Sán dây ký sinh trong não khiến người phụ nữ 25 t.uổi tại Australia thường xuyên đau đầu dữ dội.
Mới đây, CNN dẫn nghiên cứu của tạp chí Tropical Medicine and Hygiene (Mỹ) về trường hợp một bệnh nhân nữ, 25 t.uổi, có ấu trùng sán dây trong não. Theo nghiên cứu, người phụ nữ này không có t.iền sử du lịch nước ngoài. Hầu hết bệnh nhân trước đây được ghi nhận là người dân nhập cư hoặc du lịch từ vùng dịch như châu Phi, châu Á, châu Mỹ Latin.
Tạp chí Tropical Medicine and Hygiene cho hay bệnh nhân thường xuyên bị đau đầu trong suốt 7 năm. Các cơn đau xuất hiện 2-3 lần/tháng. Bác sĩ đã kê đơn thuốc trị đau nửa đầu cho nữ bệnh nhân. Sau khi dùng thuốc, tình trạng của cô có dấu hiệu thuyên giảm. Gần đây, người phụ nữ này bị đau đầu trở lại và giảm thị lực.
Hình chụp cộng hưởng từ não của bệnh nhân người Australia. Mũi tên chỉ là vị trí khối u nang chứa ấu trùng sán dây. Ảnh: CNN.
Khi nhập viện, bác sĩ chụp MRI não cho bệnh nhân và phát hiện điểm bất thường. Các bác sĩ chẩn đoán cô có khối u trong não, đây cũng được xem là nguyên nhân gây các cơn đau đầu kinh niên.
Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện trong khối u nang chứa đầy ấu trùng sán dây. Hậu phẫu, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cải thiện.
Tình trạng trên được gọi là neurocysticercosis – bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng do sán dây Taenia solium gây nên. Loại sán dây này thường tìm thấy ở lợn.
Khi trứng của sán dây đi vào m.áu, ấu trùng có thể di chuyển tới não và hình thành u nang, gây ra các hội chứng thần kinh như co giật, động kinh, đau đầu, mù lòa, viêm màng não, mất trí nhớ.
Sán dây thường trú ẩn trong ruột. Bệnh có thể tự khỏi không cần dùng thuốc. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo ấu trùng làm tổ trong não lâu dài có thể gây teo cơ thần kinh, dẫn đến bệnh động kinh, thậm chí t.ử v.ong.
Trước đó, một người đàn ông đến từ Texas, Mỹ, cũng gặp tình trạng tương tự. Ông bị đau đầu hơn 10 năm. Khi phẫu thuật, bác sĩ phát hiện ấu trùng sán dây làm tổ trong não của người này.
Các chuyên gia khuyến cáo để ngăn ngừa tình trạng trên, chúng ta nên ăn chín, uống sôi. Ngoài ra, bạn nên rửa tay bằng xà bông trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Trong quá trình nấu ăn, chúng ta cũng cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
“Vòng cổ chống COVID-19” của Indonesia gây tranh cãi
Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia đang bị nhiều chuyên gia và nhà khoa học lên án vì đưa ra quan điểm rằng những chiếc vòng cổ làm từ bạch đàn có thể giúp ngăn ngừa việc lan truyền COVID-19.
Theo ông Syahrul Yasin Limpo, Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia, những chiếc vòng cổ được làm từ bạch đàn nếu được đeo trong 30 phút có thể giúp t.iêu d.iệt phần lớn virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, The Guardian đưa tin.
“Vòng cổ chống COVID-19” là một sản phẩm được phát triển bởi Bộ Nông nghiệp Indonesia, đi kèm với chai lăn và bình xịt nhỏ, sẽ được sản xuất hàng loạt từ tháng 8 tới, sau gần nửa năm nghiên cứu.
Theo Bộ Nông nghiệp nước này, tinh chất bạch đàn có thể “phá hủy cấu trúc protein chính của virus khiến virus gây COVID-19 khó tái tạo”, SCMP dẫn nguồn tin.
Bộ sản phẩm vòng chống COVID-19 của Indonesia. Ảnh: Bộ Nông nghiệp Indonesia
Bộ trưởng Y tế Indonesia, Terawan Agus Putranto, cũng đồng tình với tính năng của loại vòng cổ này. Ông cho rằng những ai đeo vòng cổ có thể tự tin hơn do sản phẩm này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Trước đây, Bộ trưởng Y tế Indonesia cũng từng cho rằng những lời cầu nguyện đã giúp ngăn chặn COVID-19 tại quốc gia này.
Song, việc sản xuất vòng cổ chống COVID-19 của giới chức Indonesia đang vấp phải nhiều ý kiến phản đối từ các chuyên gia.
Theo nhà dịch tễ học Dicky Budiman thuộc Đại học Griffith, Australia, không có sự liên quan giữa “vòng cổ chống COVID-19” của Indonesia và sự lây nhiễm của dịch bệnh này, bởi COVID-19 lây truyền qua cơ chế giọt b.ắn do tiếp xúc.
Mohammad Adib Khumaidi, Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Cấp cứu Indonesia và Chủ tịch của Hiệp hội Y khoa Indonesia, cảnh báo rằng sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn trước khi chiếc vòng cổ này có thể được coi là “thuốc giải độc”.
Tri Yunus Miko Wahyono, trưởng khoa Dịch tễ học tại Đại học Indonesia lại nhận định: “Nếu mọi người chỉ đeo vòng cổ, nhưng không đeo khẩu trang, không rửa tay, không giãn cách hay duy trì sức khỏe vì họ tin rằng chiếc vòng cổ có thể bảo vệ khỏi COVID-19, thì điều đó thực sự nguy hiểm”.
Indonesia hiện vẫn đang là ổ dịch COVID-19 lớn tại Đông Nam Á, với hơn 66.000 trường hợp lây nhiễm và hơn 3.300 ca t.ử v.ong. Nhiều nghi vấn cho rằng con số lây nhiễm và t.ử v.ong thực tế tại Indonesia còn cao hơn nhiều so với thống kê.