6 thói quen làm hại da nhạy cảm

Những người có làn da nhạy cảm thường không chọn đúng loại mỹ phẩm phù hợp, khiến mặt luôn bị nóng rát và khó chịu.

Bác sĩ Trần Nguyên Ánh Tú, khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu (TP.HCM), cho biết những người có làn da nhạy cảm thường cảm thấy khó chịu. Nguyên nhân là da của họ rất dễ bị kích thích, thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy, châm chích, nóng rát.

Theo bác sĩ Tú, nếu bạn tránh được những sai lầm dưới đây, việc sở hữu làn da nhạy cảm sẽ không là vấn đề nghiêm trọng.

Sử dụng quá nhiều sản phẩm cùng lúc

“Chúng ta luôn muốn có làn da khỏe mạnh, trẻ trung và mịn màng. Tuy nhiên, khi sử dụng nhiều sản phẩm như kem chống nắng, kem nền, trị mụn, chống lão hóa cùng lúc lên da, chúng có thể gây hại, đặc biệt với những người có làn da nhạy cảm”, bác sĩ Tú nói.

Khi sử dụng quá nhiều sản phẩm, làn da bị sần đỏ và ngứa rát nhiều hơn. Các bước chăm sóc da càng đơn giản càng tốt. Bạn chỉ nên bôi tối đa 2 sản phẩm cùng lúc lên da. Với tất cả sản phẩm, bạn nên chọn loại không chứa xà phòng và hương liệu.

6 thoi quen lam hai da nhay cam 2c0 5270059

Dùng nhiều mỹ phẩm cùng lúc khiến da chịu sức ép lớn. Ảnh: MSN.

Chọn sai sản phẩm

Bác sĩ Tú cho biết những người có da nhạy cảm không nên chọn sản phẩm chứa cồn, hương thơm, retinoid hoặc axit alpha-hydroxy (AHA). Chúng có thể làm nặng thêm tình trạng kích ứng da, đặc biệt khi sử dụng cùng lúc. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh chọn sản phẩm không phù hợp với loại da. Ví dụ, bạn không nên dùng tinh chất tan trong dầu cho da nhờn và có mụn trứng cá.

Tắm nước quá nóng

Tắm nước quá nóng và trong thời gian dài sẽ làm da mất nước và trở nên khô hơn. Đối với làn da nhạy cảm, chúng sẽ càng khô và dễ bị kích ứng. Vì vậy, bạn chỉ nên tắm nước ấm không quá 10 phút. Sau khi tắm, bạn hãy lau khô bằng cách dùng khăn chạm nhẹ lên da để thấm nước. Sau đó, bạn nên thoa lớp kem dưỡng ẩm không có hương liệu.

6 thoi quen lam hai da nhay cam 1e3 5270059

Tắm nước nóng quá lâu khiến da dễ bị khô. Ảnh: ESC.

Sử dụng sản phẩm giặt tẩy

Bác sĩ Tú cảnh báo chất tạo màu và hương liệu trong các sản phẩm giặt tẩy có thể làm nặng thêm tình trạng da nhạy cảm. Bạn cần chọn các loại sản phẩm không có chất tạo màu, hương liệu, ít gây dị ứng.

Nhãn của các sản phẩm này thường có dòng chữ “hypoallergenic”, “scent-free”, “fragrance-free” hoặc “dye-free”. Nguyên tắc này cũng áp dụng khi chọn sản phẩm xả vải và dung dịch tẩy vết bẩn.

Mặc quần áo mới chưa giặt

Đây là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ giặt quần áo mới trước khi mặc chúng. Với khăn, chăn và ga giường, bạn cũng cần làm tương tự.

Nguyên nhân là các mặt hàng này được làm từ vải cotton và polyester. Chúng thường chứa nhựa formaldehyde để giảm nếp gấp và nấm mốc. Chất này có thể gây hại cho da, tạo ra hiện tượng phát ban, sần đỏ, ngứa ngáy, châm chích… Ngoài ra, lượng thuốc nhuộm còn sót lại cũng có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm.

Không rửa mặt trước khi ngủ

Điều này tương tự việc bạn đ.ánh răng 2 lần/ngày. Việc rửa mặt sạch 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối đều cần thiết. Đi ngủ khi chưa tẩy trang có thể gây kích ứng làm da bỏng rát, ngứa ngáy, nổi mụn trứng cá. Những người có làn da nhạy cảm nên chọn sản phẩm tẩy trang và sữa rửa mặt dịu nhẹ, không có hương liệu.

Phòng dịch Covid-19: Rửa tay diệt khuẩn, làm sao để không bị khô da tay?

Để phòng dịch Covid-19, việc thường xuyên sử dụng dung dịch chứa cồn, sát khuẩn có thể khiến da tay bị khô, nứt nẻ, c.hảy m.áu. Vậy làm sao để vừa đảm bảo bàn tay sạch phòng bệnh mà không gặp các vấn đề về da?

phong dich covid 19 rua tay diet khuan lam sao de khong bi kho da tay 7bc 4806302

Nhiều người bị khô da tay, nứt nẻ sau thời gian thường xuyên rửa tay diệt khuẩn nhiều lần, đặc biệt là những người da khô, có sẵn bệnh viêm da cơ địa hay chàm bàn tay – Ảnh: Nguyên Mi

Ghi nhận tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM, thời gian gần đây bệnh viện này tiếp nhận nhiều trường hợp da tay bị khô, nứt nẻ, c.hảy m.áu do sử dụng nhiều dung dịch cồn sát khuẩn tay, đặc biệt là với những người da nhạy cảm, dị ứng.

Hậu quả tai hại khi mua nhầm nước rửa tay giả, kém chất lượng

Trong bối cảnh dịch Covid-19, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần rửa tay thường xuyên, nhiều lần trong ngày với xà phòng và nước hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh. Bác sĩ hướng dẫn mọi người cách chăm sóc da tay để vừa có thể sát khuẩn phòng bệnh, vừa không gặp các vấn đề về da.

Theo thạc sĩ – bác sĩ Trần Nguyên Ánh Tú, Phó trưởng Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP.HCM: Việc bàn tay tiếp xúc thường xuyên với nước, xà phòng và cồn hay các chất tẩy rửa khác có thể làm khô da, gây ngứa, nứt nẻ, c.hảy m.áu. Thậm chí, một số trường hợp nặng có thể bị n.hiễm t.rùng bàn tay. Đặc biệt, tình trạng này sẽ nặng nề hơn ở những người tuýp da khô, có sẵn bệnh viêm da cơ địa hay chàm bàn tay.

Vậy để đảm bảo bàn tay sạch mà không bị khô ráp, nứt nẻ, mọi người cần chú ý chăm sóc da tay như sau:

1. Nên rửa tay như thế nào?

Nếu tay bị bẩn, hãy rửa tay bằng xà phòng không chứa hương thơm và sau đó rửa kỹ bằng nước ấm.

Không nên rửa tay với nước nóng.

Sau khi rửa, lau khô tay cẩn thận bằng khăn sạch hoặc khăn giấy, đặc biệt là giữa các ngón tay, sau đó bôi kem dưỡng ẩm.

2. Bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên

Để duy trì độ ẩm cho da tay, cần bôi kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày. Nên thoa bất cứ khi nào tay cảm thấy khô và sau mỗi lần rửa tay.

Thời điểm tốt để bôi kem dưỡng ẩm là sau khi tắm, khi xem tivi và ngay trước khi đi ngủ.

Lấy lượng dưỡng ẩm kích thước cỡ hạt đậu, xoa đều khắp 2 bàn tay, chú ý các đầu ngón tay vì là nơi dễ khô và nứt nhất.

Lưu ý nên chọn loại dưỡng ẩm dạng kem hoặc mỡ chứa dầu khoáng (oil mineral) hay petrolatum, không có hương liệu và chất tạo màu để hạn chế kích ứng. Nếu bạn không biết phải chọn loại dưỡng ẩm nào, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu.

3. Sử dụng găng tay khi làm việc trong môi trường ẩm ướt

Cần sử dụng găng tay khi làm việc trong môi trường ẩm ướt và khi tiếp xúc với hóa chất hoặc vật liệu có khả năng gây truyền nhiễm.

Đeo găng tay trong thời gian càng ngắn càng tốt, lý tưởng là không quá 20 phút vì mồ hôi có thể làm viêm da nặng hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *