Lâu nay nhiều người thường hay vệ sinh bằng cách dùng giấy sau khi đi đại tiện, bác sĩ cho rằng cách này dù tiện nhưng không phải là an toàn.
Vệ sinh sai cách khi đi đại tiện làm tăng nguy cơ mắc bệnh
PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, GĐ Trung tâm Phẫu thuật trực tràng – Tầng sinh môn (Bệnh viện Việt Đức) cho biết hiện nay có khoảng 1 nửa dân số mắc trĩ. Dù đây là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tĩnh mạng, nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt.
Nguyên nhân khiến nhiều người trưởng thành mắc trĩ, theo PGS Hùng đó là do lối sống, sinh hoạt không lành mạnh, ăn uống chế độ không hợp lý và đôi khi cả việc vệ sinh sai cách cũng khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
“ Lười vận động, thói quen rặn khi đại tiện, ăn nhiều gia vị đặc biệt là những loại cay nóng… là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ”, PGS Hùng cho hay.
Ngoài những vấn đề trên, bác sĩ Hùng cho biết lâu nay người dân thường có thói quen dùng giấy sau khi đi vệ sinh. Việc làm này nhanh, tiện lợi nhưng vị chuyên gia này cho rằng không an toàn.
PGS Hùng luôn khuyên người dân rửa sạch sẽ sau khi đi đại tiện.
“Tôi vẫn luôn khuyên người dân đại tiện xong thì phải rửa sạch sẽ, bởi dùng giấy dù lau chùi kỹ cũng không bao giờ sạch bằng rửa được. Khi không sạch thì sẽ gây ra viêm nhiễm, đặc biệt ai mắc trĩ thì nguy cơ viêm nhiễm, gây khó chịu càng nhiều. Không chỉ trĩ, nếu vệ sinh không sạch sẽ còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nữa”, PGS Hùng cảnh báo.
Do vậy, để phòng bệnh trĩ ngoài thay đổi thói quen ăn uống như ăn nhiều rau củ quả, thường xuyên tập thể dục, hạn chế ngồi 1 chỗ thời gian lâu… thì vệ sinh sạch sẽ sau khi đi đại tiện cũng là biện pháp phòng bệnh.
Bệnh trĩ không liên quan gì đến ung thư
Một vấn đề mà nhiều người hiện nay đang nhầm lẫn đó là nhầm bệnh trĩ với bệnh ung thư hoặc ngược lại. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị, ảnh hưởng đến cả tâm sinh lý người bệnh.
PGS Nguyễn Xuân Hùng khẳng định trĩ không liên quan gì đến ung thư. Bệnh trĩ có những triệu chứng gần giống ung thư đại trực tràng và các bệnh đường tiêu hóa khác ví dụ như đại tiện m.áu. Tuy nhiên, đại tiện ra m.áu ở trĩ thường là m.áu tươi, thậm chí là thành tia… Còn với bệnh khác có thể là lẫn vào chất thải.
Bệnh trĩ thường hay bị nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác đặc biệt là ung thư. (Ảnh minh họa)
“Một số bệnh ung thư vùng h.ậu m.ôn và polip ở vùng đại trực tràng rất hay gặp. Trong đó, nhiều trường hợp bị chẩn đoán là bệnh trĩ, khiến bệnh nhân dùng thuốc điều trị của thầy thuốc hoặc tự uống thuốc đông y, đắp lá mất 6 tháng đến hàng năm không khỏi. Khi họ tìm đến chúng tôi, bệnh ung thư ở giai đoạn rất muộn. Thời gian sống của họ chỉ còn tính bằng tháng”, vị chuyên gia này cho hay.
Do đó, chuyên gia lưu ý những đối tượng bị rối loạn tiêu hóa, đại tiện nhầy, sút cân, hơn 50 t.uổi, phải làm các xét nghiệm lâm sàng bổ sung, soi đại tràng, chụp MRI để chắc chắc không mắc ung thư, mới chữa bệnh trĩ.
Với trĩ, người bệnh thường có các dấu hiệu như đại tiện ra m.áu tươi, có thể m.áu nhỏ giọt hoặc thành tia. Bệnh này đơn giản nhưng ở vị trí kín đáo, nên nhiều người ngại đi khám, nhất là phụ nữ. Bệnh tiến triển theo từng đợt, có thể một đợt cấp, sau đó tự diễn biến khỏi. Đặc biệt, đây là bệnh rất hay gặp nên nhiều người chủ quan, thường tự chẩn đoán và tự chữa bệnh, rất nguy hiểm.
Lê Phương
Theo khampha
Đậu đen – Vị thuốc trừ phong, thanh nhiệt
Ngoài là ngũ cốc thông dụng trong đời sống hàng ngày, đậu đen được dùng làm thuốc trị nhiều bệnh từ lâu đời
Đậu đen là một trong những loại ngũ cốc rất thông dụng trong đời sống hằng ngày, được chế biến thành nhiều món ăn. Không những thế, đậu đen còn được dùng làm thuốc trị nhiều bệnh từ lâu đời.
Theo Đông y, đậu đen có vị ngọt, tính mát hơi hàn. Tác dụng trừ phong, trừ thấp, thanh nhiệt, bổ thận, chỉ huyết, giải độc, chống viêm nhiễm, đen râu tóc… Đậu đen có 2 loại: loại trắng lòng và loại xanh lòng, trong đó loại xanh lòng dùng làm thuốc thì rất tốt.
Bị phong do thời khí: đậu đen sao cho bốc khói 30g, xương bồ 16g, huyền sâm 16g, mạch môn 12g, cát cánh 12g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Đau răng do nhiệt miệng: đậu đen (sao) 40g, hoàng cầm 10g, chi tử 12g, tía tô 16g, ngân hoa 10g, đinh lăng 16g, chỉ xác 8g. Đổ nước 600ml, sắc lọc bỏ bã lấy 20ml. Chia 3 – 4 lần uống trong ngày.
Đại tiện ra m.áu: đậu đen 200g, nấu chín kỹ ăn trong ngày hoặc đậu đen (sao) 30g, cỏ mực 20g, trắc bách diệp 16g, thục địa 16g, hoa hòe (sao) 12g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Đau mắt đỏ do phong nhiệt: đậu đen (sao thơm) 20g, lá dấp cá 20g, xương bồ 16g, cúc hoa 10g, tang diệp 20g, xa t.iền thảo 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Da khô, tóc bạc sớm: đậu đen (sao thơm) 30g, hà thủ ô 16g, cỏ mực 20g, thiên môn 20g, thục 20g, đương quy 16g, đỗ trọng 10g, táo nhân (sao đen) 16g, táo tàu 6 quả, tang diệp 16g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Đau đầu, ù tai, chóng mặt, giảm trí nhớ: đậu đen sao chín cho vào túi vải. Dùng gối đầu. Công dụng: dưỡng thận, an thần, điều hòa dương khí.
Lương y Thanh Ngọc
Theo SK&ĐS