Các nhà khoa học Anh đã cảnh báo những mối nguy tiềm ẩn khiến một số dịch bệnh mới có thể xuất hiện, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe của nhân loại.
Dịch cúm H7N9
Virus cúm gia cầm H7N9 được phát hiện lần đầu tiên ở người vào năm 2013, khi hai công dân Trung Quốc t.ử v.ong sau khi tiếp xúc với căn bệnh này. Kể từ năm 2013, Trung Quốc chứng kiến sự bùng phát hàng năm và đến nay đã có 5 lần phát dịch. Lần phát dịch thứ năm, bắt đầu vào tháng 10/2016 là tồi tệ nhất, thiệt hại gấp 4 lần, bao phủ khu vực địa lý rộng hơn tất cả các lần trước gộp lại. Tỷ lệ t.ử v.ong do cúm H7N9 được xác nhận vào khoảng 40%. Tính đến ngày 25/10/2017, đã có tổng cộng 1.622 trường hợp mắc H7N9 được xác nhận, 619 ca t.ử v.ong.
H7N9 được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) xếp vào chủng cúm có khả năng gây đại dịch lớn nhất. Cho đến nay, nhiễm H7N9 ở người chủ yếu là do gia cầm sống ở Trung Quốc. Dựa trên các đột biến mạnh mẽ ở H7N9 trong những năm gần đây, các nhà khoa học dự đoán, làn sóng virus tiếp theo có thể rất dễ lây lan từ người sang người, và như vậy nguy cơ t.ử v.ong hàng loạt rất cao. Hiện tại, vẫn chưa có vắc-xin hiệu quả cho các chủng H7N9 mới nhất.
Cho đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa có trường hợp cúm gia cầm H7N9 nào được phát hiện trên người hay trên gia cầm. Đối với những trường hợp nhiễm cúm gia cầm nặng, đặc biệt là khi người bệnh không được chăm sóc đúng cách, có thể dẫn đến t.ử v.ong. Cho đến nay, có rất ít trường hợp những người bị nhiễm cúm H7N9, có triệu chứng giống cúm tự phục hồi mà không cần sự chăm sóc y tế.
Du lịch tăng trưởng cũng là một mối nguy tiềm ẩn làm bùng phát dịch bệnh mới nổi.
Thảm họa từ chính các nghiên cứu khoa học
Năm 2014, các nhà khoa học Mỹ đã tạo ra một loại virus rất giống với virus gây bệnh cúm Tây Ban Nha năm 1918 bằng cách sử dụng một kỹ thuật gọi là di truyền ngược. Đây là sản phẩm của Đại học Wisconsin – Madison (Hoa Kỳ). Virus này được tạo ra từ mảnh của các chủng cúm gia cầm hoang dã. Các nhà khoa học đã biến đổi virus để phát tán trong không khí, một đặc điểm của những căn bệnh nguy hiểm nhất.
Các nhà khoa học ủng hộ nghiên cứu cho rằng tái tạo virus nguy hiểm là một phần thiết yếu để hiểu được rủi ro mà nó gây ra cho con người nhưng nhiều nhà khoa học lại phản đối các thí nghiệm này, cho rằng hành động trên vô tình làm hồi sinh virus đã gây tai họa cho nhân loại. Ngay cả trong các phòng thí nghiệm bảo mật cao nhất, tạo ra mầm bệnh nguy hiểm nhất cũng được xem là đầy rủi ro. Một giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Harvard, Hoa Kỳ cảnh báo, nếu một loại virus nguy hiểm thoát ra hoặc được cố tình phát tán từ phòng thí nghiệm, thì mối nguy hiểm khó có thể lường hết, một đại dịch thảm khốc chắc chắn sẽ xảy ra.
Đột biến cúm không hề dừng lại
Sở dĩ virus cúm được coi là thủ phạm có khả năng gây ra đại dịch tiếp theo là do khó dự đoán và lập kế hoạch. Hiện tại, hình thức bảo vệ tốt nhất là tiêm phòng cúm theo mùa, nhưng cách làm này vẫn chưa thật đáng tin cậy. Các nhà khoa học tạo ra vắc-xin hàng năm trước khi bắt đầu mùa cúm dựa trên các phỏng đoán về các chủng cúm sẽ diễn ra nên chuẩn bị vắc-xin phù hợp. Hiệu quả của việc tiêm phòng cúm thay đổi theo năm.
Chỉ một vài chủng virus cúm lưu hành trên toàn thế giới, nhưng người ta tin rằng có hàng chục loại khác tồn tại. Mỗi chủng đột biến hàng năm và mức độ đột biến là một yếu tố chính tạo ra mức độ nguy hiểm của virus. Một số đột biến cúm xuất hiện rất nhẹ, chỉ cần một sự khác biệt rất nhỏ cũng đủ để bệnh cúm gây khó khăn cho hệ thống miễn dịch khi nhận dạng ra nó. Đây chính là mối quan tâm của những nhà bào chế vắc-xin theo mùa, nếu dự đoán chính xác thì hiệu quả vắc-xin càng cao. Gần đây, cúm trải qua những đột biến nhanh và mạnh khiến nó nổi lên như một loại virus mới hoàn toàn, như đột biến virut gây ra bệnh cúm Tây Ban Nha năm 1918 là một ví dụ.
Làn sóng du lịch tăng nhanh
Du lịch tăng nhanh không khác gì tăng trưởng kinh tế quá nóng, ngoài cái được, mặt trái ít được quan tâm và chính con người phải trả giá. Bởi vậy gọi du lịch tăng trưởng nhanh tạo ra một đại dịch mới cho nhân loại không hề sai. Mọi người có thể đi du lịch trên toàn cầu trong một ngày. Điều này có nghĩa, bệnh tật có thể lây lan nhanh chóng, khiến mọi người có nguy cơ mắc các bệnh hoàn toàn mới hoặc các chủng bệnh mới nổi. Môi chất mang bệnh chính là du khách, họ vô tình đưa vi khuẩn hoặc virus vào khu vực mà dân cư dân địa phương chưa được chẩn bị kỹ năng để xử lý. Ví dụ, dịch Ebola bùng phát năm 2014 là một ví dụ, nó gây ra nhiều ca t.ử v.ong ở Tây Phi, nơi xưa nay chưa hề biết virus Ebola là gì. Các hệ thống y tế chưa được chuẩn bị khiến người dân ở đây không quen với việc điều trị bệnh, người dân không có khả năng miễn dịch hoặc dung nạp tự nhiên trước khi tiếp xúc với virus.
Ngoài ra, khách du lịch thường sống trong môi trường có sẵn các mầm bệnh dễ lây lan như máy bay hay ăn nghỉ trong khách sạn. Ví dụ, vào đầu đợt dịch SARS năm 2003, một bác sĩ người Trung Quốc bị nhiễm bệnh tại một khách sạn ở Hồng Kông trước khi đổ bệnh và t.ử v.ong. Bệnh lây sang những người khác ở cùng khách sạn, sau đó họ lên máy bay và mang mầm bệnh đến các nước khác. Chỉ trong vòng 5 tháng kể từ khi vị bác sĩ Trung Quốc đến khách sạn Hồng Kông, SARS đã lây nhiễm hơn 8.000 người ở hơn 30 quốc gia khác nhau, với 774 trường hợp đã t.ử v.ong.
Khắc Hùng
Theo Listverse-12/2019/suckhoedoisong
Bộ Y tế giám sát đề phòng bệnh nghi SARS từ Trung Quốc lây lan sang Việt Nam
Căn bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng – hiện chưa xác định được nguyên nhân – đang xuất hiện tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc với 27 ca mắc.
Bộ Y tế Việt Nam cho biết đang tích cực giám sát đề phòng bệnh quay trở lại Việt Nam.
Chợ hải sản tại Vũ Hán, nơi có nhiều người mắc viêm phổi nặng thời gian vừa qua – Ảnh: SCMP
Chiều nay 2-1, Bộ Y tế dẫn các nguồn tin từ cơ quan đầu mối y tế quốc tế, cho biết trong tháng 12-2019, Trung Quốc ghi nhận các trường hợp viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân ở các cơ sở y tế tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
Tính đến ngày 31-12-2019, nước này đã ghi nhận 27 trường hợp mắc, trong đó có 7 trường hợp trong tình trạng nặng, các trường hợp khác sức khỏe ổn định, chưa ghi nhận trường hợp t.ử v.ong.
Bộ Y tế Trung Quốc đã tổ chức điều tra và triển khai các biện pháp kiểm soát tình hình dịch bệnh, hiện chưa có bằng chứng rõ ràng của việc lây truyền từ người sang người, cũng chưa ghi nhận trường hợp cán bộ y tế nào bị nhiễm bệnh.
Kêt quả xét nghiệm ban đầu cho thấy đây là các trường hợp viêm phổi cấp do virus, tuy nhiên chưa xác định được nguyên nhân cụ thể, Bộ Y tế Trung Quốc đang tiếp tục làm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh.
Trong những năm gần đây, tại Trung Quốc thỉnh thoảng vẫn ghi nhận một số dịch bệnh nguy hiểm mới xuất hiện như cúm A(H7N9). Với hội chứng viêm phổi cấp không rõ nguyên nhân lần này, có những dấu hiệu cho thấy căn bệnh gặp ở 27 bệnh nhân giống bệnh SARS đã xuất hiện lần đầu cuối 2002 và từ đó đến nay chưa từng quay trở lại.
Bộ Y tế Việt Nam đã chỉ đạo việc giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh ngay tại cửa khẩu và cộng đồng để chủ động ngăn ngừa các dịch bệnh xâm nhập vào nước ta, thông qua việc tiếp tục phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới để cung cấp thêm các thông tin chính thức, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh viêm phổi nói trên tại Trung Quốc để đưa ra các biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp.
Việt Nam là một trong 32 quốc gia bị lây lan dịch SARS (vào khoảng 2003), nhiều nhân viên y tế và bệnh nhân, trong đó có một bác sĩ người Ý làm việc tại Việt Nam đã t.ử v.ong do căn bệnh này.
Theo tuoitre