên nhân.