Bị bệnh tuyến giáp, có nên kiêng rau cải và đậu không?

Trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều người bệnh đến thăm khám và được chẩn đoán mắc những bệnh như u tuyến giáp lành tính, viêm tuyến giáp, suy tuyến giáp…

bi benh tuyen giap co nen kieng rau cai va dau khong 186208

Ảnh minh họa

Ngoài các thông tin về tình trạng bệnh của mình, một trong những khía cạnh nhiều người bệnh rất quan tâm đó chính là chế độ ăn khi mắc bệnh tuyến giáp lành tính. Người đi khám bệnh thường “truyền miệng” nhau những thông tin không chính thống về việc phải kiêng các loại rau họ cải và đậu phụ nếu bị mắc tuyến giáp. Vậy, điều này là đúng hay sai, có cần kiêng tuyệt đối hai loại rau kể trên không?

Rau họ cải: Ở đây được định nghĩa là những thực vật thuộc chi cải, không chỉ rau cải xoăn mà còn bao gồm một số rau xanh hay gặp trong bữa ăn hàng ngày của người Việt như súp lơ, cải bắp, bông cải trắng, cải búp, cải chíp…

Những loại rau này chứa nhiều glucosinate, chất sản sinh ra sunforaphane, phenethyl và isothiocyanate có đặc tính chống ung thư. Glucosinate cũng có tác động đến quá trình tổng hợp chức năng tuyến giáp, nói cách khác ăn quá nhiều rau cải có thể giảm hormone tuyến giáp hay giảm chức năng tuyến giáp.

Tuy vậy, chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ ăn bao nhiêu rau cải thì chức năng tuyến giáp sẽ thay đổi, hay khuyến cáo rằng người bệnh không nên ăn loại rau này. Trong khi đó không thể phủ nhận những tác dụng tốt rau cải mang lại cho sức khỏe, do vậy người bệnh nên giữ một chế độ ăn hợp lý, cân đối và không cần kiêng tuyệt đối thực phẩm này.

Đậu nành: Loại cây họ đậu có chứa nhiều protein, được trồng làm thức ăn cho người và gia súc. Sản phẩm từ cây đậu nành được sử dụng rất đa dạng, dùng trực tiếp hạt thô hoặc sản phẩm đã qua chế biến.

Những sản phẩm từ đậu nành rất đa dạng và quen thuộc trong cuộc sống của người Việt như sữa đậu nành, đậu phụ, nước tương, bánh kẹo… đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Trong đậu nành có chứa isoflavones – chất này có thể ức chế hoạt động của peroxidase tuyến giáp, vốn cần để tổng hợp hormone tuyến giáp.

Người ta cho rằng ăn đậu nành có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giáp, hoặc những người đang phải điều trị hormone tuyến giáp tổng hợp sẽ phải dùng liều cao hơn bình thường. Tuy vậy một số nghiên cứu chỉ ra rằng trên những người vốn có chức năng tuyến giáp bình thường và không bị thiếu i-ốt, isoflavones không làm ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Các tài liệu còn cho rằng thực phẩm từ đậu nành còn làm tăng liều hormone cần thiết trên bệnh nhân suy giáp. Chính vì vậy, khẩu phần ăn chứa một hàm lượng đậu thông thường được coi là an toàn.

Người bệnh bị suy giáp cũng không cần thiết phải kiêng đậu, điều quan trọng là phải đảm bảo cơ thể không bị thiếu i-ốt.

Theo kinhtedothi

Suy tuyến giáp: Nguyên nhân và cách phòng chống

Đây là một rối loạn nội tiết thường là hệ quả từ sự thiếu hụt của hormone tuyến giáp, tức là tuyến giáp sản xuất hormone không đủ để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường.

Khi mắc bệnh, tuyến giáp có thể phình to (gây bướu cổ). Suy giáp làm tăng nguy cơ tai biến tim mạch, có thể gây hôn mê, ngừng thở…

suy tuyen giap nguyen nhan va cach phong chong d44e90

Triệu chứng:

Mệt mỏi, sợ lạnh, da khô và thô, tóc dễ rụng gãy.

Phù niêm mạc toàn thể, da mỡ, nặng mí mắt, lưỡi to dày, nói khàn, khó thở.

Dễ táo bón.

Nhịp tim chậm, tim to, tràn dịch màng tim; nếu suy giáp nặng có thể suy tim.

Suy nghĩ và vận động chậm chạp, nói chậm, trí nhớ giảm.

Rong kinh hay k.inh n.guyệt ra nhiều, giảm ham muốn t.ình d.ục.

Nguyên nhân:

Nguyên nhân thường gặp nhất là bệnh viêm giáp Hashimoto do hệ thống miễn dịch của bệnh nhân bị rối loạn gây ra tổn thương tuyến giáp làm giảm sản xuất nội tiết tố giáp.

Do suy tuyến yên làm giảm chất kích thích tuyến giáp.

Do đã bị cắt tuyến giáp hoặc do điều trị iode phóng xạ.

Do thiếu iod.

Do các chất hóa học gây ô nhiễm môi trường.

Do yếu tố di truyền.

Cách phòng chống:

Chế độ ăn thiếu iod sẽ không cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất nội tiết tố giáp gây ra suy giáp. Vì thế, nên ăn thức ăn giàu i-ốt như cá, hải sản, tảo biển, muối có i-ốt.

Người mắc bệnh nên bổ sung các thực phẩm có chỉ số glycemic thấp như: khoai tây, ngô, cà rốt, chuối, cam, dứa, đu đủ, dưa hấu; giảm những thực phẩm giàutinh bột như bột mỳ, đường, ngũ cốc.

Giảm các thực phẩm làm chậm chức năng hoạt động của tuyến giáp như bông cải xanh, bắp cải, củ cải, viên sắt, viên calci, mù tạt.

Phụ nữ mang thai mắc suy tuyến giáp sẽ thiếu m.áu, suy tim sung huyết, t.iền sản giật, bất thường bánh nhau, đẻ con nhẹ cân và c.hảy m.áu nhiều sau sinh.

Theo congthuong.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *