Bác sĩ tâm lý giải thích mối liên hệ giữa thuốc chống trầm cảm và triệu chứng “sốc não”

Có thể bạn không biết “ sốc não” là một triệu chứng bất bình thường khi ngừng sử dụng thuốc chống trầm cảm.

Đối với nhiều người mắc trầm cảm và lo lắng, thuốc là vị cứu tinh duy nhất. Thuốc chống trầm cảm có cơ chế khác với nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SSNRI). Chúng có khả năng cân bằng các chất hóa học trong não hay còn gọi chất dẫn truyền thần kinh.

Tuy nhiên, giống mọi loại dược phẩm khác, thuốc chống trầm cảm cũng có thể gây nên một vài mặt trái, dù chỉ mang tính tạm thời như buồn nôn, tăng cân và mệt mỏi. Trên thực tế, không nhiều người nhận thấy sử dụng loại thuốc này lại dẫn tới những tác dụng phụ lâu dài và không kém phần nghiêm trọng.

bac si tam ly giai thich moi lien he giua thuoc chong tram cam va trieu chung soc nao 1acbe5

Về cơ bản, hội chứng cai thuốc chống trầm cảm xảy ra khi bạn không sử dụng thuốc liên tục hoặc điều trị bằng thuốc này gián đoạn. Các triệu chứng thường bao gồm khó chịu, lo lắng và cảm giác như đang mắc cúm. Philip R. Muskin, chuyên gia y khoa, thành viên của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ kiêm giáo sư tại Trung tâm Y tế trực thuộc Đại học New York Presbyterian đã chỉ ra, “sốc não” là một triệu chứng bất bình thường khi ngừng sử dụng thuốc chống trầm cảm.

“Sốc não” là gì?

“Sốc não” có thể được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như rung não. Brian Barnett, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ tâm lý tại Bệnh viện Cleveland miêu tả, người bệnh cảm thấy điện như đang chạy trong não, những cú sốc điện tỏa ra từ đầu rồi lan đến các bộ phận trong cơ thể. Tình trạng này có thể diễn ra liên tục trong suốt cả ngày và thậm chí đ.ánh thức bạn khỏi giấc ngủ.

bac si tam ly giai thich moi lien he giua thuoc chong tram cam va trieu chung soc nao 37ca60

“Sốc não” có thể được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như rung não.

Về cơ bản, tình trạng này có khả năng xảy ra khi ngừng sử dụng thuốc chống trầm cảm. Theo chuyên gia Barnett, giới khoa học vẫn chưa thực sự công nhận tác dụng phụ này của thuốc chống trầm cảm cho đến cuối những năm 1990.

Nhiều chuyên gia thừa nhận họ chưa biết nguyên nhân gì dẫn tới tình trạng này. Tuy nhiên, không ít người đã đưa ra giả thiết rằng “sốc não” xảy ra khi người bệnh ngừng dùng thuốc chống trầm cảm di chuyển mắt từ bên này sang bên kia. Nghiên cứu được công bố vào năm 2018 trên Tạp chí The Primary Care Companion for CNS Disorders đã tuyên bố mối liên hệ rõ ràng giữa chuyển động của các bên mắt với tình trạng này.

Do “sốc não” chưa được nghiên cứu rộng rãi, các chuyên gia hiện nay không thể biết rõ chúng có thể ảnh hưởng tới bao nhiêu người hay mức độ phổ biến.

Theo dữ liệu được công bố bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) năm 2017, gần 13% người Mỹ trên 12 t.uổi dùng thuốc chống trầm cảm vào năm này. Con số này cho thấy các tác dụng phụ do hội chứng cai thuốc chống trầm cảm gây nên khá phổ biến. Theo đ.ánh giá vào năm 2019 trên Tạp chí Addictive Behaviors của Anh, nguy cơ gặp phải các triệu chứng khi bạn ngừng hoặc giảm liều thuốc chống trầm cảm là 50%.

Liệu có biện pháp khắc phục tình trạng này?

Các cơn “sốc não” thường thấy ở những bệnh nhân đột ngột ngừng dùng thuốc chống trầm cảm hoặc quên uống trong vài ngày. Để ngăn ngừa tình trạng này, theo chuyên gia Barnett, cách tốt nhất là giảm liều từ từ dưới sự giám sát của bác sĩ.

bac si tam ly giai thich moi lien he giua thuoc chong tram cam va trieu chung soc nao 2a91ce

Các cơn “sốc não” thường thấy ở những bệnh nhân đột ngột ngừng dùng thuốc chống trầm cảm hoặc quên uống trong vài ngày.

Ngày cả khi bạn phải đối mặt với triệu chứng “sốc não” sau khi ngừng dùng thuốc chống trầm cảm, đừng quá lo lắng. Chuyên gia Barnett cho biết, tình trạng này có xu hướng tự biến mất vòng một tháng. “Sốc não” không thực sự cản trở khả năng hoạt động hoặc làm việc của bạn và chỉ tồn tại trong một phần nghìn giây hay tối đa từ 1-2 giây mà thôi.

Dù vậy, hiện nay vẫn cần có nhiều nghiên cứu hơn về các cơn “sốc não” để các bác sĩ xác định nguyên nhân chính xác, từ đó đưa ra giải pháp hoặc cách ngăn ngừa cụ thể. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, cảm thấy lo lắng khi quyết định ngừng sử dụng thuốc vì nguy cơ mắc bệnh não hoặc những lý do tương tự, cách tốt nhất là nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn.

Nguồn: Health/baodansinh

Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp lựa chọn thuốc chống trầm cảm

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng trí thông minh nhân tạo để xác định mô hình hoạt động của não, qua đó có thể xác định phản ứng với một số thuốc chống trầm cảm.

Theo các nhà nghiên cứu, điều quan trọng trong điều trị trầm cảm là lựa chọn được loại thuốc phù hợp. Hiện tại, hiệu quả của chúng chỉ được xác định theo kinh nghiệm. Nói cách khác, bệnh nhân nhận được đơn thuốc, bắt đầu dùng thuốc và sau vài tuần hoặc vài tháng, trong trường hợp không có tín hiệu tích cực, có thể phải thay thế thuốc. Tuy nhiên, nếu không đáp ứng với thuốc, bệnh sẽ phát triển xấu đi, mỗi tuần là rất đáng kể. Điều quan trọng hơn hết là đ.ánh giá chính xác hiệu quả của thuốc chống trầm cảm để đưa ra phác đồ điều trị tối ưu.

tri tue nhan tao se giup lua chon thuoc chong tram cam 407f67

Nghiên cứu có sự tham gia của hơn 300 bệnh nhân, tất cả đều được chụp cắt lớp não để nghiên cứu hoạt động của cơ quan này khi nghỉ ngơi và trong quá trình xử lý cảm xúc. Một kết nối được thiết lập giữa cách não bộ hoạt động và tâm trạng của người sẽ cải thiện bao nhiêu trong vòng hai tháng sau khi bắt đầu dùng thuốc chống trầm cảm nhất định

Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành hai nghiên cứu cùng một lúc, cho thấy trí thông minh nhân tạo đọc hoạt động não hoàn hảo ở những người phản ứng kém với thuốc chống trầm cảm. Các quan sát được thực hiện như một phần của một nghiên cứu lâm sàng rộng rãi ở Hoa Kỳ nhằm phát triển một chiến lược khách quan trong điều trị rối loạn tâm trạng dựa trên sinh học của con người, điều này sẽ làm giảm sự phân phối thuốc theo toa cho thuốc chống trầm cảm, thường có tác dụng phụ nghiêm trọng. Ngoài ra, nguy cơ lựa chọn thuốc bằng thử nghiệm và sai sót cũng sẽ giảm.

Bảo Lâm

Theo suckhoedoisong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *