Oscar Saxelby-Lee mắc ung thư bạch cầu giai đoạn cuối, là người thứ hai trên thế giới thử nghiệm liệu pháp tế bào Receptor-T.
Oscar Saxelby-Lee 5 t.uổi, sinh ra và lớn lên tại Anh. Trong khi bạn bè có thể đi học và vui chơi, em dành phần lớn thời gian để ra vào bệnh viện. Một năm trước, Oscar được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính – một loại ung thư xâm lấn đã từ chối tất cả các hình thức điều trị.
Từ một cậu bé 4 t.uổi hoạt động bình thường, em phải vật lộn để di chuyển. Bệnh bạch cầu của Oscar lan nhanh, bắt đầu từ tủy xương và xâm lấn vào m.áu.
Oscar Saxelby-Lee mắc bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính. Ảnh: Gia đình cung cấp
Em phải nằm trên ghế sofa mỗi ngày, không thể đi lại và “trông rất vô hồn”, theo Olivia, mẹ của Oscar.
Oscar trải qua 10 tháng nằm viện, 4 đợt hóa trị và một lần ghép tủy. Tuy nhiên, tất cả thất bại, các tế bào ung thư vẫn tồn tại trong m.áu. Thời gian sống tiên lượng của cậu bé còn khoảng vài tháng.
Hy vọng duy nhất là liệu pháp tế bào Receptor-T của Chimeric, còn gọi là CAR-T giúp tái tạo gene của các tế bào miễn dịch trong cơ thể, thúc đẩy chúng chủ động tìm kiếm và t.iêu d.iệt tế bào ung thư.
Ngày 19/11/2019, Oscar cùng gia đình từ Anh sang Singapore để bắt đầu quá trình điều trị. Khi ấy, lượng tế bào ung thư trong cơ thể em là 1%, tăng nhanh hơn bao giờ hết.
Phó giáo sư Allen Yeoh, Trưởng khoa Ung thư Nhi, Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore (NUH) cho biết Oscar là người thứ hai trên thế giới được thử nghiệm liệu pháp này.
Oscar cùng bố mẹ tại bệnh viện. Ảnh: Gia đình cung cấp
Đây được coi là hình thức điều trị mang tính nhân đạo. Trên thực tế, CAR-T chưa ở giai đoạn thử nghiệm y tế. Tuy nhiên gia đình và bác sĩ tin rằng liệu pháp có khả năng cứu sống Oscar.
Tại Anh, viện phí của em được chi trả hoàn toàn bởi bảo hiểm của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS). Thử nghiệm CAR-T tại Singapore tiêu tốn tới 500.000 bảng Anh (khoảng 15 tỷ đồng). Để trang trải chi phí đó, gia đình em đã lập một trang thông tin cá nhân, cập nhật tình trạng sức khỏe của Oscar để kêu gọi tài trợ.
Cậu bé bắt đầu điều trị tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore (NUH) vào ngày 18/12/2019. Ngày 2/1, Oscar đã có thể đi bộ quanh phòng bệnh trong 10 phút. Thời gian điều trị vô cùng mệt mỏi, cậu bé vẫn luôn tỏ ra mạnh mẽ và nở nụ cười trên môi.
Olivia cho hay gia đình cảm thấy rất biết ơn khi được tiếp tục chữa bệnh cho Oscar. Cô hy vọng trong năm 2020, con trai sẽ không còn bị ảnh hưởng bởi ung thư.
“Tôi muốn khuyến khích những gia đình khác không từ bỏ. Nếu nơi các bạn sinh sống chưa có phương pháp điều trị, hãy ra nước ngoài để tìm kiếm nó. Có thể nó không hiệu quả, nhưng hãy thử. Oscar sẽ không ở đây nếu gia đình chúng tôi không nỗ lực tìm kiếm đến cùng”, người mẹ nói.
Thục Linh
Theo Channel News Asia/VNE
Căn bệnh c.hết người mà nhiều người nhầm tưởng là tay chân miệng
Bênh suy tuy xương ban đầu có những triệu chứng rất giống như bệnh chân tay miệng nên nếu không chú ý bạn có thể bỏ lỡ cơ hội điều trị
Dễ nhầm lẫn với bệnh chân tay miệng
Vừa qua, bệnh viện tại thị trấn Trịnh Châu (Hà Nam, Trung Quốc) đã tiếp nhận trường hợp một cậu bé 3 t.uổi tên là Li Xiaole cấp cứu trong tình trạng cơ thể tím tái, miệng sùi bọt mép.
Anh Li Xueyu, cha của bệnh nhi cho biết họ nghi ngờ con mắc tay chân miệng. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra tại Bệnh viện Nhi đồng tỉnh Hà Nam khiến cặp vợ chồng không khỏi bàng hoàng.
Chi phí điều trị bệnh suy tủy xương là gánh nặng với gia đình của bé Li Xiaole. Ảnh: Sohu
Cậu bé mắc thiếu m.áu bất sản hay còn gọi là suy tủy xương giai đoạn cuối. Các bác sĩ chỉ định cấy ghép tủy gấp nếu không cậu bé sẽ không qua khỏi. Chi phí cho ca phẫu thuật lên tới hơn 500.000 NDT, một số t.iền ngoài khả năng tài chính của anh chị Li.
“Nghe tiếng con kêu khóc, đứng ngoài cửa mà lòng tôi đau như cắt. Bậc làm cha mẹ như tôi không thể làm gì cho con lúc này. Không biết mất bao lâu, trong tâm trí tôi mới thôi nghe thấy tiếng gào khóc của con vang vọng từ hành lang bệnh viện” – Chị Li Yule, mẹ bé Xiaole nói trong đau đớn.
Nguyên nhân mắc bệnh suy tủy xương
Theo BS. Phạm Văn Hiệu – Khoa Huyết học lâm sàng – Bệnh viện TƯQĐ 108, suy tủy xương là một hội chứng lâm sàng với đặc điểm giảm hồng cầu, bạch cầu hạt và tiểu cầu trong m.áu, đồng thời tủy xương bị thay thế bằng mô mỡ do sự giảm sinh tế bào m.áu của tủy xương.
Suy tủy chiếm tỷ lệ thứ ba trong các bệnh lý về huyết học. Ảnh minh họa.
Bệnh này có ở khắp nơi trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh thay đổi tùy vùng. Ở nước ta, bệnh suy tủy chiếm tỷ lệ thứ ba trong các bệnh lý huyết học, sau bạch cầu cấp và xuất huyết giảm tiểu cầu.
Nguyên nhân mắc bệnh thường gặp do nhiễm hóa chất, tia xạ, do thuốc, thai nghén. Tuy nhiên, chiếm khoảng trên 90% các trường hợp bệnh nhân suy tủy xương còn chưa rõ nguyên nhân mắc bệnh.
Dấu hiệu mắc bệnh suy tủy xương
Các triệu chứng khởi đầu của suy tủy có thể diễn tiến từ từ, biểu hiện tùy theo độ nặng của bệnh. Ban đầu người bệnh có biểu hiện như thiếu m.áu, người xanh xao, mệt mỏi, khó thở…
Sau đó có dấu hiệu xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc răng miệng, rong kinh do giảm tiểu cầu. Kèm theo đó là phát sốt, ớn lạnh, viêm họng, n.hiễm t.rùng tái diễn do giảm bạch cầu hạt. Giai đoạn tiếp theo, gan, lách, hạch không to.
Nếu nguyên nhân mắc bệnh do di truyền thì thường kèm theo một số bất thường bên ngoài như lùn, bất thường sắc tố da, khuyết tật xương, bất thường da, móng và các cơ quan…
Theo BS. Hiệu, suy tủy xương thể nặng có tỷ lệ t.ử v.ong 25% trong vòng 4 tháng đầu và 50% trong vòng 1 năm nếu bệnh nhân không được truyền m.áu và ghép tủy. Ghép tế bào gốc có tỷ lệ đáp ứng chung khoảng 70%.
Do vậy, mọi người cần chú ý theo dõi cơ thể mình và người thân. Nếu có những biểu hiện bất thường cần ngay lập tức đi khám để phát hiện và điều trị bệnh cho sớm.
Minh Khôi
Theo ĐSPL