Chăm sóc và bảo vệ da luôn là điều mà hội chị em đặc biệt quan tâm, nhất là vào mùa đông. Nhưng dù có chăm sóc kỹ thế nào đi nữa mà phạm phải 4 lỗi sai này thì cũng công cốc mà thôi.
Trời chuyển đông, làn da mỗi người sẽ phải đối mặt với tình trạng khô ráp, bong tróc và ngứa ngáy đến nỗi “tàn phai nhan sắc”. Nếu không biết cách chăm sóc, da sẽ trở nên thô ráp, kém mượt mà lại còn dễ nổi mụn, tổn thương hay hình thành nếp nhăn sớm.
Da khô là chuyện “cơm bữa” khi tiết trời chuyển đông.
Nhưng phải hiểu rõ rằng, da khô không phải chỉ do tiết trời mà còn hình thành từ các sai lầm mỗi ngày mà chị em vô tình mắc phải. Theo Aboluowang, có 4 lỗi sai cơ bản mà đa phần hội con gái hay phạm phải mà không hề hay biết nó gây hại cho da:
1. Ít uống nước
Uống nước là cách tốt nhất và an toàn nhất để cung cấp độ ẩm cho da. Thế nhưng, vì trời lạnh nên nhiều người cảm thấy không khát nên cũng không uống, thậm chí cả ngày chỉ uống tối đa 1 ly. Da bị khô, bong tróc và ngứa ngáy đều là hậu quả của việc cơ thể đang bị thiếu nước nghiêm trọng.
Dù có lười uống nước tới đâu cũng phải chịu khó uống nhé, đến khi da khô lại ảnh hưởng đến nhan sắc.
Thế nên, vào mùa thu đông thì ưu tiên hàng đầu trong việc chăm sóc da chính là uống đủ nước. Dù không khát thì bạn vẫn nên cố gắng uống đủ 1 ngày 2 lít nước để bảo đảm an toàn cho sức khỏe. Uống nước không chỉ làm cho da dẻ sáng mịn hơn, nó còn hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, nhuận tràng và đào thải độc ra khỏi cơ thể.
2. Không chăm sóc da đúng cách
Nhiều người cứ hay chủ quan rằng da mình vẫn khỏe mạnh cho tới khi đông về. Da bị thô và bong tróc vảy chính là dấu hiệu cho thấy làn da đang oằn mình kêu cứu. Lúc đó việc quan tâm và chăm sóc da phải được đặt lên hàng đầu.
Chị em thường xuyên skin care là rất tốt, nhất là trong tiết trời đông lạnh dễ khô da.
Trong trường hợp này, bạn nên lưu ý sử dụng thêm các loại mỹ phẩm chăm sóc da như kem dưỡng ẩm, sữa rửa mặt… để duy trì giữ ẩm cho da.
3. Rửa mặt quá sạch
Sạch quá cũng không tốt mà bẩn quá cũng không được. Đa phần mọi người hay nghĩ chỉ cần rửa mặt thường xuyên là có thể ngăn chặn mọi vấn đề trên da. Thực tế, việc làm sạch da quá mức sẽ khiến da mất đi lớp dầu bảo vệ. Từ đó làm giảm sức đề kháng của da, tạo tổn thương trên bề mặt khiến da bị bong tróc đầy kinh hãi. Do đó vào mùa đông, bạn chỉ cần rửa mặt sạch bụi bẩn là được chứ không cần phải sạch quá mức.
4. Không duy trì độ ẩm trong nhà
Tiết trời khi bước vào thu đông sẽ rất khô hanh, chính vậy đã làm da trở nên sần sùi và bong tróc nhiều hơn bình thường. Lúc này việc cần làm ngay lập tức chính là lấy lại độ ẩm cho da. Nếu đã uống nhiều nước, bổ sung Vitamin hay các cách khác mà vẫn không cải thiện thì chị em nên xem xét việc tạo độ ẩm trong nhà.
Trên thị trường hiện nay đã có rất nhiều sản phẩm tạo độ ẩm rất tốt như máy xông tinh dầu, quạt hơi nước… Lúc đó da sẽ hấp thụ hơi nước trong không khí để dưỡng ẩm, chỉ cần khi đi ngủ chị em bật lên một chút rồi tắt là được. Nhưng hãy nhớ tránh bật quá nhiều sẽ gây ra các bệnh về hô hấp như viêm phổi nhé.
Phải làm gì để cải thiện tình trạng khô và bong tróc da?
– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
– Có một thực đơn lành mạnh, giàu Vitamin A, C, E, magiê, axit béo Omega-3…
– Rửa mặt 2 lần/ngày bằng các loại sữa rửa mặt phù hợp với làn da.
– Thường xuyên sử dụng xịt khoáng hay các loại máy tạo độ ẩm trong ngày.
– Tẩy trang kỹ trước khi đi ngủ và dùng thêm nước hoa hồng để se khít lỗ chân lông.
– Bôi thêm kem dưỡng ẩm vào mỗi tối.
Theo Aboluowang/Helino
6 thói quen sinh hoạt dễ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc sinh sôi vào mùa đông bạn cần đặc biệt lưu ý
Khi thời tiết lạnh kéo dài, thêm hanh khô khiến nhà bạn luôn trong tình trạng bức bí, một vài thói quen như bật lò sưởi liên tục, không sử dụng thông gió… sẽ khiến ngôi nhà luôn trong tình trạng ẩm mốc, dễ sinh bệnh tật.
Có rất nhiều thói quen trong sinh hoạt vào mùa đông khiến ngôi nhà của bạn luôn trong tình trạng ẩm thấp, là điều kiện dễ khiến nấm mốc sinh sôi.
Lý giải về việc này, nhiều người cho rằng do sự chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm giữa bên trong nhà và ngoài trời. Nấm mốc sinh sôi không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà mà còn ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, là nguyên nhân gây nên các bệnh về hô hấp, hen suyễn, dị ứng, viêm da…
1. Không thường xuyên sử dụng thông gió
Dù nhiệt độ ngoài trời có lạnh đến đâu, bạn có thể đóng cửa kín mít để đảm bảo sức khỏe của mọi người sống trong nhà, tránh được tình trạng bị cảm lạnh hay ảnh hưởng của thời tiết. Tuy nhiên, thói quen đóng kín cửa cả ngày lẫn đêm để giữ ấm này lại khiến độ ẩm trong nhà không được cân đối, gây ô nhiễm không khí, là điều kiện thuật lợi khiến vi rút và nấm mốc gia tăng.
Mỗi ngày cũng cần mở cửa sổ khoảng 30 phút để không khí trong phòng luôn được đảm bảo ở mức an toàn cho sức khỏe.
Vì thế, dù trời lạnh nhưng bạn nên mở những cánh cửa ít hút gió nhất để nhiệt độ trong nhà và ngoài trời được lưu thông. Mỗi ngày cũng cần mở cửa sổ khoảng 30 phút để không khí trong phòng luôn được đảm bảo ở mức an toàn cho sức khỏe.
2. Dùng nhiệt độ sưởi quá cao
Khi trời lạnh, nhiều gia đình sử dụng giải pháp sử dụng lò sưởi. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ phòng tốt nhất cho sức khỏe của cả người già và trẻ nhỏ từ 18 – 23 độ C.
Việc duy trì nhiệt độ phòng quá cao dù đảm bảo ấm áp cho cả nhà nhưng lại dễ khiến không khí trong phòng bị khô. Sự chênh lệch giữa độ ẩm, nhiệt độ giữa trong phòng và ngoài trời là nguyên nhân khiến hơi nước ngưng tụ tại các vùng tiếp giáp như tường, kính… Đây chính là cơ hội cho nấm mốc gia tăng, phát triển. Việc tốt nhất nên làm chính là hạ thấp nhiệt độ sưởi, mặc thêm quần áo để giữ ấm cho cơ thể.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ phòng tốt nhất cho sức khỏe của cả người già và trẻ nhỏ từ 18 – 23 độ C.
3. Mở cửa phòng tắm sau khi tắm
Sau khi tắm, việc nên làm là mở cửa sổ thông ra ngoài trời của phòng tắm. Bạn có thể ở trong phòng để lau bớt hơi nước, bật quạt thông gió để căn phòng giảm bớt độ ẩm. Mở cửa phòng tắm thông với phòng chức năng khác dễ khiến hơi ẩm tràn ra ngoài. Đây cũng là thói quen dễ khiến nấm mốc sinh sôi. Tuy nhiên, phòng tắm cũng luôn cần giữ vệ sinh sạch sẽ thường xuyên để tránh nấm mốc phát triển.
Nên thông gió phòng tắm sau khi sử dụng.
4. Đóng kín các ngăn tủ
Các ngăn tủ, đặc biệt là các loại ngăn yếm khí luôn được đóng kín. Lúc này, ngăn tủ không thường xuyên lưu thông không khí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Điều bạn nên làm là mở các cánh tủ khoảng 15 phút mỗi ngày để không khí được lưu thông. Một mẹo nhỏ chính là bạn nên mở tủ khi lấy quần áo đi tắm và chỉ đóng cửa tủ sau khi bạn bước ra khỏi nhà tắm.
Mở cửa tủ 15 – 20 phút mỗi ngày để tránh nấm mốc sinh sôi bên trong cánh tủ.
5. Phơi quần áo ẩm, ướt trong nhà
Nhiều người có thói quen phơi quần áo ướt, ẩm trong nhà vì nhiệt độ trong nhà ấm, khô ráo giúp quần áo nhanh khô hơn. Tuy nhiên, nếu việc phơi đồ thường xuyên lặp lại sẽ tạo môi trường cho nấm mốc phát triển. Vì thế, hãy tạo thói quen phơi đồ bên ngoài dù trời nắng hay gió nhẹ. Với những ngày trời mưa, nhiệt độ ẩm ngoài trời tăng cao, bạn nên cho quần áo vào máy sấy hoặc sử dụng máy hút ẩm.
Không nên phơi quần áo ẩm ướt trong nhà.
6. Không thường xuyên vệ sinh phòng tắm và bếp nấu
Phòng tắm và nơi nấu nướng là hai khu vực dễ sinh sôi nấm mốc, khí độc nhất trong nhà. Khu vực phòng bếp có bồn rửa thường xuyên sử dụng, phòng tắm cũng có độ ẩm cao hơn các khu vực khác trong nhà. Vì thế, đừng quên bật quạt thông gió, dọn dẹp sạch sẽ hai khu vực này để căn nhà luôn là nơi ấm cúng và an lành cho mọi người khi trở về.
Nên thường xuyên vệ sinh phòng tắm, khu vực bếp nấu.
Tổng hợp
Theo Nhịp sống Việt