Con người ngày càng mắc nhiều loại bệnh khác nhau. Để phòng ngừa bệnh tật, chuyên gia sức khỏe kiến nghị mọi người thực hiện 13 động tác đơn giản dưới đây.
1. Gõ răng: là chỉ hai hàm răng trên dưới gõ vào nhau ở mức độ vừa phải, có nhịp, tạo ra âm thanh, làm liên tục trong khoảng 100 đến 1000 lần, sau đó cuốn đầu lưỡi lên rồi đưa sâu vào trong cổ họng, sẽ kích thích làm cho nước bọt trong khoang miệng phân tiết ra nhiều, khi đã đầy miệng thì từ từ nuốt xuống. Hành động này có lợi trong việc sửa chữa răng, giúp tiêu hóa, nuôi dưỡng thận và điều chỉnh năm cơ quan nội tạng.
2. Kéo dái tai: Vùng dái tai hoặc viền vành tai được xem là nơi có các huyệt vị kết nối với đầu, não và khuôn mặt, có sự liên quan chặt chẽ đến phần đầu. Thường xuyên kéo dái tai có tác dụng làm đẹp, dưỡng nhan, tăng cường thính giác, ngăn ngừa suy nhược thần kinh, đau đầu. Mồi lần kéo dái tai từ 30- 50 lần.
3. Xoa mắt: Xoa bàn tay cho nóng áp vào mắt (xoa tay áp mắt), xoa 50-100 lần theo chiều kim đồng hồ, tiếp đó xoa 50-100 lần ngược chiều kim đồng hồ, sau đó uốn nhẹ ngón trỏ và nhẹ nhàng gõ vào hốc mắt khoảng 10 ~ 20 lần. Hành động này có thể thúc đẩy lưu thông m.áu quanh mắt, tăng cường thị lực và tỉnh táo.
4. Xoa mũi: Đặt đầu ngón tay trỏ của cả hai bàn tay vào huyệt Nghinh Hương (huyệt nằm ở đ.iểm gặp nhau của đường ngang qua chân cánh mũi và rãnh mũi – mồm (nên cười để làm hiện rõ rãnh này), ấn massage khoảng 50-100 lần. Hành động này có thể giúp giảm nghẹt mũi, thông mũi và giảm đau răng.
5. Xoa mặt: Xoa nóng hai lòng bàn tay vào nhau, sau đó dùng hai tay vuốt dọc từ mũi lên trán, đụng đến chân tóc rồi vòng qua hai bên mặt, làm khoảng từ 20- 40 lần. Động tác này có thể làm cho da mặt mềm mại và mịn màng, tăng cường khả năng chống gió và lạnh, ngăn ngừa tê liệt dây thần kinh mặt, viêm nướu và hạ huyết áp, giúp tinh thần tỉnh táo.
6. Chải tóc: Hơi xòe năm ngón tay, gập cong ngón tay giống như chiếc lược, tập trung vào ngón giữa, chải ngược từ trán ra sau đầu, thực hiện 30 – 50 lần liên tiếp. Động tác này có thể giúp tăng cường trí nhớ, tăng tốc lưu thông m.áu và cải thiện việc cung cấp oxy m.áu cho các tế bào não.
7. Bài tập cổ: Cách đơn giản nhất để phòng và chữa bệnh là hãy tập xoay cổ hàng ngày. Bạn nên từ từ ngửa cổ ra sau hết cỡ, sau đó lại cúi đầu xuống hết cỡ. Nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Thực hiện việc này trong 3-5 phút sẽ vô cùng hiệu quả. Thực hiện bài tập với tốc độ chậm, mỗi thao tác từ 8-10 lần. Toàn bộ các động tác có thể giúp loại bỏ sự mệt mỏi của cột sống cổ và vai, cải thiện lưu thông m.áu ở cổ và vai, và giữ cho đầu óc minh mẫn.
8. Vặn hông, xoay người giúp xương chậu ổn định: Nhiều người bị đau vùng lưng, thoát vị đĩa đệm hoặc các bệnh liên quan ở vùng chậu. Trong trường hợp này, thực hiện động tác vặn và xoay hông có thể giúp xương chậu ổn định.
Thực hiện động tác vặn hông này rất đơn giản, chỉ cần đứng thẳng, chân mở rộng bằng vai, xoay đ.ánh hông sang phải rồi lại sang trái, quay tròn, giúp cho vùng thân giữa được kích hoạt, khí huyết và kinh mạch lưu thông dễ dàng. Thực hiện khoảng 10 lần. Người trẻ có thể làm tốc độ nhanh, người cao t.uổi nên làm chậm hơn. Không nên thực hiện khi vừa ăn no.
9. Massage rốn: Đặt tay lên bụng dưới lấy rốn làm trung tâm. Xoay theo chiều kim đồng hồ trước rồi xoay ngược chiều kim đồng hồ khoảng 300 lần. Động tác này có dụng tốt đối với người bị táo bón mãn tính và khó tiêu.
10. Masage gáy: Dùng tay chà gáy từ trái qua phải và ngược lại, làm động tác này khoảng 50 lần. Thường xuyên thực hiện động tác để khí huyết được lưu thông lên não một cách dễ dàng.
11. Vuốt cổ: Dùng ngón cái và ngón trỏ vuốt từ xương quai hàm xuôi xuống cổ. Lưu ý không vuốt ngược lại. Có tác dụng làm thông vùng khí quản, chống viêm họng, ho, không vướng đờm.
12. Nâng chân: Cách thực hiện đơn giản, bạn ngồi và giơ thẳng chân lên, giữ trong vòng 5-10 giây rồi hạ xuống. Giơ từng chân một, sau đó giơ cả 2 chân cùng lúc. Khí huyết và kinh mạch vùng chân sẽ được chăm sóc và lưu thông dễ dàng hơn. Động tác này giúp thư giãn cơ bắp, hạn chế chuột rút, tốt cho vùng cơ bụng, giảm mỡ bụng, thon gọn vòng 2, cải thiện tuần hoàn m.áu, ngăn ngừa cục m.áu đông.
13. Kiễng gót chân: Cách đơn giản nhất để thực hiện động tác này là đứng thẳng, kiễng gót chân lên xuống theo nhịp đều đặn. Thả lỏng vai và cánh tay, nhẹ nhàng thực hiện việc nhón chân trong ít phút, tùy theo thời gian rảnh rỗi của bạn. Kiễng chân có thể kích thích các cơ bắp gót chân, bàn chân, bắp chân, cải thiện chứng đau gót chân và khó chịu vùng chân. Tập dài hạn cũng giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng của cơ thể, tăng cường chức năng tiểu não.
Hà Vũ (Dịch theo aboluowang)
Theo vietnamnet
11 thay đổi nhỏ cho một năm mới khỏe mạnh hơn
Đầu năm mới, đầu thập kỷ mới là thời điểm hoàn hảo để thay đổi cho một lối sống lành mạnh hơn.
Cải thiện giấc ngủ: Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với cơ thể như không khí đối với hô hấp hay thức ăn đối với tiêu hóa. Thiếu ngủ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường hay cao huyết áp. Hãy ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày.
Đi bộ mỗi ngày: Nghiên cứu cho thấy vận động thể chất thường xuyên giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính như ung thư hay bệnh tim mạch. Cách tốt nhất và đơn giản nhất để giữ cơ thể khỏe mạnh là đi bộ 30 phút mỗi ngày.
Tránh xa stress: Lối sống hiện đại ngày càng trở nên phức tạp, khiến ai cũng phải chịu một mức độ stress nhất định. Stress ảnh hưởng đến sức khỏe và các sinh hoạt hằng ngày; do đó, ta cần biết buông bỏ những thứ không quan trọng để sống vô tư hơn.
Uống đủ nước: Theo nghiên cứu, lượng nước mà mỗi phụ nữ nên uống trong một ngày là khoảng 2 lít, còn nam giới là 3 lít. Bạn không chỉ cần uống đủ nước, mà còn cần uống nước đều đặn trong suốt cả ngày.
Thiền: Cách tốt nhất để đẩy lùi các suy nghĩ tiêu cực và đem lại năng lượng tích cực vào cuộc sống hằng ngày là thiền. Thiền giúp ta thư giãn, giảm căng thẳng, lo âu và hạ huyết áp. Hãy tập thiền 10 phút mỗi ngày để tăng cường sức khỏe tinh thần.
Phòng ngừa bệnh tật: Đừng cho rằng chăm sóc y tế chỉ dành cho người ốm. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó việc chăm sóc phòng ngừa là cần thiết để bạn hiểu rõ hơn về cơ thể của mình, từ đó đẩy lùi các bệnh tật.
Vận động nhiều hơn: Vận động không nhất thiết phải là tập thể dục hay tập gym. Vận động đơn giản là bất cứ hoạt động nào yêu cầu di chuyển, như đi thang bộ hay làm việc nhà. Các hoạt động đơn giản này có thể giúp giữ thân hình cân đối và ngăn ngừa bệnh tật.
Uống ít rượu bia hơn: Bỏ rượu bia hoàn toàn cần rất nhiều nghị lực, vậy nên bạn có thể cân nhắc uống ít đi. Hãy giảm lượng cồn mà bạn uống mỗi tuần xuống còn 1 đến 2 ly, và bạn sẽ sớm thấy những thay đổi của cơ thể.
Không bỏ bữa: Nhiều người lầm tưởng rằng bỏ bữa sẽ giúp họ có được thân hình cân đối. Thực tế, thói quen này làm giảm tốc độ trao đổi chất, dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu. Nó còn dẫn đến các vấn đề về dạ dày và gây mệt mỏi.
Giảm uống nước ngọt: Uống nước ngọt không phải là một ý hay nếu bạn muốn mình khỏe mạnh. Nghiên cứu cho thấy uống đồ uống chứa đường nhân tạo có thể gây đột quỵ hoặc suy giảm trí nhớ. Hãy thay nước ngọt bằng nước dừa hay nước ép trái cây tươi.
Sức khỏe tinh thần rất quan trọng: Một tinh thần khỏe mạnh là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe toàn diện của mỗi người. Hãy tập trung vào các mối quan hệ đời thực và hòa nhập với mọi người bằng cách đi chơi, tham quan và sẻ chia cảm xúc./.
CTV Ngọc Diệp/VOV.VN (biên dịch)
Theo Boldsky